Áp xe phổi là ổ mủ trong một vùng phổi hoại tử thành hang cấp tính hoặc mạn tính, nguyên phát hoặc thứ phát không do vi khuẩn lao. Áp xe phổi có thể 1 ổ hoặc nhiều ổ. Viêm phổi hoại tử là trường hợp có nhiều ổ áp xe nhỏ có đường kính dưới 2cm ở nhiều thuỳ phổi khác .Khi điều trị nội khoa quá 6 tuần thất bại thì gọi là áp xe phổi mạn tính.
Cơ chế bệnh sinh:(Vi khuẩn học)
Vi khuẩn yếm khí: Tìm thấy trong răng, lợi bị viêm có 99% vi khuẩn yếm khí. Chọc hút khí quản lấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn yếm khí đạt 89%.
Vi khuẩn ái khí: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus. Klebsiella pneumoniae thường gây nhiều ổ áp xe, gặp ở người nghiện rượu, thiếu hụt miễn dịch. .
Viêm phổi do Pseudomonas aeruginosa là viêm phổi bệnh viện. Ổ áp xe nhỏ và nhiều thì vi khuẩn thường là Streptococcus milleri.Áp xe phổi có thể do nấm, amip, hiếm hơn là Salmonella hoặc vi khuẩn dịch hạch.
Lâm sàng: Khởi đầu đột ngột và có các triệu chứng sốt, ho, khạc đờm mủ, ộc mủ, đờm và hơi thở thối. Khám thực thể có hội chứng đông đặc phổi, hội chứng hang, hoặc chỉ nghe thấy ran ẩm, nổ.
Chụp X quang phổi: Hình ổ áp xe với thành dày. Có thể thấy hình tràn dịch màng phổi.
Việc xác định căn nguyên phải dựa vào xét nghiệm vi sinh vật đờm, dịch phế quản, máu hoặc bệnh phẩm khác.
Các tác nhân gây áp xe phổi thường là Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, E. Coli, Proteus, vi khuẩn yếm khí, Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae. Một số trường hợp do nấm, kí sinh treeing (amíp).
Cần tìm các yếu tố thuận lợi như nghiện rượu, suy giảm miễn dịch do HIV hoặc các thuốc ức chế miễn dịch, tìm các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát: răng, hàm, mặt, tai, mũi, họng, …
Triệu chứng lâm sàng
– Bệnh nhân sốt, mệt mỏi, sút cân, thiếu máu, dấu hiệu của một viêm phổi.
– Sốt: 38,5°c – 39°c hoặc cao hơn, có thể kèm rét run hoặc không.
– Đau ngực bên tổn thương, có thể có đau bụng ở những bệnh nhân áp xe phổi thùy dưới.
– Ho khạc đờm có mủ, đờm thường có mùi hôi hoặc thối, có thể khạc mủ số lượng nhiều (ộc mủ), đôi khi có thể khạc ra mủ lẫn máu hoặc thậm chí có ho máu nhiều, có khi chỉ ho khan.
– Khó thở, có thể có biểu hiện suy hô hấp: thở nhanh, tím môi, đầu chi, Pa02 giảm, Sa02 giảm.
–Khám phổi: gõ đục, nghe phổi nhiều ran ẩm có thể có tiếng cọ màng phổi, có thể thấy tiếng thổi ống, thổi hang nếu ổ áp xe phổi lớn. Nếu có biến chứng tràn mủ màng phổi thì có dấu hiệu tràn dịch màng phổi hoặc tràn dịch- tràn khí màng phổi.
Đây là giai đoạn rất dễ bị chẩn đoán sai
+ Khởi đầu có triệu chứng như một bệnh phổi cấp tính do vi khuẩn: sốt 39-400C,đau ngực tại chỗ,khó thở nhẹ,ho khan hoặc có thể ho ra loại chất nhày có lẫn mủ.Khám phổi thấy có ít ran rít ran nổ,gõ đục ít...
+ Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng,tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính cao hơn bình thường.
+ Trên X.quang chỉ thấy một bóng mờ không rõ ràng,kích thước tương đối rộng.chưa có ổ phá huỷ.
+ Nếu được điều trị sớm và tích cực thì các triệu chứng kể trên có thể giảm dần và không chuyển sang giai đoạn hoá mủ.Nếu không được điều trị đầy đủ và tích cực thì bệnh sẽ tiến triển và bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn khạc ra mủ.
Bệnh nhân thường khạc ra mủ từ ngày thứ 5 đến 15,có khi là vài tuần sau khi có những triệu chứng đầu tiên.Trước khi khạc ra mủ,bệnh nhân thường ho nhiều hơn,có khi ho ra máu trước do ổ mủ bị vỡ.Nếu Ap xe do vi khuẩn yếm khí thì hơi thở thường có mùi thối.Sau vài lần ho mạnh,bệnh nhân đau ngực dữ dội rồi khạc ra rất nhiều mủ,có khi tới vài trăm phân khối.Trong lúc này,bệnh nhân khó thở,bồn chồn,lo lắng,có trường hợp mủ tràn vào đường thở làm cho bệnh nhân ngạt thở và tử vong.Thường sau vài giờ các triệu chứng trên ổn định dần.Sau đó tình trạng chung của bệnh nhân tốt hơn lên,bệnh nhân đỡ ho,đỡ đau ngực,đỡ sốt nhưng vẫn tiếp tục khạc ra mủ với số lượng ít hơn. .
Trong giai đoạn này,bệnh nhân thường có những cơn ho mạnh,dai dẳng rồi khạc ra đờm lẫn mủ.Có những trường hợp ra nhiều mủ vào buổi sáng.Tuỳ theo vị trí khư trú của ổ Ap xe mà bệnh nhân sẽ khạc ra được nhiều mủ hơn ở những tư thế thích hợp,đó là tư thế dẫn lưu của Ap xe phổi.
Đờm khạc ra cho vào một cốc quan sát thấy có màu xanh nhạt,đặc quánh và tương đối đồng nhất,trên mặt có nhiều đốm mủ tròn to,trên cùng có thể có một ít bọt,ngoài ra có khi còn có những tia máu nhỏ.Nếu Ap xe phổi do vi khuẩn thường thì đờm mủ không có mùi,nhưng nếu do vi khuẩn yếm khí thì có mùi thối đặc biệt rất khó chịu.
Theo dõi đường biểu diễn thân nhiệt của bệnh nhân sẽ thấy chúng thay đổi ngược chiều với đường biểu diễn số lượng đờm mủ khạc ra: khi khạc được ra nhiều mủ thì thân nhiệt giảm xuống và ngược lại.Hình ảnh này khác với trong bệnh giãn phế quản (trong giãn phế quản,đờm mủ ra càng nhiều thì thân nhiệt càng cao).
Nghe phổi có thể thấy có tiếng thổi hang hay tiếng thổi vò,nhưng nếu ổ Ap xe ở sâu hoặc mủ không dẫn lưu ra được thì chỉ nghe thấy tiếng ran nổ hoặc chỉ thâý giảm rì rào phế nang ở vùng phổi có ổ Ap xe.
Tình trạng chung của bệnh nhân lúc bắt đầu khạc mủ có thể có tốt hơn trước,nhưng đến giai đoạn 3 này thì suy giảm dần,xanh xao,gày sút,suy kiệt,ngón tay dùi trống...Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu và tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính đều tăng cao.
Trên X.quang thường thấy có một hình hang,bờ không đều,chiều cao lớn hơn chiều rộng,trong hang thường có hình mức hơi mức nước,nhu mô phổi quang hang thường mờ,bờ không rõ và đậm độ không đều.Tuy nhiên trong nhiều trường hợp (55%) không thấy có hình hang mà chỉ thấy một vùng đông đặc tương đối đồng đều.Nếu chụp cắt lớp vùng này sẽ thấy giữa vùng đông đặc đó có một ổ Ap xe.Trên phim chụp phế quản sẽ thấy hình phế quản quanh ổ Ap xe ngấm thuốc và chỉ có một ít thuốc chaỷ vào ổ Ap xe.
Mới đầu có hình ảnh khí-nước trong đám đông đặc.Thông thường áp xe phổi có một thành dầy trong lòng áp xe có mực nước ngang. Áp xe thường có đường kính 4-6 cm. Có khi có nhiều ổ áp xe với nhiều mực nước khác nhau.Cần chụp phim nghiêng để xác định vị trí trước sau của ổ áp xe và phân biệt túi mủ màng phổi với ổ áp xe lớn ở ngoại vi. Nếu là túi mủ màng phổi thì mức nước ngang trên phim thẳng ngắn hơn mức nước ngang trên phim nghiêng, còn nếu là ổ áp xe lớn ở ngoại vi thì mức nước ngang trên phim thẳng và phim nghiêng bằng nhau.
Chụp cắt lớp vi tính ngực cho phép xác định rõ vị trí, số lượng ổ áp xe phổi. Các hình ảnh tổn thương có thể gặp bao gồm
Hình mức nước – hơi, với thành dày. Trên phim chụp cho phép xác định chính xác đường kính ổ áp xe.
Xác định chẩn đoán ổ áp xe phổi nhỏ không thấy trên phim chụp phổi thẳng, nghiêng.
Tình trạng nhu mô phổi, màng phổi xung quanh ổ áp xe: tổn thương như mô phổi, tràn dịch màng phổi kèm theo…
Lấy đờm, mủ của bệnh nhân khạc ra.Chọc hút mủ ổ áp xe qua thành ngực; chọc hút dịch màng phổi hoặc mủ mảng phổi.Soi phế quản ống mềm lấy bệnh phẩm (đờm mủ) và còn để tìm tổn thương kết hợp cấy máu.
Công thức máu: bạch cầu tăng cao (trên 15000) tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.Tốc độ máu lắng tăng cao.Nếu nghĩ đến nhiễm trùng huyết thì có thể cấy máuNếu nghĩ đến áp xe phổi do amíp thì làm phản ứng miễn dịch huỳnh quang để tìm kháng thể kháng Entamoeba histolitica và làm thêm siêu âm gan để tìm ổ áp xe gan do amíp.Căn cứ vào vị trí giải phẫu hoặc loại mầm bệnh gây Ap xe mà có thể có các thể lâm sàng sau:
+ Ap xe phổi thuỳ dưới: hay gặp (chiếm khoảng 60% các trường hợp),thường ở phân thuỳ đáy và hay gây giãn phế quản kèm theo.Trong các đợt tiến triển,có thể có triệu chứng đau bụng và phản ứng thành bụng do ổ Ap xe nằm sát với cơ hoành.
+ Ap xe phổi thuỳ giữa và thuỳ lưỡi: rất ít gặp.Khi bị Ap xe ở hai thuỳ này thì thường khó dẫn lưu mủ Ap xe.
+ Ap xe ở phổi phải: gặp nhiêù hơn phổi trái (chiếm khoảng 75% các trường hợp).
+ Ap xe phổi do vi khuẩn gây mủ thông thường: có thể gặp các loại vi khuẩn sau:
- Tụ cầu vàng.
- Liên cầu: thường gặp ở người lớn.
- Phế cầu: thường gặp ở trẻ em.Tuy dễ có biến chứng mủ màng phổi nhưng nhìn chung tiến triển tốt.
- Klebsiells Pneumoniae: tiến triển và lan rộng nhanh chóng.Đờm thương nhầy và dính,có màu xám hoặc lẫn máu.Hiện nay mặc dù được điều trị bằng các kháng sinh mạnh nhưng tiến triển vẫn có thể rất nặng và gây tử vong.
- Pseudomonas Aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh): tiên lượng thường rất nặng.
- Vi khuẩn Fundiliformis: ít gặp.Trước đây thường tiến triển rất nặng,hiện nay nhờ có kháng sinh nên tiên lượng tốt hơn.
+ Ap xe phổi thối:
Nguyên nhân là các vi khuẩn yếm khí thường có ở miệng,mũi,họng,xoang hoặc ống tiêu hoá.Trước đây,tiên lượng Ap xe phổi thối thường rất nặng,bệnh nhân thường tử vong vì suy kiệt,suy hô hấp và thoái hoá dạng tinh bột.Hiện nay,do có nhiều kháng sinh tốt nên tiên lượng các Ap xe phổi thối tốt hơn rất nhiều,mủ thối chỉ có ở giai đoạn đầu,sau đó tiến triển gần giống như Ap xe phổi do vi khuẩn thường.
+ Ap xe phổi do Amip:
- Có thể là nguyên phát (Amip đến phổi qua đường máu,loại này rất hiếm gặp) hoặc thứ phát (sau Ap xe gan Amip,loại này hay gặp hơn).
- Ap xe phổi Amip thứ phát thường là do Ap xe gan Amip bị biến chứng vỡ qua cơ hoành vào nhu mô phổi hoặc tạo nên một đường dò trực tiếp từ ổ Ap xe gan vào phế quản.Triệu chứng của loại Ap xe này là phối hợp các triệu chứng của Ap xe gan Amip và Ap xe phổi,mủ khạc ra thường có màu Socola nhưng khi có bội nhiễm thì mủ có thể cũng gần giống với các Ap xe phổi thông thường khác.Vùng bị Ap xe phổi Amip thứ phát thường là thuỳ dưới phổi phải,trong các trường hợp nghi ngờ thì có thể chụp X.quang có bơm hơi ổ bụng để xác định gan có tách biệt được với cơ hoành hay không (nếu gan bị dính vào cơ hoành thì nhiều khả năng Ap xe phổi đó là thứ phát do Ap xe gan).
- Chẩn đoán xác định Ap xe phổi Amip có thể dựa vào: xét nghiệm đờm mủ thấy có Amip (rất ít khi tìm được),xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang thấy hiệu giá kháng thể kháng Amip trong máu bệnh nhân tăng cao,điều trị thử bằng thuốc kháng Amip (Emetin,Flagyn) có kết quả.Tuy nhiên nhiều trường hợp phải xét nghiệm giải phẫu bệnh lý mới có thể xác định được bệnh
+ Bệnh nhân thường > 45 tuổi, tiền sử nghiện thuốc lá, thuốc lào.
+ Bên cạnh triệu chứng áp xe phổi, có thể thấy các triệu chứng khác như nuốt nghẹn, nói khàn, móng tay khum, ngón dùi trống, phù áo khoác, đau các khớp, …
+ Phim Xquang phổi thấy hang có thành dày, thường lệch tâm, xung quanh có các tua gai, ít khi có hình ảnh mức nước hơi. Soi phế quản và sinh thiết có thể chẩn đoán xác định được.
+ Biểu hiện lâm sàng giống áp xe phổi.
+ Xquang phổi: hình hang thành mỏng < 1mm, có mức nước hơi và sau khi điều trị như một áp xe phổi thì kén khí vẫn còn tồn tại.
– Giãn phế quản hình túi cục bộ:
+ Tiền sử ho, khạc đờm hoặc có khi ho ra máu kéo dài nhiều năm, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ tồn tại lâu.
+ Hình ảnh Xquang phổi: có nhiều ổ sáng xen kẽ vùng mờ không đều, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực lớp mỏng 1mm độ phân giải cao hoặc chụp phế quản cản quang giúp chẩn đoán xác định.
+ Lao phổi thường tiến triển từ từ với toàn trạng gầy sút suy sụp, sốt về chiều, ho khạc đờm, hoặc máu.
+ Có tiếp xúc với người mắc lao.
+ Tìm thấy trực khuẩn kháng cồn kháng toan (AFB) trong đờm (lấy 3 mẫu đờm liên tục trong 3 buổi sáng).
+ Phản ứng mantoux với tuberculin trong nhiều trường hợp dương tính mạnh.
+ Máu lắng tăng.
+ Xquang phổi: trên nền tổn thương thâm nhiễm hoặc xơ hoá có một hoặc nhiều hang, thường khu trú ở đỉnh phổi.
Gây mủ màng phổi
Ho ra máu
Có trường hợp điều trị bằng kháng sinh, ổ áp xe hết vi khuẩn nhưng có thể tồn tại một hang dưói dạng bong bóng, nó có thể nhiễm khuẩn trở lại hoặc phát triển nấm Aspergilus Fumigatus ở trong lòng hang để tạo nên một u nấm.Khi áp xe nguyên phát thông với một phế quản nhỏ, thành phế quản bị phá huỷ, tạo nên giãn phế quản hình túi.
Vi khuẩn đi theo đường tĩnh mạch gây áp xe não nay rất hiếm gặp.
Thoái hoá bột.
Dự phòng
-Vệ sinh răng miệng, mũi, họng.
– Điều trị tốt các nhiễm khuẩn răng, hàm, mặt, tai, mũi, họng. Thận trọng khi tiến hành các thủ thuật ở các vùng này để tránh các mảnh tổ chức rơi vào khí phế quản.
– Khi cho bệnh nhân ăn bằng ống thông dạ dày phải theo dõi chặt chẽ, tránh không để sặc thức ăn.
– Phòng ngừa các dị vật rơi vào đường thở.
Phế ung là trạng thái phổi có mủ.lâm sàng rõ nhất là sốt, có khi ho ra mủ, máu.ho kèm ngực tức. ”Phế Nuy, Phế Ung, Khái Nghịch Mạch Chứng Tịnh Tri”(Kim Qũy Yếu Lược) ghi: "Ho mà ngực đau, rét run, mạch Sác, họng khô, không khát, ói ra đàm đục, hôi thối, lâu lâu lại ói ra mủ như nước cháo, đó là chứng Phế Ung".
Theo YHHĐ, chứng Phế Ung thường gặp trong các chứng Phế lở loét, có mủ, Phế viêm hóa mủ, Ung thư phổi, Phế quản dãn, Phế quản viêm mạn...
Nguyên nhân chủ yếu do cảm nhiễm ngoại tà. Phong nhiệt độc, phong hàn hóa nhiệt uất kết lại ở Phế, nung nấu Phế khiến Phế khí không thông, nhiệt ủng, huyết ứ kết lại thành ung.
Chứng Phế ung do phong nhiệt làm tổn thương Phế.Do điều lý thất thường, lao nhọc làm tổn thương chính khí, phong hàn thừa cơ lấn lên, phong sinh nhiệt, uẩn tích lại không tan gây nên chứng Phế ung
Phế ung là bệnh đàm nhiệt ủng trệ, thuộc thực chứng, vì vậy đa số dùng phép Thanh Phế giải độc làm chính, không nên dùng thuốc bổ quá sớm.
Nếu đã thành mủ, nên dùng phép thanh nhiệt giải độc, tiêu mủ, tán kết.
Nếu có khó thở, khan tiếng, lượng mủ máu nhiều mà hôi, móng tay chân tím tái... đó là chứng rất nặng, nên phối hợp với y học hiện đại để điều trị tích cực.
Nếu ho nôn ra máu lượng ít, kéo dài không dứt, sốt về chiều, tâm phiền, miệng họng khô, mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, gầy ốm, chất lưỡi đỏ tía, lưới ít rêu, mạch Hư, Sác là dấu hiệu khí âm quá hao tổn, nhiệt độc chưa dứt. Điều trị nên phù chính, khu tà.
Trong phép dường Phế, tư âm, nên phối hợp các vị thuốc tiêu mủ, giải độc. Có thể chọn dùng bài Cát Cánh Hạnh Nhân Tiễn gia giảm.
Nếu tà khí hư, chính khí khôi phục dần dần, chuyển sang thời kỳ hồi phục, cơ thể bớt nóng, ho giảm nhẹ, đờm ít... mạch Tế không lực, nên dùng phép dưỡng khí âm, thanh đờm nhiệt, trừ dư tà.
- Chứng: Ho đàm dính, vùng ngực đau tức, sợ lạnh, sốt, có khi ho nhiều, khó thở, miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Hoạt mà Sác hoặc mạch Sác Thực .
- Nguyên Nhân: Do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, làm tổn thương huyết mạch, huyết bị nhiệt nung đốt gây ra thối thịt, kết lại thành mủ.
Biện Chứng: lạnh, phát sốt: do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, tà khí và chính khí tranh nhau gây ra.Ho, ngực đau, khó thở: do nhiệt độc nung nấu Phế làm cho Phế mất chức năng tuyên thanh. Đàm dính, miệng khô, mạch Sác dấu hiệu của nhiệt độc. Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù là dấu hiệu phong nhiệt từ phần biểu vào phần lý.
- Điều trị:
Sơ tán phong nhiệt, thanh Phế, hóa đàm.
Dùng bài Ngân Kiều Tán gia giảm:
Bạc hà 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Đậu xị 8g, Kim ngân hoa 12g, Kinh giới huệ 6g, Liên kiều 8g, Lô căn 8g, Ngưu bàng tử 12g, Trúc diệp 6g.
Đầu đau thêm Cúc hoa, Mạn kinh tử, Thanh diệp để giải phong nhiệt, làm nhẹ đầu, sáng mắt. Ho nhiều, đàm nhiều: thêm Bối mẫu, Hạnh nhân, Qua lâu để giảm ho, hóa đàm. Nhiệt làm tổn thương tân dịch: thêm Sa sâm (Huyền sâm), Thiên môn (Thạch hộc), Thiên hoa phấn để nhuận Phế, sinh tân. Ngực đau nhiều: thêm Uất kim, Đào nhân để thông kinh, tán ứ, giảm đau.
+ Sách “Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn” dùng bài:
1- Ngư Tinh Thảo Kê Áp Phương: Ngư tinh thảo 30g, Kê áp (trứng gà) 1 quả Ngư tinh thảo sắc trước, lọc bỏ bã, cho Kê áp vào quậy đều uống. Chia 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục 15-20 ngày.
2- Phế Nùng Thang Hợp Tễ: Hàn băng thạch 10g, Nha tạo 6g, Nhũ hương 10g, Thiên trúc hoàng 10g, Tử thảo 10g. Sắc, chia 2 lần uống.
+ Sách ‘Nhật Bản Hán Y Danh Phương Tuyển’ dùng 3 bài sau:
1- Phế Ung Thang: Bạch giới tử 2g, Bối mẫu 4g, Cát cánh 4g, Cam thảo 2g, Hạnh nhân 4g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu căn 2g. Sắc uống.
2- Vi Kinh Hợp Tứ Thuận Thang: Bối mẫu 4g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, Đào nhân 4g, Đông qua tử 4g. Tử uyển 2g, Vĩ kinh 4g, Ý dĩ nhân 8g. Sắc uống.
3- Sài Hồ Cát Cánh Gia Đình Lịch Thang: Bán hạ 6g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4g, Chỉ thực 2g, Đình lịch tử 2g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu nhân 4g, Sài hồ 6g, Sinh khương (khô) 2g. Sắc uống.
+ Sách “Thiên Gia Diệu Phương”:
1- Thanh Nhiệt Bài Nùng Thang: Bối mẫu 10g, Bồ công anh 30g, Cát cánh 10g, Chỉ thực 10g, Đan bì 10g, Đào nhân 10g, Đình lịch tử 10g, Đông qua tử 30g, Hoàng cầm 16g, Kim ngân hoa 30g, Lô căn (tươi) 60g, Tô tử 10g, Ý dĩ nhân 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
2- Vi Kinh Thang Hợp Cát Cánh Thang Gia Vị: Cam thảo 24g, Cát cánh 50g, Đông qua nhân 50g, Hoàng cầm 24g, Kim ngân hoa 24g, Liên kiều 24g, Ngư tinh thảo 50g, Qua lâu 24g, Vi căn 50g, Ý dĩ nhân 24g. Sắc uống.
+ Sách”Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng” dùng:
1- Ngư Tinh Thảo Cát Cánh Thang: Cát Cánh 20g, Ngư tinh thảo 40g.
2- Ngư tinh thảo 40g, Phổi heo 80g, nấu, ăn cả nước lẫn cái, 3-5 lần/ ngày.
+ Thanh Nhiệt Tuyên Phế Thang: Ngân hoa đằng, Thạch liên (Hột sen) đều 30g, Liên kiều 15g, Ngư tinh thảo (cho vào sau) 50g, Ma hoàng (sống) 10g, Cát cánh 15g, Cam thảo (sống) 10g. Sắc uống (Trung Y Tạp Chí 1987: 7).
Châm Cứu: Đại chùy (Đc 14), Phế du (Bq 13), Đại trường du (Bq 25), Phong long (Vi 40), Khổng tối (P 6), Ngư tế (P 10) (Bị Cấp Châm Cứu).
Nhĩ Châm: Phế, Chi khí quản, Tỳ, Huyết dịch, Huyết cơ điểm, Giao cảm, Bình suyễn, Mê căn (Bị Cấp Châm Cứu).
Triệu chứng: Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.
Biện chứng: Sốt cao, không sợ lạnh là do nhiệt độc cao, tà khí và chính khí giao tranh, nhiệt bị bức bách gây nên ra mồ hôi. Đờm nhiệt uất ở Phế gây nên ho, thở gấp, nôn ra đờm mủ máu, ngực đau tức. Tân dịch bị hao tổn nên miệng khô, họng khô. Rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt, Sác là do nhiệt độc uất kết trong thời kỳ nung mủ.
Điều Trị:
Thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, tán kết, dùng bài:
- Thiên Kim Vi Hành Thang : Đào nhân 12g, Đông qua nhân 12g, Vĩ kinh 40g, Ý dĩ nhân 20g. Thêm Áp chích thảo 8g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 8g, Ngư tinh thảo 16g.
- Phức Phương Ngư Cát Thang: Bối mẫu 10g, Cam thảo 6g, Cát cánh 16g, Đào nhân 10g, Đông qua nhân 30g, Hoàng cầm 10g, Kim ngân hoa 30g, Ngư tinh thảo 30g, Ý dĩ nhân 30g
- Thanh Nhiệt Thác Nùng Thang: Đông qua tử, Ngân hoa, Bồ công anh, Ý dĩ nhân (sống) đều 30g, Lô căn (tươi) 60g, Cát cánh, Đan bì, Chỉ thực, Đình lịch tử, Xuyên bối mẫu, Đào nhân, Tô tử đều 10g, Hoàng cầm 15g. Sắc uống
+ Sách ‘ NKHT.Hải’: Thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, tán kết, dùng bài: Thiên Kim Vi Hành Thang (Thiên Kim Phương): Đào nhân 12g, Đông qua nhân 12g, Vĩ kinh 40g, Ý dĩ nhân 20g. Thêm Áp chích thảo 8g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 8g, Ngư tinh thảo 16g. (Dùng Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế; Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc).
-Nhiệt nhiều thêm Chi tử, Hoàng cầm, Thạch cao, Tri mẫu. Ói ra đàm đục, suyễn: thêm Đình lịch tử, Tang bạch bì.
+ Sách”NKHT.Đô”: Thanh nhiệt giải độc, tuyên Phế, hóa ứ, dùng bài: Thiên Kim Vi Hành Thang Gia Vị (Thiên Kim Phương): Đào nhân 12g, Đông qua nhân 12g, Vi kinh 40g, Ý dĩ nhân 20g. Thêm Áp chích thảo 8g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 8g, Ngư tinh thảo 16g.
. Phiền khát thêm Thiên hoa phấn, Tri mẫu. Táo bón thêm Đại hoàng. Ho đàm thêm Bối mẫu, Qua lâu bì.
- Sinh Hoàng Đậu Tương: Hoàng đậu (Đậu nành) 40-100g, rửa sạch, ngâm nước cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã thành nước đậu sống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 200ml (Thiên Gia Diệu Phương).
- Phức Phương Ngư Cát Thang: Bối mẫu 10g, Cam thảo 6g, Cát cánh 16g, Đào nhân 10g, Đông qua nhân 30g, Hoàng cầm 10g, Kim ngân hoa 30g, Ngư tinh thảo 30g, Ý dĩ nhân 30g (Thiên Gia Diệu Phương).
- Thanh Nhiệt Thác Nùng Thang: Đông qua tử, Ngân hoa, Bồ công anh, Ý dĩ nhân (sống) đều 30g, Lô căn (tươi) 60g, Cát cánh, Đan bì, Chỉ thực, Đình lịch tử, Xuyên bối mẫu, Đào nhân, Tô tử đều 10g, Hoàng cầm 15g. Sắc uống (Thiên Gia Diệu Phương).
TD: Thanh nhiệt, giải độc, khứ đờm, thác nùng.
- Phục Phương Thanh Nhiệt Giải Độc Thang: Dã mãng mạch căn, Lô căn đều 15 – 30g, Ngư tinh thảo, Kim ngân hoa đều 15g, Hồng đằng 9 – 15g, Hoàng cầm, Cát cánh 6 – 9g, Đan sâm, Đào nhân đều 9g. Sắc uống. Đã trị 20 ca, khỏi hẳn 19 ca, hiệu quả ít: 1 ca (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1991: 5).
Triệu Chứng: Sốt, khát, thích uống nước, ho ói ra mủ, máu hoặc như nước cơm, mùi tanh hôi, ngực đầy tức, đau, thở khó, không nằm được, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác
Biện Chứng: Ói ra đàm lẫn mủ, máu, tanh hôi: do mủ vỡ ra trong Phế. Ngực đầy, đau, thở khó (suyễn), không nằm được: do Phế khí bị ủng tắc không thông. Phiền khát, thích uống: do nhiệt độc nung đốt làm cho Phế Vị âm bị tổn thương Chất lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác, dấu hiệu nhiệt độc quá thịnh.
Điều trị: Bài nùng, giải độc, thanh nhiệt, sinh tân.
- Cát Cánh Thang hợp Thiên Kim Vi Hành Thang: Bại tương thảo 8g, Cam thảo 24g, Cát cánh 50g, Đông qua nhân 50g, Hoàng cầm 24g, Kim ngân hoa 24g, Liên kiều 24g, Ngư tinh thảo 50g, Qua lâu 24g, Vi căn 50g, Ý dĩ nhân 24g. Sắc uống.
- Cát Cánh Thang Gia Vị : Bách hợp 20g, Bối mẫu 40g, Cam thảo 80g, Cát cánh 40g, Chỉ xác 40g, Đương qui 40g, Hạnh nhân 20g, Hoàng kỳ 60g, Phòng phong 40g, Qua lâu nhân 40g, Tang bạch bì 40g, Ý dĩ nhân 40g, Sắc uống.
+ Sách ‘NKHT.Hải’ dùng bài:Cát Cánh Thang hợp Thiên Kim Vi Hành Thang: Bại tương thảo 8g, Cam thảo 24g, Cát cánh 50g, Đông qua nhân 50g, Hoàng cầm 24g, Kim ngân hoa 24g, Liên kiều 24g, Ngư tinh thảo 50g, Qua lâu 24g, Vi căn 50g, Ý dĩ nhân 24g. Sắc uống.
(Dùng Bại tương thảo, Hoàng cầm, Qua lâu, Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế; Cát cánh hỗ trợ tác dụng tuyên Phế, Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc).
+ Sách ‘NKHT. Đô’: Bài nùng, hóa ứ, thanh nhiệt, giải độc, dùng bài Cát Cánh Thang Gia Vị (Tế Sinh Phương): Bách hợp 20g, Bối mẫu 40g, Cam thảo 80g, Cát cánh 40g, Chỉ xác 40g, Đương qui 40g, Hạnh nhân 20g, Hoàng kỳ 60g, Phòng phong 40g, Qua lâu nhân 40g, Tang bạch bì 40g, Ý dĩ nhân 40g, Sắc uống.
+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương ‘: dưỡng âm, thanh Phế, hóa ứ, bài nùng, dùng bài Bách Hợp Bạch Cập Trư Nhục Thang: Bách hợp 120g, Bạch cập 60g, Thịt heo (Trư nhục) 100-200g. Thuốc tán bột, mỗi lần dùng 10-12g, trộn với thịt heo giã nhỏ, chưng cách thủy cho chín, ăn ngày một lần.
+ Tư Âm Giải Độc Thang (Sơn Tây Trung Y Tạp Chí): Huyền sâm 15g, Ngân hoa, Bồ công anh. Lô căn, Tử hoa địa đinh, Bại tương thảo, Cát cánh, Thiên môn, Mạch môn, Thiên hoa phấn đều 10g, Đông qua nhân, Ý dĩ nhân đều 18g. Sắc uống.
TD: Tư âm, giải độc, thanh ung, bài nùng. Trị trẻ nhỏ bị áp xe phổi. Đã dùng bài này trị 11 ca đều khỏi hẳn.
Châm Cứu
Phế du (Bq 13), Thái uyên (P 9), Thái khê (Th 3), Khổng tối (P 6), Trung đô (C 6) (Bị
Cấp Châm Cứu).
+ HÓA NÙNG TÁN (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bối mẫu 40g, Cát cánh 40g, Cam thảo 5g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 5g, ngày 3 lần. Uống với nước sắc Ý dĩ.
Tác dụng: Thanh nhiệt, tán kết, lợi khí, bài nùng. Trị Phế nhiệt, ho ra đờm mủ.
+VÂN MẪU CAO (Lý Luận Biền Văn): Vân mẫu, Hỏa tiêu, Cam thảo đều 128g, Hòe chi, Tang bạch bì, Liễu chi, Trắc bá diệp. Cát cánh bì đều 64g, Bạch chỉ, Một dược, Xích thược, Nhục quế, Hoàng kỳ, Huyết kiệt, Đương quy, Bồ hoàng, Bạch cập, Xuyên khung, Bạch vi, Mộc hương, Phòng phong, Hậu phác, Cát cánh, Sài hồ, Đảng sâm, Thương truật, Hoàng cầm, Long đởm thảo, Hợp hoan bì, Nhũ hương, Phục linh đều 15g. Chưng với dầu Mè, thêm Hoàng đơn, Tùng hương 32g, trộn cho đều thành cao. Dùng để đắp bên ngoài.
Tác dụng: Thanh Phế, hóa đờm, tiêu ứ, bài nùng kiêm bổ hư. Trị Phế ung.
+ PHẾ UNG TÁN (Tinh Độc Đường Tổ Truyền Bí Phương): Ngư tinh thảo, Kim ngân hoa, Đông qua nhân, Bản lam căn đều 30g, Cát cánh, Xuyên bối mẫu, Đào nhân, Hoàng cầm, Hoàng liên đều 15g, Cam thảo 10g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần.
– Dùng kháng sinh sớm, theo kháng sinh đồ.
– Phối hợp từ 2 kháng sinh, theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Nếu đờm có mùi thối dùng kháng sinh chống vi khuẩn kị khí: metronidazol 500mg X 2 lọ/ngày truyền tĩnh mạch chia sáng, tối.
– Liều cao ngay từ đầu.
– Sử dụng thuốc ngay sau khi lấy được bệnh phẩm chẩn đoán vi sinh-vật.
– Thay đổi kháng sinh dựa theo diễn biến lâm sàng và kháng sinh đồ nếu có.
– Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 4 tuần (có thể kéo dài đến 6 tuần tùy theo lâm sàng và Xquang phổi).
Các loại kháng sinh có thể dùng như sau:
+ Penicilin G 10 – 50 triệu đơn vị tùy theo tình trạng và cân nặng của bệnh nhân, pha truyền tĩnh mạch chia 3-4 lần/ngày, kết hợp với 1 kháng sinh nhóm aminoglycoside:
+ Gentamicin 3-5mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần.
+ Amikacin 15mg/kg/ngày tiêm bắp 1 lần hoặc pha truyền tĩnh mạch trong 250ml dung dịch natri clorua 0,9%.
+ Nếu nghi vi khuẩn tiết betalactamase thì thay penicilin G bằng amoxicillin + acid clavunalic hoặc ampicillin + sulbactam, liều dùng 3-6g/ngày (các biệt dược: Augmentin, Curam, Unasyn…).
+ Nếu nghi ngờ áp xe phổi do vi khuẩn Gram âm thì dùng cephalosporin thế hệ 3 như cefotaxim 3 – 6g/ngày, ceftazidim 3 – 6g/ngày, kết hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid với liều tương tự như đã nêu ở trên.
+ Nếu nghi ngờ áp xe phổi do vi khuẩn yếm khí thì kết hợp nhóm beta lactam + acid clavunalic với metronidazol liều 1- 1,5g/ngày, truyền tĩnh mạch chia 2-3 lần/ngày hoặc penicillin G 10-50 triệu đơn vị kết hợp metronidazol 1-1,5g/ngày truyền tĩnh mạch hoặc penicilin G 10-50 triệu đơn vị kết hợp clindamycin 1,8g/ngày truyền tĩnh mạch.
+ Nếu nghi ngờ áp xe phổi do tụ cầu: oxacillin 6 – 12g/ngày hoặc vancomycin 1-2g/ngày, kết hợp với amikacin khi nghi do tụ cầu kháng thuốc.
+ Nếu áp xe phổi do a míp thì dùng metronidazol 1,5g/ngày, truyền tĩnh mạch chia 3 lần/ngày kết hợp với kháng sinh khác.
+ Chú ý xét nghiệm creatinin máu 2 lần trong một tuần đối với bệnh nhân có sử dụng thuốc nhóm aminoglycoside.
– Dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực: dựa vào phim chụp Xquang phổi thẳng nghiêng hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, chọn tư thế bệnh nhân để dẫn lưu tư thế kết hợp với vỗ rung lồng ngực. Dẫn lưu tư thế nhiều lần/ngày, để bệnh nhân ở tư thế sao cho ổ áp xe được dẫn lưu tốt nhất, lúc đầu trong thời gian ngắn vài phút, sau kéo dài dần thời gian tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của bệnh nhân có thể đến 15-20 phút/lần. vỗ rung dẫn lưu tư thế mỗi ngày 2-3 lần.
– Có thể nội soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản dẫn lưu ổ áp xe. Soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương gây tắc nghẽn phế quản và gắp bỏ dị vật phế quản nếu có.
– Chọc dẫn lưu mủ qua thành ngực: áp dụng đối với những ổ áp xe phổi ở ngoại vi, ổ áp xe không thông với phế quản; ổ áp xe ở sát thành ngực hoặc dính với màng phổi. Sử dụng ống thông cỡ 7-14F, đặt vào ổ áp xe để hút dẫn lưu mủ qua hệ thống hút liên tục.
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
– Đảm bảo cân bằng nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.
– Giảm đau, hạ sốt.
Điều trị ngoại khoa:
Mổ cắt phân thùy phổi hoặc thùy phổi hoặc cả 1 bên phổi tùy theo mức độ lan rộng với thể trạng bệnh nhân và chức năng hô hấp trong giới hạn cho phép (FEV1 > 1 lít so với số lí thuyết).
– Ổ áp xe > 10cm.
– Áp xe phổi mạn tính điều trị nội khoa không kết quả.
– Ho ra máu tái phát hoặc ho máu nặng đe doạ tính mạng.
– Áp xe phối hợp với giãn phế quản khu trú nặng.
– Có biến chứng rò phế quản – khoang màng phổi.
Tham khảo thêm về bệnh áp xe phổi:
Áp xe phổi là trạng thái phổi có mủ. Chứng trạng lâm sàng rõ nhất là sốt, ho kèm ngực tức, có khi ho ra mủ, máu. Chương thứ 8 ‘Phế Nuy, Phế Ung, Khái Nghịch Mạch Chứng Tịnh Trị’ (Kim Qũy Yếu Lược) ghi: "Ho mà ngực đau, rét run, mạch Sác, họng khô, không khát, ói ra đàm đục, hôi thối, lâu lâu lại ói ra mủ như nước cháo, đó là chứng Phế Ung".
Theo YHHĐ, chứng Phế Ung thường gặp trong các chứng Phế lở loét, có mủ, Phế viêm hóa mủ, Ung thư phổi, Phế quản dãn, Phế quản viêm mạn...
Theo sách ‘Thiên Kim Phương’, có thể dùng Đậu nành (Hoàng đậu) để kiểm tra và theo dõi diễn tiến chứng Phế Ung như sau:
. Kiểm Tra: cho người bệnh nhai Đậu nành, nếu cảm thấy có vị thơm ngọt thường là bị áp xe phổi, nếu người bệnh cảm thấy có vị tanh hôi thì thường không phải là bệnh áp xe phổi.
. Theo dõi diễn tiến bệnh: Sau khi được điều trị một thời gian, nếu người bệnh nhai Đậu nành mà cảm thấy tanh không thể nuốt được là bệnh đã diễn biến tốt, có thể cho ngừng thuốc được rồi. Trái lại nếu vẫn cảm thấy vị thơm ngọt thì bệnh chưa hết, phải điều chỉnh lại phương pháp điều trị cho thích hợp.
Nguyên nhân chủ yếu do cảm nhiễm ngoại tà. Phong nhiệt độc, phong hàn hóa nhiệt uất kết lại ở Phế, nung nấu Phế khiến Phế khí không thông, nhiệt ủng, huyết ứ kết lại thành ung.
Thiên ‘Phế Nuy Phế Ung Khái Thấu Thượng Khí Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Phong vào phần Vệ thì thở ra được, không hít vào được. Nhiệt nhiều ở phần Vinh thì hít vào được nhưng thở ra không được. Phong làm tổn thương bì mao, nhiệt làm tổn thương huyết mạch. Phong lưu ở Phế, người bệnh ho, miệng khô, suyễn đầy, họng khô, không khát, khạc ra nhiều đàm đặc, thường bị rét run. Nóng quá huyết ngưng trệ chứa kết lại thành mủ”... Cho thấy chứng Phế ung do phong nhiệt làm tổn thương Phế.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “ “Chứng Phế ung, do phong hàn làm tổn thương Phế, khí kết tụ lại gây nên... Khí bị hư, hàn thừa cơ hư làm tổn thương Phế, hàn làm cho huyết ngưng trệ, uẩn kết lại thành ung, nhiệt tăng lên, nhiệt tích không tan đi huyết bị bại hóa thành mủ”.
Sách ‘Loại Chứng Trị Tài’viết: “Chứng Phế ung, do cảm phải phong hàn...”.
Sách ‘Y Học Cương Mục q 19’ viết: “Chứng Phế ung, do ăn uống thức ăn cay, nóng, thức ăn nướng, hoặc uống rượu nóng, táo nhiệt làm tổn thương Phế gây nên bệnh, cần trị sớm”.
Sách ‘Thọ Thế bảo Nguyên’ viết: “ Do điều lý thất thường, lao nhọc làm tổn thương chính khí, phong hàn thừa cơ lấn lên, phong sinh nhiệt, uẩn tích lại không tan gây nên chứng Phế ung”.
Phế ung là bệnh đàm nhiệt ủng trệ, thuộc thực chứng, vì vậy đa số dùng phép Thanh Phế giải độc làm chính, không nên dùng thuốc bổ quá sớm.
Nếu đã thành mủ, nên dùng phép thanh nhiệt giải độc, tiêu mủ, tán kết.
Nếu có khó thở, khan tiếng, lượng mủ máu nhiều mà hôi, móng tay chân tím tái... đó là chứng rất nặng, nên phối hợp với y học hiện đại để điều trị tích cực.
Nếu ho nôn ra máu lượng ít, kéo dài không dứt, sốt về chiều, tâm phiền, miệng họng khô, mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, gầy ốm, chất lưỡi đỏ tía, lưới ít rêu, mạch Hư, Sác là dấu hiệu khí âm quá hao tổn, nhiệt độc chưa dứt. Điều trị nên phù chính, khu tà.
Trong phép dường Phế, tư âm, nên phối hợp các vị thuốc tiêu mủ, giải độc. Có thể chọn dùng bài Cát Cánh Hạnh Nhân Tiễn gia giảm.
Nếu tà khí hư, chính khí khôi phục dần dần, chuyển sang thời kỳ hồi phục, cơ thể bớt nóng, ho giảm nhẹ, đờm ít... mạch Tế không lực, nên dùng phép dưỡng khí âm, thanh đờm nhiệt, trừ dư tà.
Trên lâm sàng, bệnh thường phát triển theo ba giai đoạn như sau:
Nguyên Nhân: Do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, làm tổn thương huyết mạch, huyết bị nhiệt nung đốt gây ra thối thịt, kết lại thành mủ.
Chứng: Ho đàm dính, vùng ngực đau tức, sợ lạnh, sốt, có khi ho nhiều, khó thở, miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Hoạt mà Sác ( NKT.Hải), mạch Sác Thực (NKT.Đô).
Biện Chứng:
.Sợ lạnh, phát sốt: do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, tà khí và chính khí tranh nhau gây ra.
. Ho, ngực đau, khó thở: do nhiệt độc nung nấu Phế làm cho Phế mất chức năng tuyên thanh.
. Đàm dính, miệng khô, mạch Sác dấu hiệu của nhiệt độc.
. Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù là dấu hiệu phong nhiệt từ phần biểu vào phần lý.
Điều trị:
Sơ tán phong nhiệt, thanh Phế, hóa đàm
Dùng bài Ngân Kiều Tán (Ôn Bệnh Điều Biện ) gia giảm
Bạc hà | 8 | Cát cánh | 8 | Đậu xị | 8 | Liên kiều | 8 |
Lô căn | 8 | Kinh giới tuệ | 6 | Trúc diệp | 6 | Kim ngân hoa | 12 |
Ngưu bàng tử | 12 | Cam thảo | 4 |
.(Kim ngân hoa, Liên kiều, để sơ tán phong nhiệt; Bạc hà, Cát cánh, Đậu xị, Kinh giới, Ngưu bàng tử để tuyên thông Phế khí, Lô căn, Trúc diệp để thanh nhiệt, sinh tân dịch).
-Đầu đau thêm Cúc hoa, Mạn kinh tử, Thanh diệp để giải phong nhiệt, làm nhẹ đầu, sáng mắt. Ho nhiều, đàm nhiều: thêm Bối mẫu, Hạnh nhân, Qua lâu để giảm ho, hóa đàm. Nhiệt làm tổn thương tân dịch: thêm Sa sâm (Huyền sâm), Thiên môn (Thạch hộc), Thiên hoa phấn để nhuận Phế, sinh tân. Ngực đau nhiều: thêm Uất kim, Đào nhân để thông kinh, tán ứ, giảm đau.
+ Sách ‘Nhật Bản Hán Y Danh Phương Tuyển’ dùng 3 bài sau:
1- Phế Ung Thang: Bạch giới tử 2g, Bối mẫu 4g, Cát cánh 4g, Cam thảo 2g, Hạnh nhân 4g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu căn 2g. Sắc uống.
2- Vi Kinh Hợp Tứ Thuận Thang: Bối mẫu 4g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, Đào nhân 4g, Đông qua tử 4g. Tử uyển 2g, Vĩ kinh 4g, Ý dĩ nhân 8g. Sắc uống.
3- Sài Hồ Cát Cánh Gia Đình Lịch Thang: Bán hạ 6g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4g, Chỉ thực 2g, Đình lịch tử 2g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu nhân 4g, Sài hồ 6g, Sinh khương (khô) 2g. Sắc uống.
- Triệu chứng: Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.
- Biện chứng: Sốt cao, không sợ lạnh là do nhiệt độc cao, tà khí và chính khí giao tranh, nhiệt bị bức bách gây nên ra mồ hôi. Đờm nhiệt uất ở Phế gây nên ho, thở gấp, nôn ra đờm mủ máu, ngực đau tức. Tân dịch bị hao tổn nên miệng khô, họng khô. Rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt, Sác là do nhiệt độc uất kết trong thời kỳ nung mủ.
Điều Trị:
Thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, tán kết
Thiên Kim Vi Hành Thang (Thiên Kim Phương)
Đào nhân | 12 | Đông qua nhân | 12 | Kim ngân hoa | 12 | Áp chích thảo | 8 |
Vĩ kinh | 40 | Ý dĩ nhân | 20 | Liên kiều | 8 | Ngư tinh thảo | 16 |
Giải thích bài thuốc:Dùng Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế; Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc
-Nhiệt nhiều thêm Chi tử, Hoàng cầm, Thạch cao, Tri mẫu. Ói ra đàm đục, suyễn: thêm Đình lịch tử, Tang bạch bì.
Bài thuốc đơn giản: Sinh Hoàng Đậu Tương: Hoàng đậu (Đậu nành) 40-100g, rửa sạch, ngâm nước cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã thành nước đậu sống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 200ml (Thiên Gia Diệu Phương).
Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.
. Ói ra đàm lẫn mủ, máu, tanh hôi: do mủ vỡ ra trong Phế.
. Ngực đầy, đau, thở khó (suyễn), không nằm được: do Phế khí bị ủng tắc không thông.
. Phiền khát, thích uống: do nhiệt độc nung đốt làm cho Phế Vị âm bị tổn thương
. Chất lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác: dấu hiệu nhiệt độc quá thịnh.
Bài nùng, giải độc, thanh nhiệt, sinh tân.
Phương: Cát Cánh Thang hợp Thiên Kim Vi Hành Thang
Bại tương thảo | 8 | Cam thảo | 24 | Cát cánh | 50 | Đông qua nhân | 50 |
Hoàng cầm | 24 | Kim ngân hoa | 24 | Liên kiều | 24 | Qua lâu | 24 |
Ý dĩ nhân | 24 | Ngư tinh thảo | 50 | Vi căn | 50 |
(Dùng Bại tương thảo, Hoàng cầm, Qua lâu, Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế; Cát cánh hỗ trợ tác dụng tuyên Phế, Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc).
Bài 2: Tư Âm Giải Độc Thang ((Sơn Tây Trung Y Tạp Chí):
Huyền sâm | 15 | Ngân hoa | 10 | Bồ công anh | 10 | Lô căn | 10 |
Tử hoa địa đinh | 10 | Bại tương thảo | 10 | Cát cánh | 10 | Thiên môn | 10 |
Mạch môn | 10 | Thiên hoa phấn | 10 |
Trị trẻ nhỏ bị áp xe phổi. Đã dùng bài này trị 11 ca đều khỏi hẳn.
+ HÓA NÙNG TÁN (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bối mẫu 40g, Cát cánh 40g, Cam thảo 5g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 5g, ngày 3 lần. Uống với nước sắc Ý dĩ.
Tác dụng: Thanh nhiệt, tán kết, lợi khí, bài nùng. Trị Phế nhiệt, ho ra đờm mủ.
+ VÂN MẪU CAO (Lý Luận Biền Văn): Vân mẫu, Hỏa tiêu, Cam thảo đều 128g, Hòe chi, Tang bạch bì, Liễu chi, Trắc bá diệp. Cát cánh bì đều 64g, Bạch chỉ, Một dược, Xích thược, Nhục quế, Hoàng kỳ, Huyết kiệt, Đương quy, Bồ hoàng, Bạch cập, Xuyên khung, Bạch vi, Mộc hương, Phòng phong, Hậu phác, Cát cánh, Sài hồ, Đảng sâm, Thương truật, Hoàng cầm, Long đởm thảo, Hợp hoan bì, Nhũ hương, Phục linh đều 15g. Chưng với dầu Mè, thêm Hoàng đơn, Tùng hương 32g, trộn cho đều thành cao. Dùng để đắp bên ngoài.
Tác dụng: Thanh Phế, hóa đờm, tiêu ứ, bài nùng kiêm bổ hư. Trị Phế ung.
+ PHẾ UNG TÁN (Tinh Độc Đường Tổ Truyền Bí Phương): Ngư tinh thảo, Kim ngân hoa, Đông qua nhân, Bản lam căn đều 30g, Cát cánh, Xuyên bối mẫu, Đào nhân, Hoàng cầm, Hoàng liên đều 15g, Cam thảo 10g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi Phế, bài nùng. Trị Phế ung.
Biện chứng đông y: Ngoại cảm phong ôn bệnh độc, bệnh tà tập kết tại phế tổn thương huyết mạch, huyết bị nhiệt đốt mà sinh thối thịt thành ung mủ.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đờm bài mủ.
Đơn thuốc: Thanh nhiệt bài nùng thang.
Công thức: Đông qua tử 30g, Ngân hoa 30g, Công anh 30g, Sinh ý mễ 30g, Tiên lô cǎn 60g, Cát cánh 10g, Đơn bì 10g, Chỉ thực 10g, Đình lịch tử 10g, Xuyên bối 10g, Đào nhân 10g, Tô tử 10g, Hoàng cầm 15g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
Hiệu quả lâm sàng: Thôi XX, nam, 45 tuổi, sốt cao, ho, nôn ra đờm dính có mủ, mùi hôi thối, ngực đau, thở gấp, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực. Chẩn đoán là phế ung (áp xe phổi). Cho uống "Thanh nhiệt bài nung thang". Sau 2 tháng thì các chứng đều giảm, duy đờm cẫn còn mùi thối. Lại theo bài đó tiếp tục uống 5 thang, các chứng đều hết, bệnh khỏi
Biện chứng đông y: Tà nhiệt ẩn ở phế, uất lâu không giải được, phổi thối rữa thành mủ.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đờm trừ mủ.
Đơn thuốc: Phức phương ngư cát thang.
Công thức: Ngư tinh thảo 30g, Cát cánh 15g, Kim ngân hoa 30g, Cam thảo 5g, hoàng cầm 10g, Đào nhân 10g, Đông qua nhân 30g, Sinh dĩ nhân 30g, Tượng bối mẫu 10g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, người bệnh nặng mỗi ngày 1 thang. Người nhiệt nặng có thể thêm Hoàng liên 10g, người chính hư có thể thêm Hoàng kỳ 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị 40 ca phần lớn có kết quả rất tốt. Hoạn XX, nữ, 19 tuổi, công nhân. Vì sốt, ho đau ngực 4 ngày mà vào viện. Xét nghiệm bạch cầu 12.000/mm3, trung tính 83%. Chụp X quang thấy: phía trên phổi trái có một đám mờ lớn, ở giữa là vùng trong suốt và mặt dịch phẳng. Chẩn đoán áp xe phổi trái. Sau khi vào viện nhiệt độ còn liên tục cao 39-40oC, ho kịch liệt, đờm khạc ra như mủ, kém ǎn, miệng khô khát, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ, chất lưỡi vàng nhạt bẩn, mạch hoạt sác. Cho "Phức phương ngư cát thang". Uống thuốc 1 tuần, giảm sốt dần, sau 10 ngày thân nhiệt xuống bình thường. Ho và đờm mủ giảm bớt. Lại uống thuốc trên 2 tuần nữa, các chứng trạng lâm sàng đều hết. Kiểm tra lại bằng X quang: Viêm ở phía trên phổi trái có hấp thu rõ ràng, mặt dịch phẳng không còn. Lại dùng bài thuốc trên có gia giảm điều trị 2 tuần nữa. Chụp X quang kiểm tra lại: viêm ở phía trên phổi trái đã hấp thu duy còn hang chưa hoàn toànkhép kín. Nói chung tình hình người bệnh tốt được xuất viện. Hai tháng sau kiểm tra lại, không thấy còn hang ở phía trên phổi trái.
Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn, nhiệt độc làm thương phế.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ đàm hóa ứ.
Đơn thuốc: Sinh hoàng đậu tương.
Công thức: Hoàng đậu (vừa đủ). Rửa sạch, ngâm vào nước cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã đậu là được sữa đậu nành sống. Mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần chừng 300 ml (khi cảm thấy vị tanh của đậu tương không nuốt được nữa thì thôi, trẻ em giảm liều).
Hiệu quả lâm sàng: Điền XX, nam, 58 tuổi, nông dân. Ho, khạc đờm, ngực đau gần nửa nǎm. Lúc đầu sốt lạnh, sườn đau nhức, ho thì rất đau, có lúc nôn ra đờm dính, bệnh kéo dài, khạc ra một lượng lợn máu mủ, mùi tanh tưởi lạ lùng, thân thể gầy gò, sắc mặt tiều tụy, miệng hầu khô, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác. Bảo người bệnh nhai đậu tương sống để xem bệnh, người bệnh nhai thì thấy trong miệng có vị ngọt. Dùng "Sinh hoàng đậu tương" được hơn 10 ngày thì lượng mủ giảm đi, giảm sốt, ǎn được nhiều hơn. Sau khi uống thuốc 20 ngày, bệnh nhân cảm thấy vị tanh của đậu tương khí có thể nuốt được nên ngừng uống. Sau đó các chứng đều giảm nhanh, khỏe dần. Theo dõi chưa thấy bệnh tái phát.
Bàn luận: ứng dụng Sinh hoàng đậu tương để trị áp xe phổi trong thực tế thấy là khá thích hợp trong thời kỳ mưng mủ và vỡ mủ. Lúc này áp xe vỡ mủ, thân nhiệt gần như bình thường nhưng khạc ra nhiều máu mủ, thân thể hư nhược. Sữa đậu nành sống có tác dụng khử đàm tống mủ ra thanh nhiệt giải độc, cầm máu sinh cơ, bổ phế phù chính. Chẳng những sinh hoàng đậu tương có thể trị áp xe phổi trong điều kiện nông thôn, mà còn có thể là một phươg tiện để chẩn đoán: tức là nếu bệnh nhân nhai Sinh hoàng đậu thấy vị thơm ngọt thì phần lớn là áp xe phổi, thấy vị tanh hôi thì phần lớn không phải là áp xe phổi. Đó chỉ kinh nghiệm chưa có cơ sở khoa học. Theo thông tin các nơi thì trên lâm sàng có thể điều trị áp xe phổi bằng Ngư tinh thảo, có tên Ngư tinh thảo là vì có vị tanh của nó. Sinh hoàng đậu tương khí vị cũng tanh, trị áp xe phổi tác dụng khá, hai vị thuốc này có mối quan hệ gì không, còn đợi nghiên cứu. Ngoài ra Đông qua tử, Qua lâu tử, Bại tương thảo, Cát cánh, đều cùng có vị tanh, công hiệu trị áp xe phổi của các loại này đều cần được nghiên cứu.
*********************************
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH