Huyệt được dùng (chỉ định) khi bụng (phúc) bị đau đớn (ai), vì vậy gọi là Phúc Ai (Trung Y Cương Mục).
Giáp Ất Kinh.
+ Huyệt thứ 16 của kinh Tỳ.
+ Huyệt chung với Âm Duy Mạch, từ đó Âm Duy rời kinh Tỳ để sang kinh Can ở huyệt Kỳ Môn.
Tại giao điểm của đường thẳng ở đầu ngực và đường ngang rốn (huyệt Đại Hoành -Ty.15), từ đó đo lên 3 thốn.
Dưới da là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc, đại trường ngang, bờ gan hoặc bờ dưới lách.
Thần kinh vận động cơ là do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.
Trị bụng đau, táo bón, l, tiêu hóa kém.
Phối Thái Bạch (Ty.3) trị ăn không tiêu (Tư Sinh Kinh ).
Châm thẳng 1-1, 5 thốn. Cứu 5-7 tráng, Ôn cứu 10-15 phút.
Không châm sâu quá, không chếch mũi kim ngược lên vì dễ gây tổn thương gan hoặc lách.
|