Vì người bị viêm gan cấp tính thường có các biểu hiện mệt mỏi, đau nhức cơ khớp, có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ậm ạch, đầy hơi, khó chịu, chậm tiêu, buồn nôn và nôn... Các triệu chứng này kéo dài vài ngày đến vài tuần. Giai đoạn này bệnh nhân nên ăn nhẹ, uống nhẹ, nên ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu. Cần lưu ý, các biểu hiện trên thường dễ chịu hơn vào buổi sáng, vì vậy bệnh nhân nên ăn nhiều hơn. Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ. Cần ăn nhiều các loại protein được nấu nhừ, bên cạnh đó cũng cần ăn các chất có xơ như cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ, các loại rau xanh...
Trong giai đoạn này bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể. Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia trong giai đoạn này dưới mọi hình thức vì chúng là các chất rất có hại cho tế bào gan.
Trong trường hợp viêm gan cấp tính mức độ nặng, bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện để có được chế độ điều trị và chăm sóc hợp lý.
Thực phẩm sử dụng cần hết sức đa dạng trong các nhóm như rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá hay trứng. Thức ăn cần cung cấp đủ năng lượng, cho bệnh nhân, phù hợp với trọng lượng chiều cao và hoạt động của cơ thể. Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để tấn công bệnh tật, tái tạo gan và không thất thoát các chất cơ. Các thức ăn cần có nhiều vitamin A (như gan gà, gan lợn...) và vitamin C (cam, quýt, rau sống...)
Rau củ và trái cây: Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ...).
Sữa: Mỗi ngày bệnh nhân nên dùng khoảng 500ml sữa để có đủ vitamin D, có thể sử dụng chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai.
Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè.
Tuyệt đối bỏ rượu để bảo vệ tế bào gan và giúp gan chóng bình phục, giảm thiếu tối đa các chất quá béo, quá ngọt.
Hiện nay người ta khuyến cáo với những người bị viêm gan mạn tính cần siêu âm, kiểm tra chức năng gan định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị các biến chứng.
Một vài trường hợp đặc biệt
Với người bị xơ gan: Bệnh nhân cần phải ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít giúp cho gan sử dụng tốt hơn nitrogen và làm giảm sự ôxy hóa các chất béo, ngăn ngừa sự thiếu hụt glycogen dự trữ. Đáng chú ý, trong trường hợp xơ gan có cổ trướng thì khẩu phần ăn của bệnh nhân cần giảm lượng muối và nên dùng các chất có tác dụng lợi tiểu.
Với người thừa cân và gan nhiễm mỡ: Một số bệnh nhân thừa cân và bị gan nhiễm mỡ cần phải giảm ăn để giảm bớt sự thoái hóa mỡ gan. Đặc biệt chứng thoái hóa mỡ gan hay xảy ra ở bệnh nhân viêm gan virut nói chung và viêm gan siêu vi C nói riêng. Nhiễm mỡ gan đi đôi với béo phì dễ dẫn đến xơ hóa và một số bệnh lý khác. Bệnh nhân cần giảm cân từ từ bằng cách áp dụng chế độ ăn hợp lý và hoạt động cơ thể. Không nên giảm cân nhanh vì nó sẽ làm tổn thương gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và gia tăng sự xơ hóa.
Và cuối cùng, một điều hết sức quan trọng là không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trong điều trị nhất là các thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan như thuốc hạ sốt giảm đau, vitamin A liều cao..., việc dùng thuốc nam cũng cần được cân nhắc vì hầu hết thuốc nam có thể biết được tác dụng chính nhưng tác dụng không mong muốn thì chúng ta chưa biết hết nên nhiều khi mang đến sự phiền toái cho người bị viêm gan.
Tóm lại, gan như một nhà máy sinh học, mọi loại thức ăn, nước uống dưới hình thức nào cũng phải qua gan. Khi gan bị tổn thương thì mọi hoạt động trở nên rối loạn. Chính vì vậy, khi gan bị bệnh cần ăn uống những gì có lợi cho gan là điều quan trọng nhất.
****************************************
Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan
I. Đại cương
Gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể. Nó vừa là một tuyến nội tiết - tham gia nhiều chức phận quan trọng như điều hòa đường máu và chống độc vừa là một tuyến ngoại tiết - tiết ra mật, đồng thời dự trữ vitamin A, D, K.
Viêm gan là tình trạng tổn thương tế bào gan.
Viêm gan thường có rối loạn tiêu hóa, sốt, nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn, ỉa phân lỏng có kèm theo vàng da đi tiểu sẫm màu hoặc không. Nguyên nhân hay gặp nhất là do virus, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do rượu, do một số thuốc hoặc hóa chất. Sự tiến triển của viêm gan rất thay đổi, có khi khỏi hẳn rất nhanh nhưng cũng có khi tiến triển dẫn tới xơ gan hoặc trở thành mạn tính (viêm gan kéo dài từ trên 6 tháng đến nhiều năm được coi là viêm gan mạn tính).
Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp Nương nhẹ chức năng gan, Tạo điều kiện để tái tạo tổ chức gan, Ngăn ngừa sự hủy hoại thêm của tế bào gan
Khi bị viêm gan cấp thì hàng loạt rối loạn về chuyển hóa sẽ xảy ra do tế bào gan bị hoại tử. Trong giai đoạn điều trị viêm gan cấp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đóng một vai trò rất quan trọng.
- Sau những ngày đầu, có khi phải nuôi bằng tĩnh mạch rồi nuôi bằng ống.
- Một khi bắt đầu ăn được, người ta hay cho ăn theo chế độ ăn lỏng, rồi ăn đặc dần, cho đến khi trở lại bình thường.
- Các loại thức ăn dành cho người bệnh trong giai đoạn này là những loại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Đối với chất đạm, nên chọn loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, cá nạc, sữa không béo, đậu hũ…với số lượng khoảng 50 - 70g mỗi ngày.
- Nếu bị sút cân nhiều và có cả những triệu chứng suy dinh dưỡng khác (như phù chân, lở mép, sưng nướu...) cần tăng số calo có khi tới 3.000 và lượng protein dưới dạng thức ăn động vật lên tới 100g hoặc hơn nữa. Cho ăn bột đường để tăng lượng calo.
- Nếu có vàng da tắc mật thì không nên cho ăn dầu mỡ vì bệnh nhân không hấp thu được và sẽ ra phân (phân mỡ). Lúc này chế độ ăn của bệnh nhân cần giảm cung cấp chất béo, chỉ sử dụng khoảng 15g mỗi ngày, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng...
- Nếu có biểu hiện suy gan thì càng phải giảm lượng đạm xuống dưới 40g mỗi ngày, kiêng đạm động vật, bắt buộc phải lựa chọn các chất đạm thực vật. Vì đạm động vật có nhiều acid amin mà gan chuyển hoá thành ammoniac và urê không còn được gan đào thải mà sẽ tích tụ trong máu dễ dẫn đến hôn mê gan. Đạm động vật cũng chứa nhiều hemoglobin là những chất có cấu trúc vòng, bắt gan phải làm việc nhiều.
- Bệnh nhân nên ăn nhẹ và nhiều hơn về buổi sáng vì một số nghiên cứu cho thấy buổi sáng cơ thể và khả năng hấp thu của gan tốt hơn so với chiều, do tình trạng nhiễm độc vì vậy buổi chiều nên ăn ít hơn để tránh bị đầy bụng.
- Bệnh nhân viêm gan cấp cần phải ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất khoáng và các vitamin cần thiết giúp cho gan hoạt động tốt hơn
- Bên cạnh đó trong giai đoạn viêm cấp cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh các căng thẳng tâm lý
- Ở những bệnh nhân viêm gan mạn tính, về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì vậy những người bị viêm gan mạn tính được khuyên nên tiếp tục ăn uống một cách bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết. Đồng thời để tạo ra sự ngon miệng nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau
- Năng lượng: 1600-1700Kcal/ngày (30-35Kcal/kg/ngày).
- Đảm bảo đủ đạm (protein): 20% tổng năng lượng, khoảng 75-80g/ngày.
+ Gan có chức năngtăng lượng prrotid của huyết tương và là nơi tập trung protid trước khi nó được phân bổ đi khắp cơ thể. Khi gan bị bệnh mạn tính, nhất là xơ gan, hiện tượng giảm protid máu thường xảy ra. Do vậy, việc giảm protid ở chế độ ăn sẽ gây bất lợi.
+ Protid được cung cấp nhiều sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm cho tế bào gan tăng trưởng và phục hồi.
+ Trong đó 50% lượng protein trong ngày do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như: đậu xanh, đậu nành, đậu phụ... có nghĩa một ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và cốc sữa là đủ.
+ Nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao, ít béo như: Thịt lợn nạc, gà nạc, cá nạc, mực, thịt bò, trứng, sữa bột tách bơ, rau xanh, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu.
+ Thịt cung cấp các chất như protid, lipid và các chất khoáng như sắt, kẽm, magie… nên dùng thịt tươi, không nên dùng thịt hộp, thịt nguội. Mỗi ngày có thể cung cấp 75g thịt cá.
+ Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa. Trong sữa bò tươi hoặc sữa bột pha tương ứng có khoảng 3,7% chất đạm và 3,5% chất béo. Chất béo trong sữa bò thuộc loại khó tiêu hóa nên người ta thường khuyên người yếu gan không nên uống nhiều sữa chứ không phải là kiêng sữa (mỗi ngày nên uống 1 cốc). Methionin (acid amin có nhiều trong đạm của sữa) giúp tổng hợp cholin, một chất chống lại sự xâm nhập mỡ vào tế bào gan bằng cách chuyển lipid từ gan đến tổ chức mỡ dưới da. Do đó, chế độ ăn có nhiều sữa giúp bảo vệ gan rất tốt.
+ Đối với trứng: lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này là phosphatidylcholin (lecithin) tốt cho gan. Trứng có chứa lượng sinh tố nhóm B, nếu 1 ngày ăn 1 lòng đỏ trứng gà đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Như vậy trừ những người bị dị ứng với trứng, người bệnh viêm gan có thể cách ngày ăn một quả trứng luộc.
- Gluco chiếm 70% tổng năng lượng, khoảng 300-320g/ngày.
+ Chức chuyển hóa và dự trữ glucogen trong gan rất quan trọng vì nó làm cho gan phát huy được vai trò giải độc. Khi gan bị tổn thương, dự trữ glucogen giảm nên bệnh nhân phải tăng glucid trong chế độ ăn để tăng dự trữ glucogen, giảm sự xâm nhập mỡ vào gan.
+ Tăng cường chất bột, đường dễ hấp thu như Gạo, đường glucoza, mật ong, các loại quả ngọt
+ Tránh các loại bánh kẹo ngọt nhiều bơ sữa béo, mứt, nước ngọt đóng hộp.
- Giảm chất béo: 10% năng lượng, khoảng 15g/ngày.
+ Người bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, bơ mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol như trứng, nội tạng động vật
+ Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè
+ Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm bệnh nhân dễ mắc béo phì rùi dẫn đến các bệnh tim, mạch, huyết áp, tiểu đường, nhiễm mỡ gan làm cho gan đã bị viêm có nguy cơ trở thành xơ gan.
+ Tuy nhiên chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè, các loại cá chứa nhiều acid béo, omega 3 rất cần cho người bị bệnh viêm gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C vì làm chậm quá trình ung thư hóa gan. Điều cốt yếu là không dùng dư thừa.
+ Chế biến thực phẩm theo lối kho, nấu, luộc, hấp
- Giảm muối, mỳ chính 4g/ngày.
- Tăng cường các loại rau xanh và quả chín như rau ngót, rau muống, rau cải, rau giền, cà rốt, cà chua, bí đỏ, giá đỗ, các loại quả như cam, quýt, xoài, đu đủ chín…. để cung cấp vitamin và muối khoáng.
- Trường hợp viêm xơ gan do rượu: Các chất sinh tố (nhóm B), axit folic cũng được khuyến khích sử dụng
+Thực phẩm hàm chứa phong phú vitamin B1 như: mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả….
+Thực phẩm hàm chứa vitamin B2 có hạt kê,đậu nành, trứng, sữa.
+Hàm chứa vitamin B6 có gan động vật, cật, thịt nạc ...
- Khi viêm gan mạn tính có vàng da, khả năng bài tiết mật có thể giảm vì thế sự hấp thu các chất béo trở nên khó khăn hơn, các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như Vitamin A, D, E sẽ không hấp thụ đủ vì vậy nên bổ sung thêm các loại sinh tố trên mỗi ngày.
+ Các thức ăn cần có nhiều vitamin A : sữa bò, lòng đỏ trứng, gan động vật, cà rốt, hẹ, rau muống, rau chân vịt, tỏi tây, bắp cải...
+ vitamin C (cam, quýt, rau sống…)
+ Mỗi ngày, bệnh nhân nên dùng khoảng 500ml sữa để có đủ vitamin D, có thể sử dụng chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai.
- Nước: 1,5-2lít/ngày. Nên uống nước nhân trần, actiso, nước quả và đường glucoya.
- Uống thêm một số thuốc bổ bổ sung khoáng chất nhưng không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt vì gan là cơ quan có chứa rất nhiều chất sắt. Gan của người bệnh viêm gan có khuynh hướng giữ chất sắt nhiều hơn mức bình thường vì vậy đưa vào cơ thể thêm nhiều chất sắt dễ làm tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan khác như tim, tụy.
- Bỏ hẳn rượu bia, cafe, thuốc lá. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những người nghiện rượu bia lâu ngày dễ dẫn tới viêm gan, xơ gan, đặc biệt dễ nhiễm siêu vi C và làm các bệnh gan trở nên trầm trọng hơn, do vậy tuổi thọ sẽ giảm so với những người bị viêm gan mà không uống rượu.
- Thêm nữa, phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.
- Cần ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá no một lúc, không nên ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán; vì sẽ làm cho đầy bụng vì khó tiêu, nên ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu nành, đậu hũ...
- Nên đi ngủ lúc 21h30, không quá 23h mới ngủ.
- Hạn chế dùng thuốc một cách tối đa vì có nhiều loại thuốc
gây độc cho gan (paracetamol), nếu buộc phải dùng thuốc
nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc
bừa bãi.
IV. Chế độ ăn cho bệnh nhân Xơ gan
- Xơ gan là giai đoạn cuối của Viêm gan. Bệnh nhân xơ gan có thể ở giai đoạn xơ gan còn bù hay xơ gan mất bù.
- Đối với bệnh nhân xơ gan còn bù: chế độ ăn không có gì khác biệt với viêm gan mạn.
- Đối với bệnh nhân xơ gan mất bù (phù, cổ trướng): chế độ ăn vô cùng quan trọng.
+ Ăn lỏng, mềm, không nên ăn nhiều chất xơ có thể gây vỡ tĩnh mạch thực quản
+ Ăn thức ăn nhiều chất đạm, nhất là đạm dễ tiêu: Cá, tôm,...
+ Thức ăn có nhiều vitamin nhóm B, K.
+ Ăn nhạt để tránh ứ nước trong cơ thể.
+ uống đủ nước mỗi ngày, không uống quá nhiều.
+ Theo dõi lượng nước tiểu: Chú ý cân bằng lượng nước vào và đào thải.
+ Bỏ các thức uống có tính kích thích, gây độc cho gan: rượu, bia, cà phê, chè đặc.
+ Nên dùng các thức uống, đồ ăn có tính lợi mật, nhuận gan như: chè nhân trần, artiso, hạt dành dành,
Nghệ, lá gai, lá chanh...
1. Thực đơn dành cho bệnh nhân viêm gan (giai đoạn cấp tính):
- Mẫu 1:
6h30: Sữa chua 200 ml;
10h: Phở 1 bát (bánh phở 200 g, thịt nạc 25 g);
13h30: Sữa chua 150 ml;
17h: Cơm (gạo tẻ 100 g), khoai tây hầm thịt bò (khoai tây 200 g, thịt bò 25 g), chuối 1 quả;
19h: Nước cam (cam 200 g, đường 20 g);
21h: Sữa tách bơ 150 ml.
- Mẫu 2:
6h30: Sữa chua 200 ml.
10h: Cơm (gạo tẻ 100 g), giá xào (giá đỗ 100 g, thịt nạc 20 g, dầu 5 g);
13h30: Sữa chua 150 ml;
17h: Cơm (gạo tẻ 100 g), gan xào (gan lợn 30 g), canh cải (rau cải 100 g), chuối tiêu 1 quả;
19h: Nước cam (cam 200 g, đường 20 g);
21h: Sữa tách bơ 150 ml.
- Mẫu 3:
6h30: Sữa chua 200 ml;
10h: Mỳ thịt bò (mỳ sợi 100 g, thịt bò 25 g);
13h30: Sữa chua 150 ml;
17h: Cơm (gạo tẻ 100 g), trứng, thịt hấp (trứng gà 1 quả, thịt nạc 10 g), canh rau ngót (rau ngót 100 g), chuối tiêu 1 quả;
19h: Nước cam (cam 200 g, đường 20 g);
21h: Sữa tách bơ 150 ml.
2. Thực đơn dành cho bệnh nhân xơ gan (giai đoạn tiến
triển):
7h: Sữa tách bơ 200 ml (sữa bột tách bơ 25 g, đường glucose 10 g), bánh bột khoai hấp 2 cái (bột khoai lang hoặc khoai sọ 50 g, đường glucose 20 g).
11h: Cháo thịt (gạo 100 g, thịt nạc 30 g, dầu 5 g, hành 5 g), chuối tiêu 100 g.
14h: Nước mía 250 ml.
16h: Súp rau thịt + bún (bún 150 g, bắp cải 100 g, khoai tây 150 g, hành, mùi 10 g, dầu 5 g), quýt ngọt 200 g.
19h: Chè bột sắn dây 200 ml (bột sắn 25 g, đường glucose 15 g).
Ở
bệnh nhân viêm gan do nhiễm siêu vi B, ngoài việc dùng thuốc,
người bệnh cần có kế hoạch ăn uống và sinh hoạt điều độ
giúp làm chậm thời gian tiến triển bệnh từ viêm gan mạn
sang xơ gan.
I. Chế độ ăn cho người bị viêm gan B cần lưu ý
một số điểm sau đây:
- Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, không nên
quá kiêng cữ để duy trì sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức
năng gan. Cần tránh rượu, thuốc lá, các chất phụ gia độc
hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
- Không dùng các thức ăn nướng cháy, các loại chiên xào
nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.
- Cần thận trọng khi sử dụng các loại hóa dược. Tốt nhất
nên tuân thủ chỉ định của thầy thuốc.
- Không lao động tay chân hoặc lao động trí óc quá sức.
Tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần.
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, dưỡng sinh,
yoga, thái cực quyền, bơi lội…
II.
Đông y điều trị viêm gan mạn tính chủ yếu là dưỡng can
kiện tỳ, bổ thận kèm thanh nhiệt, giải độc. Một số món ăn
sau rất có ích cho người bị viêm gan siêu vi B:
* Cháo rau má
Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g. Rau má rửa sạch
cắt nhỏ, gạo, đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lượng nước
vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Sau đó, cho rau má vào, nấu
sôi lại vài phút. Ăn nóng lúc đói với ít muối hoặc đường.
Món này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với
người bị viêm gan B cấp tính.
* Canh trứng gà nấu câu
kỷ, táo đỏ
Câu
kỷ 30g, táo đỏ 20g, trứng gà hai quả, nước 300cc. Nấu đến
khi trứng chín. Vớt trứng ra, bỏ vỏ rồi cho vào chung với
đường đỏ, nấu đến khi đường tan. Chia một-hai lần, ăn trứng
uống canh. Cách hai ngày ăn một lần. Món canh này có tác
dụng bổ tỳ vị, bổ thận, trừ thấp, thích hợp dùng cho người
bị bệnh viêm gan mạn tính.
* Canh táo đỏ nấu đậu phộng
Táo đỏ, đậu phộng, đường phèn mỗi thứ 30g. Cho đậu phộng
vào nồi đất trước, cho nước vào, nấu khoảng 20 phút. Táo
đỏ bỏ hột, cho vào nồi đất nấu chung với đậu phộng, thêm
20 phút nữa. Sau đó cho đường phèn vào, nấu tiếp năm phút.
Dùng mỗi tối trước khi ngủ, liên tục 30 ngày.
Món này có tác dụng thông tỳ ích khí, khử thấp giải độc,
dùng cho viêm gan cấp và mạn tính, xơ cứng gan.
* Canh thịt heo nạc nấu nấm rơm
Nấm rơm tươi 200g, thịt heo nạc 200g. Nấm rơm tươi rửa sạch,
cắt miếng, bỏ chung vào nồi đất, thêm nước, dùng lửa vừa
nấu đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng. Dùng
ăn trong bữa cơm. Tác dụng giúp tư âm nhuận táo, kiện vị
bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.
* Canh cần tây, thịt heo nạc
Rau cần tây 100g, thịt heo nạc 100g, nấm hương (nấm đông
cô) 20g, tỏi 5g, ít muối. Rau cần tây chỉ lấy cuống và lá
rửa sạch, cắt nhỏ. Nấm hương ngâm nước nóng có chút gừng
sau 20 phút thì rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch,
xắt nhỏ (có thể thay bằng bột đậu xanh), tỏi bóc vỏ, đập
dập.
Đun sôi nửa lít nước, cho thịt nạc vào, thịt chín thì cho
cần tây, nấm hương, tỏi vào. Tiếp tục đun cho sôi. Ăn nóng
lúc đói. Tác dụng giúp thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, dùng
cho viêm gan cấp và mạn tính.
* Cháo gạo lức, hải sâm
Gạo lức 80g, hải sâm 40g, cải cúc (hoặc cải bẹ xanh) 40g,
táo đỏ tám trái. Gạo lức vo sạch, hải sâm ngâm mềm, cải
cúc rửa sạch, cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch, bỏ hột. Nấu gạo
thành cháo nhừ, cho các nguyên liệu vào nấu thêm với lửa
nhỏ vài phút. Ăn nóng lúc đói.
Món này thích hợp với người bị viêm gan B mạn tính, cơ thể
suy nhược, ăn ngủ kém.
* Cháo nhân trần
Nhân trần cao 50g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ. Dùng
600ml nước để sắc nhân trần trong 30 phút. Bỏ bã lấy nước
đổ vào nồi, cho gạo tẻ vào, dùng lửa nhỏ hầm thành cháo,
thêm đường trắng, trộn đều để ăn.
Món cháo này giúp thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thoái
hoàng, thích hợp cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm
cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu.
*Canh cá chép, bí đao
Cá chép 1 con (khoảng 0,5 kg), bỏ vảy và nội tạng, rửa sạch,
cắt đoạn, bí đao 250g, gọt vỏ rửa sạch thái lát. Hai thứ
cùng cho vào nồi thêm nước và đầu hành hầm canh. Dùng ăn
tùy ý.
*Cháo cà chua, rau
cần, cà rốt
cà chua rửa sạch, thái hạt lựu, rau cần rửa sạch thái nhuyễn,
cà rốt rửa sạch thái nhuyễn (mỗi thứ lượng bằng nhau). Cho
tất cả vào nồi nấu chín, nêm nếm gia vị.
Người ta đã cho những chú chuột thực nghiệm ăn nhiều khoai tây. Sau một thời gian quan sát, các nhà khoa học nhận thấy nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B ở những con chuột này rất thấp. Điều này cũng đã được áp dụng với một số người và cho kết quả rất khả quan. Chính vì thế, các nhà khoa học đã có ý tưởng sản xuất vacxin phòng viêm gan B từ loại thực phẩm này.
Ở Việt Nam, số người mắc bệnh viêm gan B khá cao. Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy chú ý đến khoai tây trong bữa ăn của mình, cho dù đó không phải là món khoái khẩu của bạn.
Chế độ ăn trong bệnh viêm gan ở người lớn
I. Đại cương
Gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể, có trọng lượng từ 1500 - 2300g, chia làm 2 phần là gan phải và gan trái. Nó vừa là một tuyến nội tiết - tham gia nhiều chức phận quan trọng như điều hòa đường máu và chống độc vừa là một tuyến ngoại tiết - tiết ra mật.
Viêm gan là tình trạng tổn thương tế bào gan.
Viêm gan thường có rối loạn tiêu hóa, sốt, nôn mửa, biếng ăn, ỉa phân lỏng có thể kèm triệu chứng vàng da
Nguyên nhân hay gặp nhất là do virus, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do rượu, do một số thuốc hoặc hóa chất.
Sự tiến triển của viêm gan rất thay đổi, có khi khỏi hẳn rất nhanh nhưng cũng có khi tiến triển dẫn tới xơ gan hoặc trở thành mạn tính (viêm gan kéo dài từ trên 6 tháng đến nhiều năm được coi là viêm gan mạn tính).
Mục đích của chế độ ăn ở người viêm gan là nhằm: Nương nhẹ chức năng gan, Tạo điều kiện để tái tạo tổ chức gan, Ngăn ngừa sự hủy hoại thêm của tế bào gan
II. Chế độ ăn trọng thời kỳ viêm gan cấp tính:
1. Giai đoạn đầu: Thời kỳ này bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc chán ăn. Vì gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan bị tổn thương do đó phải áp dụng chế độ ăn nương nhẹ gan và nương nhẹ dạ dày, ruột.
- Năng lượng: 25Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày. Chủ yếu cung cấp năng lượng cho bệnh nhân viêm gan bằng đường đơn: truyền glucose, acid amin, uống nước đường, nước hoa quả, sữa tươi, nước cơm, nước cháo….
- Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, áp dụng chế độ ăn sữa với khoảng 1000calo (1000 - 1500ml sữa)/ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt vì nó không có nhiều cặn bã, không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu, có thể dùng sữa tách bơ hoặc sữa đã rút kem pha thêm đường hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng khác như: Ensure, Isocal, Sandosource, Vivonex T.E.N…
- Protid: 0,4 - 0,6g/kg cân nặng/ngày, dùng protid có giá trị sinh học cao.
- Lipid: 10 - 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đối chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu.
- Số bữa ăn: 6 - 8 bữa/ngày.
b.Giai đoạn tiếp theo:Cuối giai đoạn viêm gan cấp tính có thể cho bệnh nhân ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt áp dụng chế độ ăn có nhiều protid và nhiều methionin như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc cùng cới tăng cường calo, tăng cường chất bột.
- Năng lượng: 30Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
- Protid: 0,8 - 1kg/cân nặng hiện tại/ngày. Tỷ lệ protid động vật/tổng số: > 50%.
- Lipid: 10 - 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Đủ vitamin, chất khoáng và nước
- Không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng
- Số bữa ăn: 4-6 bữa/ ngày
III. Chế độ ăn trong thời kỳ viêm gan mạn
Khi giai đoạn viêm gan cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Bệnh nhân không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu.
* Chế độ ăn cần chú ý đến những điểm sau:
- Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ
- Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng
- Nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ ăn nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột
- Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid
- Nên ăn nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi
- Các chất béo chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật
- Tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc
- Rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt
- Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích...
* Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn:
- Năng lượng: 35Kcal/kg cân nặng hiện tại/ ngày
- Proid: 1-1,5g/kg cân nặng hiện tại/ ngày
- Lipid: 15-20% tổng năng lượng. Axít béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiến 1/3 và axít béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid
- Đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.
- Nước: 1,5- 2lít/ngày
- Số bữa ăn: 3-4 bữa/ ngày
IV. Chế độ ăn khi bị xơ gan
Bệnh nhân vị xơ gan cần cung cấp nhiều protid (1,5-2 g/kg mỗi ngày) và glucid, nhiều vitamin nhóm B, vitamin K. Khi có cổ trướng cần ăn nhạt. Nếu tĩnh mạch thực quản giãn, cần tránh thức ăn có nhiều xơ cứng, đề phòng cọ xát gây vỡ tĩnh mạch do thức ăn. Chế độ ăn trong điều trị xơ gan cần áp dụng kéo dài khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Nếu bệnh nhân có nguy cơ bị hôn mê gan (do gan suy nặng), cần hạn chế chất đạm do protid không hấp thu được sẽ đọng lại trong ruột sinh ra nhiều NH3, ngấm vào máu gây độc cho hệ thần kinh.
Đồng thời với chế độ ăn trong điều trị xơ gan, cần tăng cường các vitamin nhóm B như B1, B2, PP và các axit amin.
V. Một số thực đơn tham khảo
Mẫu 1: 1500Kcal/ ngày, Protid: 59g, Lipid: 22g, Glucid: 262g
- Sáng: Bún thịt bò (bún 200g, thịt bò 30g), quả chín: 100g
- Trưa: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt nạc viên hấp 60g, canh bí 200g, nước cam 200ml
- Chiều: cơm 2 lưng bát (100g gạo), thịt bò xào rau cải (thịt bò 40g, rau cải 200g, dầu ăn 5ml), đu đủ 100g
- Tối: sữa tươi 200ml
Mẫu 2: Năng lượng 1770 Kcal, Protid: 82g, Lipid: 31g, Glucid: 288g
- Sáng: cháo thịt (gạo tẻ 30g, thịt nạc 30g), quả chín 100g
- Trưa: cơm 2 bát, thịt bò xào thập cẩm (thịt bò 50g, hành tây 20g, mộc nhĩ 5g, tỏi tây- cà rốt 30g, đậu cô ve 20g), canh cải 1 bát
- Chiều: cơm 2 bát, đậu sốt cà chua (đậu phụ 100g, cà chua 50g), tôm rang 50g, canh rau 200g, quả chín 100g
- Tối: sữa 200ml
Mẫu 3: Năng lượng 2100 Kcal, Protid: 86g, Lipid: 44g, Glucid: 347g
- 7h sáng: Bánh mì trứng (bánh mì 1 cái, trứng gà 1 quả, dầu ăn 5ml), quả chín 100g
- 9h: 1 cốc chè đỗ đen (đỗ đen 20g, đường kính 20g, bột đao 5g)
- 11h: cơm 2 bát, thịt rim 50g, canh bí xanh tôm nõn (bí xanh 200g, tôm nõn 10g, dầu ăn 3ml), quả chín 200g
- 15h: 1 hộp sữa nước 200ml
- 17h: cơm 2 bát, thịt gà rang 80g, rau muống luộc 200g, quả chín 200g.
Những thói quen không tốt trong cuộc sống hằng ngày là một trong những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự tấn công của căn bệnh này.
- Rượu sau khi vào cơ thể một lượng nhỏ thông qua quá trình trao đổi chất chủ yếu thực hiện ở gan, được bài tiết ra ngoài qua hơi thở, phổi và tuyến mồ hôi; lượng còn lại cùng với ethanol trong gan hình thành dehydrogenase, chất này rất có hại cho tế bào gan.
- Vì vậy, Rượu rất có hại cho những bệnh nhân viêm gan B mãn tính, vi rút viêm gan B và rượu khi cùng tồn tại sẽ gia tăng tổn hại cho gan, dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
- Những người có vi rút viêm gan B âm tính nếu uống rượu trong thời gian dài thì khả năng bị xơ gan, ung thư gan và giảm tuổi thọ cao hơn nhiều.
- Cùng với sự xuất hiện của quá nhiều loại thuốc trên thị trường, việc mua và sử dụng thuốc đúng liều, đúng lượng là khá khó khăn với người tiêu dùng. Việc sử dụng thuốc tràn làn sẽ chỉ khiến viêm gan trở nên trầm trọng hơn
- Thuốc có ảnh hưởng nhất định đến các mô và các cơ quan của cơ thể. Thuốc sau khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa qua gan. Với người có vi rút viêm gan B, khi sử dụng thuốc, gánh nặng của gan sẽ gia tăng do gan là cơ quan trao đổi chất và đóng vài trò phân hủy biến đổi thuốc.
- Một
số bệnh nhẹ như cảm lạnh không nên lạm dụng thuốc, hãy nghỉ
ngơi và uống nhiều nước.
3. Thiếu ngủ
- Đông y cho rằng, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan. Khi vận động học tập làm việc gia tăng, nhu cầu máu gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Nếu thiếu ngủ, hoặc nghỉ ngơi không hợp lí dẫn đến sự thiếu hụt của máu ở gan ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây ra khả năng miễn dịch giảm. Với người nhiễm vi rút viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phụv hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.
- Vìvậy bệnh nhân viêm gan nên nghỉ ngơi từ 23h để có được giấc ngủ sâu vào 1-3h sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan. Nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, người già là 7-9 tiếng.
4. Dễ nổi giận và bực tức
- Nếu một người bị căng thẳng trong thời gian dài, tâm trạng không được giải tỏa, khiến khí không được lưu thông, gây tổn hại cho gan, có biểu hiện như tức ngực, đau xương sườn.
- Mỡ không thể thiếu trong cuốc sống hàng ngày và là thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Lượng mỡ thích hợp đưa vào cơ thể cung cấp năng lượng và duy trì chức năng sinh lý. Nhưng nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm có hàm lượng mỡ cao lại gây ra tác hại khó lường cho sức khỏe con người.
- Trong số các thực phẩm, dầu mỡ chính là kẻ thù số một của gan. Các thực phẩm có hàm lượng mỡ cao, qua đường ruột được hấp thụ vào máu, thông qua hệ thống tuần hoàn được gan hấp thụ và chuyển đổi thành lipoprotein tổng hợp mật độ thấp; người có gan không tốt nếu hấp thụ lượng chất béo cao sẽ tăng gánh nặng cho gan. Việc khó phân giải lượng mỡ tích tụ trong gan dễ gây ra các bệnh như xơ gan, ung thư gan.
- Bệnh nhân viêm gan nên lựa chọn thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, thay thế bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin như hoa quả tươi.
6. Hay ăn đêm
- Gan là công xưởng của cơ thể, các thành phân dinh dưỡng sau khi được hấp thụ vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan. Việc ăn đêm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của gan, tăng gánh nặng cho chức năng này, thậm chí gây rối loạn chức năng gan. Đối với người bệnh là hết sức tối kị. Ngoài ra ăn đêm còn không có lợi cho các chức năng khác như: dạ dày, tì vị, thận, mật…
- Những
người mắc viêm gan B mãn tính tốt nhất không nên ăn đêm
hoặc cố gắng giảm thiểu ăn đêm. Nếu cần bổ sung dinh dưỡng
vào buổi tối nên lựa chọn các thực phẩm có thành phần đường
như kẹo hay bột mỳ, nhưng không nên ăn quá nhiều.
7. Hút thuốc lá
- Sự độc hại của thuốc lá ai cũng được tới. Sự nguy hại của việc hút thuốc lá bắt nguồn từ chính độc hại từ khói thuốc, sau khi được hít vào cơ thể đều gây tổn hại với các cơ quan trong cơ thể ở những mức độ khác nhau, là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư và các bệnh khác.
- Gan là cơ quan giải độc, sau khi bị nhiễm vi rút gan B, chức năng của gan giảm xuống, sự gia tăng nicotin (thành phần của thuốc lá) trong cơ thể gia tăng gánh nặng cho gan và gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe.
- Ngoài ra hút thuốc còn gây trở ngại và tăng gánh nặng cho hệ tuần hoàn máu trong cơ thể khiến lượng máu không được cung cấp đầy đủ, giảm khả năng miễn dịch, gây ra các bệnh về hô hấp và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vì vậy bệnh nhân viêm gan B mãn tính tuyệt đối không hút thuốc.