Huyệt ở vị trí rất cao (đại) ở lưng, lại nằm ngay trữ cốt, vì vậy gọi là Đại Trữ (Trung Y Cương Mục).
Đại Trữ.
Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (LKhu.75)
+ Huyệt thứ 11 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt hội của kinh Chính Thủ Thái Dương với Thủ Thiếu Dương và mạch Đốc.
+ Biệt lạc của Đốc Mạch.
+ Huyệt Hội của xương (Cốt Hội).
+ 1 trong 4 huyệt để tỏa nhiệt ở ngực (Đại Trữ (Bq.11) + Khuyết Bồn (Vi.12) + Bối Du [Phong Môn - Bq.12] + Tỳ Du (Bq.20) (thiên ‘Thu?y Nhiệt Huyệt Luận’ - TVấn.61, 19).
+ Huyệt đặc biệt để tả khí Dương ở cơ thể (gia?i nhiệt)
Huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 1 và đường thẳng đứng ngoài Đốc Mạch 1, 5 thốn, ngang huyệt Đào Đạo (Đc.13).
Dưới da là cơ thang, cơ trám hoặc cơ thoi, cơ răng bé sau - trên, cơ gối cổ, cơ ngang sườn rồi vào phổi.
Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, dây thần kinh sống lưng và dây thần kinh gian sườn 1.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.
Khu phong tà, thư cân, gia?i nhiệt ở phần biểu.
Trị cổ vẹo, cổ gáy cứng, cơ vai lưng đau và co rút, ho, sốt.
Châm xiên, hướng mũi kim về phía đốt sống sâu 0, 5 - 0, 8 thốn - Cứu 3-5 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
(“Bệnh ‘Cân Điên Tật’ làm cho thân mình người bệnh bị rút lại, co giật, mạch Đại, nên châm huyệt Đại Trữ của đường kinh lớn ở cổ gáy. Nếu nôn ra nhiều nước có bọt, khí đi xuống và tiết ra ngoài thì không trị được"(LKhu.22, 14, 15).
|