Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) hoành cách mô (cách), vì vậy gọi là Cách Du.
Thiên ‘Bối Du’ (LKhu.51).
+ Huyệt thứ 17 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt đặc biệt để tán khí Dương ở Hoành Cách mô, Thực qua?n.
+ Huyệt Hội của Huyết.
+ Huyệt để tả khí Dương ở Ngũ Tạng (TVấn. 32 và LKhu.51).
+ 1 trong Tứ Hoa Huyệt (Cách Du + Can Du).
+ 1 trong Lục Hoa Huyệt (Cách Du + Can Du + Tỳ Du).
Dưới gai đốt sống lưng 7, đo ngang ra 1, 5 thốn, ngang huyệt Chí Dương (Đc.9).
Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang - gai, cơ ngang - sườn, vào trong là phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não XI, nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 7 và nhánh của dây sống lưng 7.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D7.
Lý khí, hóa ứ, bổ hư lao, thanh huyết nhiệt, hòa Vị khí, thư dãn vùng ngực
SSTrị các bệnh có xuất huyết, máu thiếu, nấc cụt, nôn mư?a do thần kinh, co thắt cơ hoành, thắt lưng đau, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm, kém ăn.
Châm xiên về cột sống 0, 5 - 0, 8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
+ Không châm sâu vì có thể đụng phổi.
(“Nhiệt bệnh khí huyệt ở giữa dưới đốt sống thứ 7 chủ về Thận nhiệt” (TVấn.32, 45).
(“Các bệnh về huyết nên cứu huyệt Cách Du” (Loại Kinh Đồ Dực).
(“Châm huyệt Cách Du qúa sâu đã có trường hợp chết người” (Trung Y Tạp Chí 4/1955).
|