Nhiệt miệng, lở miệng là bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Có nhiều người thường xuyên bị nhiệt miệng, vết loét kéo dài lâu khỏi ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra như: do virut, do suy giảm miễn dịch ở vùng niêm mạc miệng và lưỡi, hoặc vết trầy do đánh răng, stress, tình trạng dị ứng của cơ thể (như viêm mũi dị ứng), phụ nữ trong những ngày trước khi có hành kinh, gia đình có tiền sử có nhiều người bị nhiệt miệng...
Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn để điều trị dứt điểm bệnh nhiệt miệng ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng góp một phần quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý đối với bệnh nhiệt miệng.
-Người bệnh cần phải vệ sinh, chăm sóc miệng sạch sẽ. Thường xuyên xúc miệng bằng nước muối nhạt (tốt nhất nên súc miệng bằng nước trà xanh có pha muối) giúp vết loét mau liền.
-Trong thời gian bị nhiệt miệng nên ăn các thực phẩm mềm như cháo, súp (tuy nhiên cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể).
-Nên ăn nhiều rau xanh như rau cải, các loại hoa quả tươi như cam, nho,... chứa nhiều vitamin C tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngoài ra còn giúp vết nhiệt miệng chóng lành.
-Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và nhanh liền vết thương trong trường hợp bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.
-Uống các loại nước mát như: nước rau má, nước diếp cá, nước râu ngô,...
-Nên ăn các loại thịt như: thịt gia cầm, cá nước ngọt,...
-Uống nước đá lạnh
-Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như: ớt, hạt tiêu, gừng.
-Ăn thịt chó
-Uống bia rượu, đồ uống có ga, có cồn
-Hút thuốc lá
-Đồ rán cháy, thực phẩm nhiều dầu mỡ
Phòng bệnh nhiệt miệng: Cách tốt nhất để phòng bệnh nhiệt miệng là phải thường xuyên chắm sóc, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Uống đủ nước. Hạn chế bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích.
Theo thaythuoccuaban.com tổng hợp.
Xem tiếp >>