Xơ mướp 60g, rượu trắng 1/2 lít. Đốt xơ mướp thành than, nghiền nhỏ, chia thành 14 gói bằng nhau; hằng ngày trước khi ăn cơm, uống 1 gói với rượu trắng. Dùng liền trong 1 tuần, cách một tuần lại uống tiếp liệu trình thứ hai.
Bệnh nhân sa tử cung cũng có thể dùng bài bổ trung ích khí thang:nhân sâm 4 g (có thể thay bằng đẳng sâm 16 g), hoàng kỳ chích 20 g, bạch truật 12 g thổ sao, cam thảo 8 g, trần bì 6 g, sài hồ 10 g, xuyên quy 12 g, thăng ma 10 g. Nếu có thấp nhiệt (nước tiểu đỏ, sẻn; khí hư bạch đới, đắng miệng), thêm hoàng cầm 12 g để thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Đợt điều trị 15-20 ngày.
Thuốc dùng ngoàiLá cây hoa thiên lý nấu nước rửa hằng ngày.Hoàng bá, hoàng cầm mỗi thứ 12 g, nấu nước rửa âm hộ và phần dạ con sa ra ngoài.
Tía tô 60 g, sắc lấy nước, xông rửa mỗi ngày.Lá cây sung 200 g, sắc lấy nước, xông rửa mỗi ngày.Lá cây diếp cá lượng vừa đủ, nấu nước xông rửa mỗi ngày.
Day bấm huyệtDuy đạo: Nằm trước và dưới gai chậu trước trên. Có tác dụng sơ khí trệ, được dùng chữa các bệnh sa dạ con, táo bón, viêm phần phụ, bạch đới, đau bụng dưới... Thường phối hợp với huyệt tam âm giao để nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh sinh dục, tiết niệu.
Bách hội: Nằm chính giữa đỉnh đầu, giao điểm của hai đường thẳng ngang qua hai đỉnh hai vành tai và đường chính trung. Thường được dùng chữa các bệnh sa dạ con, sa dạ dày, sa trực tràng.
Khí hải: : Nằm trên đường chính trung, dưới rốn 1,5 thốn, là biển của nguyên khí bẩm sinh, là huyệt căn bản để bồi bổ nguyên khí. Sách Thái ngải nhiên ghi rằng khí hải là biển của sinh khí, nó chủ trị được tất cả các bệnh. Thường phối hợp với huyệt tam âm giao để chữa các bệnh sinh dục tiết niệu. Sách Ngoại đài bí yếu cho rằng nếu có thai, cấm cứu huyệt này.Tam âm giao: Nằm trên đỉnh mắt cá trên 3 thốn, thường được dùng chữa các bệnh tiết niệu sinh dục, sa dạ con, viêm đường tiết niệu, mất ngủ, huyết áp cao...
Người bệnh có thể ngồi hoặc nằm để tự day bấm huyệt. Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ day bấm các huyệt vị ngày 1-2 lần, mỗi lần 1-3 phút trên từng huyệt. Nếu đau lưng và đau bụng dưới, có thể day bấm vùng thắt lưng, ngày 1-2 lần.Cũng có thể dùng vài hạt thầu dầu tía giã nát, bôi trên một miếng lá nhỏ (lá bàng, lá chuối), băng đắp trên huyệt vị ngày 1-2 lần, nên đắp nhiều lần kết hợp với thuốc uống trong.Ngoài ra, người bệnh sa dạ con cần chú ý giữ vệ sinh và sức khỏe, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không nên đứng nhiều, tích cực chữa các bệnh mạn tính đang mắc.