Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

Những thắc mắc về đái tháo đường

Tiểu đường giờ đây được coi như đại dịch thế giới. Trước sự bùng phát nguy hiểm của căn bệnh này, hãy bổ sung những kiến thức chính xác về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và hậu quả của nó…

1. Người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường?

Đúng.

Do sự sản xuất insulin không đầy đủ nên đường không được chuyển hoá sau khi ăn, dẫn đến đường tăng cao trong máu.

2. Tiểu đường bùng phát thành đại dịch thế giới và vì vậy có khả năng truyền nhiễm cao?

Sai.

Người ta ví tiểu đường là đại dịch vì bệnh bùng phát rất nhanh. Số người mắc bệnh trên thế giới luôn theo hướng đi lên. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là bệnh lây nhiễm hay lây truyền qua đường tình dục. Nguyên nhân phát sinh bệnh đơn giản là do rối loạn chức năng của tuyến tụy (không có hoặc không tiết đủ insulin).

3. Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ, có nhiều nguy cơ phát triển bệnh sau này?

Đúng.

Ngày nay, ước tính có khoảng 5 % phụ nữ có thai bị bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nếu không có chế độ chăm sóc và chữa trị hợp lý, những phụ nữ này có rất nhiều nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sau này.

4. Không có nguy cơ bị tiểu đường vì gia đình không ai mắc bệnh này?

Sai.

Chỉ có khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố di truyền trong gia đình (bố, hoặc mẹ hay chị gái hoặc em trai… bị tiểu đường).

Còn lại, 70% bệnh nhân mắc bệnh do các yếu tố xã hội như thừa cân, béo phì, lối sống ít vận động…

5. Bố hoặc mẹ, hoặc cả bố cả mẹ đều bị tiểu đường nên bạn chẳng phải kiêng khem hay chú ý giữ gìn gì cả vì kiểu gì cũng mắc bệnh?

Sai.

Dù bố mẹ có bị tiểu đường tuýp 2 thì cũng không có nghĩa là bạn chẳng phải chú ý kiêng khem điều gì cả.Thực vậy, tuy yếu tố di truyền là một nguy cơ luôn tiềm ẩn nhưng nó không phải là nguyên nhân duy nhất gây bệnh. Nếu bạn có chế độ ăn uống, vân động hợp lý, bạn sẽ tránh được các yếu tố gây bệnh khác và làm chậm quá trình phát bệnh (nếu có).

6. Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh là do chế độ ăn uống thiếu cân bằng, ăn quá ngọt và lười vận động?

Đúng.

Ăn uống thiếu cân bằng cùng với lối sống thụ động là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đái tháo đường.

7. Thường xuyên bị stress dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Sai.

Stress không phải là thủ phạmdẫn tớitiểu đường. Tuy nhiên, với người bệnh, thường xuyên stress có thể làm bệnh nặng hơn vìlàm tăng mứcđường huyết.

8. Không có những triệu chứng của bệnh tiểu đường nên không thể mắc bệnh?

Sai.

Thật không may là tiểu đường tuýp 2 phải mất nhiều năm mới có những triệu chứng rõ ràng phát ra bên ngoài. Vì vậy, bệnh thường chẩn đoán muộn sau khoảng 7 - 10 năm.

9. Khát và uống rất nhiều nước (4 lít nước/ngày) chắc chắn bị tiểu đường?

Sai.

Nhiều bệnh lý khác cũng có triệu chứng khát và uống nhiều nước. Để biết chắc chắn bạn có bị tiểu đường hay không, cần có sự kiểm tra kỹ lưỡng của bác sĩ. Đôi khi, tiểu đường tuýp 2 (do tiết giảm insulin và đề kháng insulin) ít làm cho người bệnh khát nước hơn tiểu đường tuýp 1 (do tuyến tụy không tiết insulin).

10. Không được uống rượu và hút thuốc khi mắc bệnh?

Đúng.

Uống rượu nhiều và hay hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà còn đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường. Rượu phá huỷ các tế bào sản xuất insulin một cách từ từ. Còn hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do biến chứng tiểu đường gây ra.

Tuy nhiên, trong các dịp lễ tết, người bệnh vẫn có thể uống chút rượu với liều lượng hợp lý hoặc theo sự cho phép của bác sĩ.

11. Vận động cơ thể nhiều có thể làm bệnh nặng hơn?

Sai.

Ngược lại, cần dành 20 - 30 phút vận động cơ thể mỗi ngày. Nó có tác dụng giảm các phân tử lipít, các phân tử đường và tăng ôxi trong máu. Tuy nhiên, người bệnh không nên vận động cường độ cao trong thời gian quá ngắn.

12. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 không thể đi chơi hay đi du lịch nhiều...?

Sai.

Bệnh nhân vẫn có thể đi ăn nhà hàng, đi xem phim, gặp bạn bè, người thân, con cái và tiếp tục những sinh hoạt bình thường khác.

Tuy nhiên, nếu bạn đi du lịch xa, cần có sự tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống cho phù hợp.

13. Bị tiểu đường đã nhiều năm nên bạn biết mình phải làm những gì và không cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ?

Sai.

Dù rằng bạn đã tường tận bệnh tình của mình nhưng cũng không được chủ quan vì tiểu đường gây ra những biến chứng rất nguy hiểm (chẳng hạn như có thể làm mù loà, gây tàn phế hay tử vong).

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra định kì nhiều lần trong năm, mục đích là phát hiện và chữa trị kịp thời các biến chứng.

14. Chủ yếu bệnh nhân thuộc nhóm tiểu đường tuýp 2?

Đúng.

90 - 95% bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường tuýp 1 phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi).

(Theo dantri.com)

Xem tiếp >>

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Đầu trang