Áp xe gan là sự tích tụ mủ trong gan tạo thành một hoặc nhiều ổ mủ rải rác, thường có hai loại áp xe gan: áp xe gan do amip và áp xe gan do vi trùng.
Amip là loại ký sinh trùng có tên Entamoeba Histolytica gây ra các ổ loét ở niêm mạc ruột rồi xâm nhập vào các mao mạch của các tĩnh mạch cửa đến gan và thường khu trú ở thùy phải.
Tại gan, amip phát triển làm tắc các tĩnh mạch nhỏ đưa đến nhồi máu và hoại tử các tế bào gan tạo ra các ổ mủ vô trùng; nhiều ổ mụ nhỏ hợp nhau thành ổ mủ lớn.
Dựa vào 4 tiêu chuẩn của La Monte:
Sốt, đau vùng gan, gan to, tiền sử lỵ.
Xét nghiệm phân, máu, x quang.
Chọc thăm dò.
Điều trị thử.
Có 3 trong 4 tiêu chuẩn có thể chẩn đoán xác định. Ngày nay, ngoài 4 tiêu chuẩn trên còn có:
Huyết thanh chẩn đoán amip (+) cao 95% trường hợp.
Siêu âm: giúp phát hiện sớm ổ áp xe (90% ở thùy phải), giúp điều trị và theo dõi bệnh.
Nhiễm trùng đường mật ngược dòng do vi trùng từ ruột đến chiếm đa số 80% trường hợp.
Nhiễm trùng huyết do ổ nhiễm trùng nơi khác vào máu đến gan.
Do các ổ nhiễm trùng kế cận.
Do các vết thương thấu bụng vào gan bị nhiễm trùng.
Đau vùng gan, đau liên tục, rung gan(+), ấn kẽ sườn (+).
Sốt cao 39-40 oC kèm lạnh run.
Vàng da, niêm.
Gan to, mềm đau, mặt láng.
Túi mật có thể to, đau.
Công thức máu:
Bạch cầu tăng cao với tỷ lệ đa nhân trung tính rất cao 80- 90%.
Tốc độ máu lắng tăng.
Xét nghiệm chức năng gan ít bị xáo trộn.
Sinh hóa máu:
Bilirubin, phosphatase kiềm, GGT đều tăng.
X quang bụng:
Giống áp xe gan do amip.
Siêu âm gan mật.
Vỡ ổ áp xe, bội nhiễm hoặc shock nhiễm khuẩn
Hướng dẫn và tuyên truyền trong vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi.
Điều trị triệt để (tiệt trừ) bệnh lỵ amip cấp ở đường ruột.
Vấn đề điều trị tái phát như đã trình bày trong các phác đồ điều trị.
Hướng dẫn và tuyên truyền về vệ sinh ăn uống.
Sử dụng thuốc diệt giun sán định kỳ mỗi 6 tháng.
Áp-xe gan là một bệnh nặng, có thể gây tử vong với tỷ lệ cao. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, amíp, nấm. Đường lây bệnh có thể theo đường máu hay đường mật hoặc lây lan trực tiếp bởi các ổ nhiễm khuẩn lân cận trong ổ bụng.
Áp-xe gan thường do vi khuẩn đi theo đường máu tới gan hay do các ổ nhiễm khuẩn bên cạnh trong khoang phúc mạc. Áp-xe gan có thể chỉ là một ổ đơn độc, hoặc cũng có thể là nhiều ổ áp-xe.
Về mặt nguy hiểm thì áp-xe gan do vi trùng nguy hiểm hơn nhiều so với áp-xe gan do amib. Nếu áp-xe gan không được điều khi kịp thời, ổ mủ bị vỡ ra và gây viêm nhiễm toàn bộ ổ bụng (viêm phúc mạc), hậu quả sau đó có thể là choáng (sốc), hôn mê và tử vong. Có khi ổ mủ vỡ ra và ăn thông lên phổi, chèn ép lên tim gây ra khó thở & bội nhiễm nặng nề hơn.
Ở Việt Nam, đa số là loại áp xe gan do amip, áp xe gan – ống mật.
Theo YHCT:
Bệnh thuộc phạm vi chứng can cung
Các triệu chứng lâm sàng của áp-xe gan thường không đặc hiệu.
Đau là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất (90%), kế đến là sốt (87%), nôn ói (85%), sụt cân (45%).
Bệnhcó thể diễn tiến bán cấp hay cấp tính:
Diễn tiến bán cấp: BN đau âm ỉ hạ sườn phải, sốt nhẹ, chán ăn và sụt cân.
Diễn tiến cấp tính: BN đau hạ sườn phải ngày càng tăng, sốt, nôn ói và thường nhập viện trong vòng 10 ngày.
Để người bệnh nằm ngửa, đùi hơi co để làm giãn các cơ thành bụng, thầy thuốc ngồi bên phải, luồn tay trái vào vùng thắt lưng, bàn tay ngửa áp sát vào lưng để đẩy gan ra phía trước bụng khi gan to. Bàn tay phải đặt trên bụng, các ngón tay hơi chếch so với bờ sườn. Bảo người bệnh thở mạnh, có thể sờ thấy bờ dưới của gan.
+ Gan to nhưng mềm và đều đặn là do bệnh của tim.
+ Gan lổn nhổn, bờ sắc là gan bị xơ.
+ Gan lổn nhổn, bờ tù có thể là áp xe gan đường mật và ứ mật.
+ Khối u cứng có thể là ung thư gan.
+ Khối u mềm có thể là áp xe gan.
Sai lầm khi chẩn đoán phân biệt áp xe gan hơi khó vì thường dựa theo các triệu chứng phụ và chẩn đoán:
. Thấy bệnh nhân sốt nên nghĩ đến sốt rét, phổi viêm.
. Thấy thể trạng suy kiệt nhanh nên nghĩ đến lao...
Trên lâm sàng bệnh thường diễn biến qua 3 giai đoạn:
Nguyên nhân: do Can uất hoá hoả hoặc huyết ứ hoá nhiệt, thấp nhiệt nung nấu, ngưng kết ở Can Đởm lâu ngày gây nên.
Chứng: Nóng lạnh thất thường, hạ sườn bên phải đau, ấn vào đau hơn, không muốn nằm nghiêng, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng, mạch Huyền Hoạt. Giai đoạn này tương ứng với giai đoạn viêm của YHHĐ.
Biện Chứng: Can Đởm có quan hệ Biểu Lý vì vậy tà độc nhập vào Can gây ra lúc nóng lúc lạnh. Can bệnh, khí cơ không thông, khí huyết bị ứ trệ làm tổn thương huyết lạc khiến cho hạ sườn bên phải đau, không nằm nghiêng được. Nhiệt tà làm hại tân dịch gây ra khát. Khí uất, huyết trệ, tam tiêu thuỷ đạo không thông gây ra nước tiểu vàng. Rêu lưỡi trắng, vàng, mạch Huyền Hoạt là dấu hiệu thấp nhiệt uất trệ ở Can.
Điều Trị: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán kết.
Sài hồ thanh can tán
Cam thảo | Sài hồ | Chi tử | Sinh địa | ||||
Hoàng liên | Thanh bì | Liên kiều | Xích thược | ||||
Long đởm thảo |
Lượng bằng nhau. Tán bột. Ngày uống 8-12g.
Gia Giảm: Hạ sườn phải đau: thêm Diên hồ sách, Mộc hương.
- Sốt: thêm Bồ công anh, Hạ khô thảo, Vương bất lưu hành.
- Táo bón thêm: Đại hoàng (sống), Mang tiêu.
Nguyên nhân: do hoả độc mạnh, phần âm bị tổn thương, khí bị tiêu, huyết bị tổn hại gây nên.
Chứng: Lạnh run, sốt cao, ra mồ hôi, hông sườn đầy, đau, đau lan đến bụng dưới hoặc nách, vai, miệng khát, tâm phiền, muốn nôn, nôn, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền Sác.
Biện Chứng: Tà chính giao tranh, mủ hình thành vì vậy gây ra rét run, sốt cao, ra mồ hôi. Tà khí ngăn trở ở kinh lạc, khí huyết bị ứ trệ, hoá thành mủ khiến cho Can tạng sưng trướng, hông sườn đau. Tạng và kinh Can bị uất trệ không thông gây ra đau lan xuống bụng dưới hoặc lên nách, vai. Nhiệt làm hại phần âm vì vậy gây ra khát, tâm phiền, nhiệt độc xâm nhập vào Vị. Lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác là dấu hiệu nhiệt độc thịnh.
Điều Trị: Thanh nhiệt, giải độc, khứ hủ, bài nùng.
Hoàng Liên Giải Độc Thang (Ngoại Đài Bí Yếu):
Chi tử | 12 | Hoàng cầm | 12 | Hoàng liên | 12 | Hoàng bá | 8 |
Sài hồ | 8 | Bại tương thảo | 8 | Ngư tinh thảo | 20 | Đông qua nhân | 8 |
Ý dĩ nhân | 8 | Đào nhân | 8 |
Sắc uống.
* Gia Giảm:
- Nhiệt độc hoả thịnh xâm nhập vào Tâm bào gây ra hôn mê, nói cuồng: thêm Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hoàn hoặc Chí Bảo Đơn.
- Chính khí không thắng nổi tà khí, biểu hiện sắc mặt vàng, gầy ốm, tinh thần uỷ mị, mồ hôi tự ra: thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương qui.
- Ho ói ra mủ, máu, áp xe bị vỡ: thêm Triết bối mẫu, Cát cánh.
- Tiêu ra mủ, máu: thêm Bạch đầu ông, Trần bì.
- Muốn nôn, nôn: thêm Tử diệp (lá Tía tô), Hoàng liên.
Nguyên nhân: Do tà độc lâu ngày làm cho Vị âm bất túc, Tỳ dương hư tổn, khí huyết đều suy.
Triệu chứng: hạ sườn phải hơi đau, miệng hơi khô, lưỡi hồng, rêu lưỡi ít, mạch Tế Nhược.
Biện chứng: Tà độc nhập vào Can, làm cho khí huyết bị tổn hại, nhiệt làm tổn thương phần âm khiến cho khí huyết đều hư, khí âm bất túc biểu hiện bằng hông sườn bên phải đau, mỏi mệt không có sức, miệng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Nhược.
Điều Trị : Ích khí, dưỡng huyết, giải độc.
Thánh Dũ Thang (Tỳ Vị Luận):
Bạch thược | 30 | Nhân sâm | 30 | Đương qui | 20 | Hoàng kỳ | 20 |
Xuyên khung | 30 | Thục địa | 30 | ||||
Thêm Bại tương thảo 20g, Bồ công anh 30g.
Sắc uống
*Gia Giảm:
- Lưỡi hồng, ít nước miếng: thêm Thiên hoa phấn, Ngọc trúc.
- Bụng dưới trướng: thêm Cốc tinh thảo,
+ Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ phục hồi nhanh.
+ Nếu không điều trị đúng hoặc kịp thời, gan sẽ biến thành ổ mủ to, có khi chứa trên 2~3 lít mủ mầu sô cô la, tanh, không thối.
+ Bệnh nhân có thể cầm cự trong một thời gian khá dài nhưng sức khoẻ ngày càng suy kiệt.
+ Áp xe sẽ tiến triển và gây ra các biến chứng: rò vào cơ hoành, màng phổi, phổi, vỡ vào màng bụng, rất nguy hiểm, tử vong cao.
Đối với chữa trị bệnh này, Đông y nhấn mạnh biện chứng luận trị, phân ra 3 thời kỳ: thời kỳ đầu, thời kỳ giữa, thời kỳ sau.
Cố Bá Hoa (顾伯华)
Phân thành 3 thời kỳ:
Chứng can uất đởm nhiệt (thời kỳ đầu) dùng phép sơ can lợi đởm, lý khí giải uất, dùng phương Sài hồ thanh can thang hợp Kim linh tử tán;
Chứng hỏa độc uẩn thịnh (thời kỳ giữa) dùng phép tả hỏa giải độc, bài nùng, dùng phương Hoàng liên giải độc thang hợp Đại sài hồ thang gia giảm;
Chứng chính hư độc biến (thời kỳ sau) nếu thuộc chứng khí huyết đều hư Tứ diệu thang gia giảm, can thận bất túc dùng Lục vị địa hoàng thang, tỳ vị hư nhược dùng Hương sa lục quân tử thang gia giảm, đều gia những vị giải độc như Ngư tinh thảo, Bại tương thảo, Hoàng bá.
Phan Tú Trân (潘秀珍)
Trị 62 ca, thời kỳ đầu thanh can tả hỏa, lý khí giải uất, dùng phương Sài hồ thanh can thang gia giảm (Sài hồ, Thanh bì, Uất kim, Tạo giác thích, Nhũ hương đều 6g, Hoàng cầm, Sơn chi, Xuyên luyện tử, Thanh đại đều 9g, Liên kiều, Tử thảo đều 15g, Cam thảo 3g); thời kỳ giữa thanh can tả hỏa bài nùng, dùng phương trên gia Sinh ý dĩ, Đông qua nhân, Bại tương thảo đều 15-30g, đau nhiều gia Huyền hồ 9g, đại tiện khô gia Đại hoàng 9g, nhiệt chứng nặng gia Kim ngân hoa 15g, Bản lam căn 30g, do amip gia Bạch đầu ông 15g, Tần bì, Hoàng liên đều 9g, Trứng vịt 8 quả; thời kỳ sau nếu thuộc Vị âm hao thương dùng Ích vị thang gia giảm, Tỳ khí hư nhược dùng Bổ trung ích khí thang gia giảm, phối hợp với rút mủ, cá biệt dùng thêm kháng sinh và điều trị hỗ trợ khác. Kết quả khỏi hoàn toàn 40 ca, hiệu quả 18 ca, tử vong 1 ca.
Viên Mậu Vân (袁茂云)
Trị 40 ca, thời kỳ đầu thanh giải can đởm ứ nhiệt, thuốc dùng Sài hồ, Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa, Đại hoàng đều 10g, Thiên hoa phấn 20g, Xuyên sơn giáp, Cam thảo đều 6g, Ngân hoa, Liên kiều, Tử hoa địa đinh đều 15g, Bồ công anh 30g; thời kỳ giữa hoặc thời kỳ sau dùng phép ích khí thác độc, thuốc dùng Sinh hoàng kỳ, Bại tương thảo, Ý dĩ nhân đều 20g, Bạch truật, Sài hồ đều 10g, Thái tử sâm, Phục linh, Xích thược, Bạch thược, Thiên hoa phấn đều 15g, Thăng ma 8g, Xuyên sơn giáp, Cam thảo đều 6g. Thời kỳ đầu phối hợp với kháng sinh hoặc Metronidazole cùng chọc gan rút mủ, thời kỳ giữa, thời kỳ sau ngừng hoặc gián đoạn dùng kháng sinh, phối hợp chọc gan rút mủ. Kết quả trị khỏi 39 ca.
Chu Chấn Hoa (朱振华)
Trị 42 ca, thời kỳ đầu dùng phép than can giải độc, hóa ứ chỉ thống, dùng phương Sài hồ hồng đằng tiễn (Sài hồ, Hoàng cầm, Xích thược đều 15g, Hồng đằng 30-40g, Bại tương thảo, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh, Ngân hoa đều 30g, Liên kiều 20g, Nhũ hương, Một dược, Đan bì, Sinh đại hoàng đều 10g); thời kỳ giữa thanh can giải độc, trục ứ thác nùng, dùng phương trên bỏ Đại hoàng, Nhũ hương, Một dược, gia Bào sơn giáp, Tạo giác thích, Ý dĩ nhân, Đào nhân, Hổ trượng; thời kỳ sau bổ hư thác nùng, hoạt huyết tán thũng, dùng phương Thấu nùng tán gia giảm (Hoàng kỳ 15g, Đương quy, Bào sơn giáp, Thiên hoa phấn, Xích thược, Đào nhân đều 10g, Xuyên khung 6g, Bại tương thảo, Hổ trượng, Ý dĩ nhân, Mẫu lệ đều 30g). Đều có thể tùy chứng gia giảm, kết hợp uống Metronidazole 7-10 ngày là 1 liệu trình, trong đó 36 ca dùng thêm kháng sinh, kết quả đều khỏi bệnh.
Trương Thụy Minh (张瑞明)
Trị 16 ca (do vi khuẩn 15 ca, do amip 1 ca), thời kỳ đầu, thời kỳ giữa dùng phép thanh nhiệt giải độc, chọn dùng Sài cầm thang gia giảm, phối hợp kháng sinh; thời kỳ sau chỉ dùng Đông dược, chủ yếu ích khí hoạt huyết, chọn dùng Ngư tinh thảo, Hồng đằng, Bại tương thảo, Sa sâm, Hoàng kỳ đều 30g, Xuyên khung, Xích thược, Bào sơn giáp, Tạo giác thích, Mạch đông đều 12g. Kết quả trị khỏi 15 ca, không hiệu quả 1 ca.
Hoàng kỳ, Ngân hoa, Bồ công anh đều 15g, Tạo giác thích, Thiên hoa phấn, Tử hoa địa đinh, Liên kiều, Đan sâm, Bào sơn giáp đều 10g, Đan bì, Cam thảo đều 6g, sắc uống ngày 1 thang. Tưởng Hâm Tuyền dùng pháp này trị 43 ca, kết hợp chọc hút mủ, kết quả khỏi 32 ca, chuyển biến tốt 7 ca, vô hiệu 4 ca, tỷ lệ có hiệu quả đạt 90,6%.
Ngân hoa 180-300g, Dạ minh sa (cho vào túi riêng sắc), Sinh mẫu lệ đều 20-30g, Xích thược 12-24g, Khổ đinh hương 1-3g, Tiêu sơn chi, Uất kim đều 6-12g, Lưỡng đầu tiêm * (nghiền vỡ), đương quy đều 10-15g. Tích dịch khoang bụng gia Lưu ký nô, Đan sâm, Sơn giáp; Hoàng đản gia Xuyên luyện tử; buồn nôn hoặc nôn gia Bán hạ , Trần bì. Lưu Bái Nhiên dùng phương này trị apxe gan do vi khuẩn 33 ca, dùng 9-51 thang, kết quả đều khỏi.
Bạch hoa xà thiệt thảo 50g, Đan sâm, Bạch đầu ông 30g, Hạn liên thảo 20g, Ngũ linh chi, Đào nhân, Xích thược, Đương quy, Ngân hoa, Miết giáp, Sinh địa, Hoàng cầm đều 15g, Đại hoàng 10-15g. Cam thảo 5-10g. Trì Quế Khánh dùng phương này gia giảm trị 15 ca, kết hợp chọc gan hút mủ, kết quả đều khỏi.
Thanh đại 3g, Tử thảo, Hàn thủy thạch đều 9g, Nhũ hương, Tạo giác đều 6g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy 100-200ml, phân làm 2 lần uống, trẻ em giảm liều. Yến Nhuận Cúc dùng phương này gia giảm trị 6 ca, kết quả đều khỏi.
Bạch đầu ông 30g, Hoàng liên, Thanh bì, Xích thược đều 9g, Khổ sâm, Tần bì đều 18g, Hoàng bá, Thường sơn, Ý dĩ nhân, Xuyên luyện tử đều 12g, Sài hồ 15g, Quy vĩ, Cam thảo đều 6g. Thiên nhiệt gia Ngân hoa, Bồ công anh; thấp thịnh gia Bại tương thảo, Kim tiền thảo, Trần bì, Phục linh; đầy bụng gia Chỉ thực, Kê nội kim, Bạch truật; đau vùng gan gia Huyền hồ, Uất kim, Xuyên khung; Thể trạng hư nhược gia Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Sinh địa, Thạch hộc; tiêu mủ chậm gia Nga truật, Tam lăng, Đan sâm, Mộc hương. Vương Thanh Nguyên dùng phương này phối hợp kháng sinh, Metronidazole, chọc hút mủ trị 11 ca, liệu trình 30-90 ngày, đều trị khỏi.
Chú thích:
* Vị thuốc này ở vùng Lũng Sơn tỉnh Cam Túc (Trung Quốc), có người nhầm là phân chuột nhưng không phải, là thảo dược. Rễ gần giống Mạch đông nhưng có màu đậm, khí thơm. Sách Bản thảo tân biên chép: Vị cam, khí ôn, không độc. Quy kinh tỳ, vị, đại tràng, công dụng giáng khí tiêu thực, hóa bĩ kết trưng hà.
Là bệnh có thể điều trị được bằng nội khoa, kết hợp với chọc hút qua siêu âm khi ổ mủ lớn và phải phẫu thuật khi có biến chứng vỡ ổ áp xe.
Là bệnh nếu điều trị sớm, thích hợp có thể khỏi hẳn không để lại di chứng.
Các thuốc điều trị:
Emetin hoặc Dehydroemetin (20 mg/ống; tiêm bắp):
Là kháng sinh diệt amip trong và ngoài ruột hữu hiệu.
Có tác dụng phụ: đau cơ, nhức đầu,nôn ói, tiêu chảy và đặc biệt rất độc đối với cơ tim.
Liều dùng: 1 mg/kg/ngày x 10 ngày; không quá 70 mg/ngày.
Người lớn thường dùng liều 40 mg/ngày (ở Việt Nam).
Vì thuốc có thời gian bán hủy chậm; có tác dụng gây độc cho tế bào cơ tim; suy gan, suy thận nên chỉ được dùng lại sau 45 ngày.
Metronidazon (250 mg/viên; 500 mg/viên):
Là kháng sinh diệt amip trong và ngoài ruột hữu hiệu, đang được ưa chuộng để dùng trong điều trị áp xe gan do amip; hơn 90% bệnh nhân đáp ứng với điều trị như giảm đau và sốt trong vòng 72 giờ.
Là kháng sinh thuộc họ Nitro- 5 imidazol (Metronidazole, Tinidazole, Secnidazole, Ornidazole…).
Tác dụng phụ: nhức đầu, nôn ói, đau cơ.
Liều dùng: 750 mg x 3 lần/ngày x 5- 10 ngày. Trung bình 2g/ngày. Secnidazole, Tinidazole, Ornidazole uống 2g/ngày x 10 ngày.
Chloroquin (250 mg/viên- 150 mg base):
Là kháng sinh diệt amip ngoài ruột dùng điều trị phòng ngừa tái phát trong áp xe gan do amip.
Liều dùng: Hai ngày đầu: 1g/ngày
Các ngày sau: 500 mg/ngày x 4 tuần.
Iodoquinol (Direxiode 210 mg/viên):
Là kháng sinh diệt amip ở ruột dùng điều trị phòng ngừa tái phát trong áp xe gan do amip.
Liều dùng: 650 mg x 3 lần/ngày x 20 ngày. Trung bình 3 viên x 3 lần/ngày.
Phối hợp kháng sinh phổ rộng (như áp xe gan do vi trùng) nếu có bội nhiễm:
Là loại áp xe nhỏ, đa ổ, có thể điều trị nội khi ổ mủ nhỏ và phải chỉ định điều trị ngoại khi biết chắc có ổ mủ lớn.
Nếu điều trị sớm, thích hợp tiên lượng vẫn còn nặng do các biến chứng của nó và do nguyên nhân gây ra bệnh.
Điều trị áp xe gan do vi trùng nên cấy máu làm kháng sinh đồ trước khi dùng kháng sinh.
Phải bồi hoàn đủ nước và điện giải.
Dùng kháng sinh phổ rộng, đường tiêm chích, đủ liều, đủ thời gian (10- 14 ngày).
Điều trị ngoại: Dẫn lưu qua hướng dẫn của siêu âm nếu có ổ mủ lớn. Phẫu thuật khi có biến chứng vỡ ổ áp xe.
Điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật.
Áp xe gan - Bệnh nguy hiểm?
Áp-xe gan là một bệnh nặng, có thể gây tử vong với tỷ lệ cao. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, amíp, nấm. Đường lây bệnh có thể theo đường máu hay đường mật hoặc lây lan trực tiếp bởi các ổ nhiễm khuẩn lân cận trong ổ bụng.
Áp-xe gan thường do vi khuẩn đi theo đường máu tới gan hay do các ổ nhiễm khuẩn bên cạnh trong khoang phúc mạc. Áp-xe gan có thể chỉ là một ổ đơn độc, hoặc cũng có thể là nhiều ổ áp-xe. Trước đây, viêm ruột thừa vỡ là nguyên nhân gây áp-xe gan nhiều nhất, còn hiện nay bệnh đường mật phối hợp lại là căn nguyên gây áp-xe gan phổ biến hơn. Viêm mủ tĩnh mạch cửa thường do nhiễm khuẩn ở tiểu khung, nhưng đôi khi ổ nhiễm khuẩn ở nơi khác trong khoang phúc mạc cũng là nguyên nhân hay gặp gây áp-xe gan.
Biểu hiện áp-xe gan như thế nào?
Sốt là dấu hiệu hay gặp nhất trong áp-xe gan. Những bệnh nhân có thêm bệnh đường mật phối hợp thường có các triệu chứng khu trú ở góc hạ sườn phải, bao gồm: đau, phản ứng thành bụng và cảm ứng thành bụng; các triệu chứng không đặc biệt như ớn lạnh, chán ăn, sụt cân, buồn nôn, nôn có thể xuất hiện. Thực tế lâm sàng cho thấy có khoảng 50% số bệnh nhân áp-xe gan có gan to, mềm ở góc phần tư trên; hoặc có vàng da. Như vậy còn lại khoảng một nửa số bệnh nhân sẽ không có triệu chứng hay dấu hiệu gì liên quan tới bệnh gan. Sốt không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu duy nhất của áp-xe gan, đặc biệt ở người cao tuổi. Vì vậy bệnh lý ở bụng, đặc biệt ở vùng hạ sườn phải được xem là một phần của sốt không rõ nguyên nhân. Triệu chứng xét nghiệm đáng tin cậy nhất là tăng alkalin phosphatase trong huyết thanh ở 70% số bệnh nhân bị áp-xe gan. Các xét nghiệm chức năng gan khác như: tăng bilirubin thấy ở 50% bệnh nhân; 48% ca có tăng aspartat aminotransferase AST trong huyết thanh; tăng bạch cầu gặp trong 77%; thiếu máu (thường là đẳng sắc) gặp 50%; giảm albumin máu gặp 33%; vãng khuẩn huyết đồng thời gặp trong 30-35% số ca bệnh. Chẩn đoán hình ảnh là những phương pháp đáng tin cậy trong chẩn đoán áp-xe gan, như chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp bằng máy tính CT, quét dò tìm bạch cầu gắn indium và gallium, cộng hưởng từ hạt nhân MRI. Chụp Xquang phổi, đặc biệt khi thấy nửa cơ hoành bị nâng lên cao, hoặc có hiện tượng thâm nhiễm đáy hay tràn dịch màng phổi phải có thể phát hiện áp-xe gan.
Những loại vi khuẩn gây áp-xe gan là gì?
Mầm bệnh gây áp-xe thay đổi tùy vào bệnh căn. Những loại hay gặp là: trực khuẩn gram âm hiếu khí và cầu khuẩn đường ruột trong áp-xe gan do đường mật. Trong áp-xe gan do đường mật, ít gặp vi khuẩn kỵ khí. Nhưng trái lại, các ca áp-xe gan có nguồn gốc từ nhiễm khuẩn trong phúc mạc hay vùng tiểu khung, thì tác nhân gây bệnh thường gồm cả vi khuẩn kỵ khí lẫn hiếu khí, nhất là B.fragilis. Tuy nhiên đối với trường hợp bệnh nhiễm khuẩn lan theo đường máu gây áp-xe gan, thường chỉ gặp một loại vi khuẩn duy nhất chẳng hạn S.aureus hoặc Streptpcoccus milleri.
Tuy ít gặp nhưng cũng cần phải chú ý rằng áp-xe gan còn có thể do nấm Candida gây ra; thường xảy ra ở những bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị ung thư. Tác nhân nữa gây áp-xe gan là amíp tuy không phổ biến lắm. Để chẩn đoán trường hợp này cần xét nghiệm huyết thanh học tìm amíp thường cho kết quả dương tính ở trên 95% các trường hợp. Vì vậy nếu xét nghiệm âm tính giúp loại trừ amíp gây bệnh.
Các phương pháp điều trị
Điều trị áp-xe gan chủ yếu dùng hai phương pháp nội khoa và phẫu thuật.
Tuy cho đến nay, việc điều trị bằng cách chọc dẫn lưu qua da hoặc phẫu thuật vẫn còn là phổ biến để điều trị áp-xe ổ bụng, kể cả áp-xe gan, nhưng việc điều trị nội khoa cho áp-xe gan mủ cũng đã được quan tâm thỏa đáng. Với việc sử dụng các thuốc kháng sinh phổ rộng để điều trị áp-xe gan giống như các thuốc dùng trong nhiễm khuẩn máu do nhiễm khuẩn ổ bụng. Thông thường người ta hay phối hợp việc chọc hút ổ áp-xe trước khi điều trị nội khoa. Nhờ kết quả nuôi cấy bệnh phẩm, nên việc dùng thuốc theo kháng sinh đồ có kết quả tốt giúp bệnh nhân mau khỏi và tiết kiệm kinh phí chữa bệnh. Ngược lại các trường hợp điều trị mà không có chọc dẫn lưu qua da thường phải dùng kháng sinh kéo dài hơn. Tỷ lệ tử vong do áp-xe gan hiện nay vẫn còn khá cao, khoảng 15% các trường hợp mắc bệnh. Do phương pháp dẫn lưu qua da có những hạn chế như khó áp dụng trong các ca có ổ áp-xe lớn, có nhiều ổ; áp-xe chứa chất nhầy, nhớt dễ làm tắc ống dẫn lưu; các bệnh kết hợp, chẳng hạn bệnh đường mật cần phẫu thuật... nên người ta có xu hướng sử dụng phẫu thuật hơn. Trường hợp điều trị áp-xe gan do nấm Candida thường phải sử dụng amphotericin B dài ngày.
Theo một nghiên cứu đã khảo sát 540 trường hợp áp-xe ổ bụng, trong đó có 26% là áp-xe tạng; áp-xe gan chiếm tới 13% trong tổng số áp-xe và 48% trong số áp-xe tạng.(theo suckhoedoisong.vn)
Thaythuoccuaban.com