Theo YHCT xơ gan thuộc chứng bệnh cổ trướng, chứng tích. Nếu gan bị hư hại, các tế bào gan sẽ dần dần được thay thế bằng chất xơ. Chất xơ được tạo ra ngày càng nhiều sẽ làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc của gan và người ta gọi đó là xơ gan. Xơ gan là giai đoạn cuối của các quá trình bệnh lý mạn tính ở gan, với nhiều biến chứng trầm trọng, xơ gan có thể đe dọa trực tiếp tới mạng sống của người bệnh. Chế độ ăn uống, sinh hoạt có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều trị xơ gan. Đảm bảo một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý có thể cải thiện tình trạng xơ gan đáng kể.
Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn xin đưa ra một số hướng dẫn về chế độ ăn uống, kiêng kị, sinh hoạt cho bệnh nhân xơ gan.
-Bệnh nhân xơ gan nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít giúp cho gan sử dụng tốt hơn nitrogen và làm giảm sự ôxy hóa các chất béo, ngăn ngừa sự thiếu hụt glycogen dự trữ. Đáng chú ý, trong trường hợp xơ gan có cổ trướng thì khẩu phần ăn của bệnh nhân cần giảm lượng muối và nên dùng các chất có tác dụng lợi tiểu.
-Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nhằm bổ sung lượng vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.
-Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc, giữ được tối đa lượng vitamin, dễ tiêu hóa.
-Mỗi ngày nên uống từ khoảng 1,5 lít nước. Trường hợp xơ gan cổ trướng, có hiện tượng báng bụng, phù thì chỉ nên uống dưới 1 lít nước mỗi ngày.
-Nên bổ sung đạm có nguồn gốc thực vật cho cơ thể
-Đi ngủ trước 23 giờ, giữ tinh thần thoải mái, đi bộ nhẹ nhàng nếu có thể.
-Uống rượu, bia, hút thuốc lá
-Ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
-Ăn đồ ăn chứa nhiều đường, nhiều muối
-Ăn đồ ăn chế biến sẵn
-Ăn mỡ động vật, nội tạng động vật
-Làm việc nặng nhọc.
+ Nguyên liệu: Cá trạch 400g, đậu phụ 200g, cùng các gia vị
+Cách chế biến: Cá trạch bỏ mang và ruột, rửa sạch, cho vào nồi cùng 200g đậu phụ, cho lượng nước vừa đủ, nấu chín, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này có tác dụng bổ trung ích khí, tốt cho việc thanh trừ thấp nhiệt, thích hợp với người xơ gan có các triệu chứng: vàng da, vàng mắt, trướng bụng.
+Nguyên liệu: Một con cá chép, 1 vỏ hồ lô (quả bầu eo) lâu năm, đậu đỏ hạt nhỏ 50g.
+Cách chế biến: Cá chép bỏ mang đánh vảy, bỏ ruột, cho vào nồi hầm cùng với vỏ hồ lô và đậu đỏ, nêm nếm gia vị vừa dùng. Ăn ngày 1 lần, có tác dụng hỗ trợ điều trị xơ gan ở người có các triệu chứng: bụng to, sắc mặt sạm đen, tay chân lạnh, hoặc phù chi dưới, đi tiêu lỏng.
+Nguyên liệu: Kỷ tử 30g, mạch đông 10g, cùng 4 cái trứng gà, và 50g thịt chân giò heo, tinh bột, đường và các gia vị.
+Cách chế biến: Mạch đông rửa sạch cho vào nước đun sôi rồi vớt ra. Trứng gà đánh đều hấp cách thủy, để nguội cắt thành miếng. Thịt chân giò rửa sạch thái nhỏ cho vào trộn đều với tinh bột, đường rồi cho vào chảo dầu nóng, đảo cho chín, bỏ kỷ tử, trứng đã thái, mạch đông vào xào cùng, nêm gia vị vừa dùng.
Trên đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho bệnh nhân xơ gan. Hy vọng với những kiến thức trên, bệnh nhân xơ gan có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Theo www.thaythuoccuaban.com tổng hợp
Xem tiếp >>