Bệnh nhiễm giun, sán là bệnh có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào nếu vệ sinh không tốt, ăn uống không hợp vệ sinh. Trẻ em chính là đối tượng dễ bị nhiễm giun, sán nhiều nhất. Bài viết dưới đây xin giới thiệu chế độ ăn uống sinh hoạt phòng và chữa bệnh giun sán.
Do giun sán thường được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa: do đồ ăn không sạch, đồ ăn chưa được nấu chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, hoặc do tay bẩn, nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, do tiếp xúc trực tiếp với môi trường gây bệnh như: chó, mèo, ... Do đó việc giữ gìn vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh giun sán.
-Trước tiên cần cách ly nguồn nhiễm bệnh. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Quản lý phân và chất thải đúng quy định. Nhà vệ sinh cần được khử trùng thường xuyên.
-Nếu gia đình có chăn nuôi cần xây dựng cách xa khu vực sinh hoạt, để tránh lây nhiễm nguồn bệnh từ vật nuôi, phân vật nuôi.
-Giữ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-Nên mang giầy dép thường xuyên, không đi chân đất, để trẻ bò lê la dưới đất.
-Thường xuyên cắt ngắn móng tay vì móng tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn và khó vệ sinh, dễ lây lan trứng giun, sán khi chạm vào thực phẩm, đồ uống, hoặc khi đưa tay lên miệng.
-Người lớn sau khi tiếp xúc với các loại vật nuôi cần vệ sinh sạch sẽ tay chân bằng xà phòng, Trẻ con không nên cho tiếp xúc với các con vật nuôi: chó, mèo.
-Nên tắm rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày bằng nước sạch.
-Thực hiện ăn chín, uống sôi.
-Ngoài ra nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.
Bên cạnh đó cần thường xuyên quan tâm, chăm sóc sức khỏe bản thân, đi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Theo thaythuoccuaban.com tổng hợp
Xem tiếp