Hội
chứng trầm cảm:
Trầm cảm dùng để mô tả một hội chứng bệnh lý được đặc trưng bởi khí sắc trầm ( cảm xúc buồn bã) cùng với một số triệu chứng khác duy trì trong một khoảng thời gian kéo dài trên 2 tuần. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới (tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2).Căn bệnh này có thể dẫn đến rối loạn về nhận thức và trí nhớ, ức chế hoặc kích thích tăng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ sa sút tâm thần, mất định hướng về không gian - thời gian, mất khả năng phán đoán và làm việc độc lập
Các nguyên nhân gây trầm cảm : có thể xếp vào 3 nhóm chính:
Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.
Trầm cảm do stress: Chẳng hạn như khi mất việc làm, mâu thuẫn trong gia đình, con cái hư hỏng, bị trù dập ở nơi làm việc, làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc có người thân chết đột ngột...
Trầm cảm do các bệnh thực tổn: sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong...
Dấu
hiệu bệnh Trầm cảm:
nếu có 5 trong 9 dấu
hiệu dưới đây:
1. Khí sắc trầm, có cảm giác buồn và trống rỗng trong nhiều
ngày liền.
2. Giảm rõ rệt sự quan tâm, thích thú đối với hầu hết các
hoạt động. Tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày. Bệnh
nhân có thể tự cảm thấy hoặc được người khác quan sát thấy.
3. Gia tăng cảm giác biếng ăn hoặc thèm ăn, dẫn đến việc
tăng hay giảm cân đáng kể (thay đổi 5% trọng lượng cơ thể
trong vòng 1 tháng).
4. Khó ngủ hoặc mất ngủ.
5. Tăng quá mức hoặc suy giảm vận động. Dễ bị kích động hoặc
có phản xạ chậm chạp. Bệnh nhân khó tự nhận biết điều này.
6. Mệt mỏi, có cảm giác như mất năng lượng từng ngày.
7. Thấy bản thân vô dụng hoặc bị giày vò một cách vô lý bởi
cảm giác tội lỗi (gần giống như cảm giác hoang tưởng).
8. Giảm khả năng tập trung suy nghĩ, không thể tự phán đoán
và ra quyết định.
9. Nhiều lần nghĩ về cái chết (không phải là sợ chết); có ý
nghĩ tự tử, thậm chí có kế hoạch cụ thể về việc này.
Để chẩn đoán trầm cảm, người ta thường dựa vào
bảng tiêu chuẩn
DSM IV
hay chuẩn
ICD-10 của
WHO.
Trong vòng hai tuần, hầu như mỗi ngày:
Tính khí sầu muộn và/hoặc từ chối những nguồn vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau:
Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
Mệt mỏi hoặc mất sức.
Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc tội lỗi không thích đáng.
Giảm khả năng tập trung, do dự.
Hay nghĩ đến cái chết, có ý định hoặc hành vi hoặc kế hoạch tự sát.
Giai đoạn trầm cảm nhẹ (người bị bệnh cảm thấy không được khỏe và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường).
Trầm cảm mức trung bình (những yêu cầu trong công việc và việc nhà không thể đảm nhiệm nổi).
Trầm cảm nặng (bệnh nhân cần được điều trị).
Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.
và 9 Những giai đoạn trầm cảm khác.
Điều trị trầm cảm gồm thuốc, trị liệu tâm lý tư vấn, hỗ trợ xã hội và cách sống thay đổi. Những phương pháp này thường được áp dụng trực tiếp vào thể chất, tinh thần, quan hệ xã hội là những yếu tố tạo nên trầm cảm.
Thuốc điều trị
Có những dạng trầm cảm nếu dùng thuốc sẽ rất có kết quả. Thuốc chống trầm cảm cân bằng các hóa chất trong não ảnh hưởng đến tinh thần như serotonin và norepinephrine. Nhóm thuốc phổ biến nhất chống trầm cảm gọi là Selective Serotonin Reuptake Inhibitors (SSRIs). Các lọai thuốc trong nhóm này gồm fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil), fluvoxamine (Luvox), sertrline (Zoloft) và citalopram (Celexa). Phản ứng phụ của các lọai thuốc này là giảm họat động tình dục,nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, đau dạ dày, tiêu chảy, bồn chồn hay lo sợ. Một lọai thuốc cũng hay xử dụng để chống trầm cảm là venlafaxine (Effexor), lọai thuốc này ảnh hưởng đến chất serotonin và norepinephrine trong não. Phản ứng phụ hay gặp khi xử dụng Effexor là đau dạ dày, nhức đầu, mất ngủ và lo sợ.
Những lọai thuốc chống trầm cảm khác cũng thông dụng gồm tricylic chống trầm cảm như amitriptyline (Elavil) và nortiptyline (Aventyl); các thuốc bổ xung như dược thảo của St. John, chất kích thích như Ritalin.
Tâm lý trị liệu
Hai phương pháp thường được áp dụng cho trầm cảm là tâm lý trị liệu về hành vi và giao thiệp. Tâm lý trị liệu về hành vi có giới hạn trong thời gian trị liệu, giúp một người có thể tự lượng định suy nghĩ và niềm tin, đồng thời nhìn sự việc tích cực hơn. Tâm lý trị liệu dạng này còn giúp người bị trầm cảm thay đổi họat động từ đó thay đổi cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Tư vấn về giao thiệp kéo dài dưới 16 tuần, tập trung vào một trong bốn lãnh vực gây ra trầm cảm gồm an ủi về những mất mát người thân, thay đổi trong cuộc sống, mâu thuẫn, thiếu hỗ trợ trong xã hội từ người thân. Tư vấn tập trung giúp vượt qua và xây dựng lại quan hệ với người thân.
Cho trẻ đi ngủ sớm tránh bị trầm cảm
Massage giúp chữa trị chứng trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm liên quan tới bệnh đục thủy tinh thể
Nhận biết chứng trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm sau khi não bị tổn thương
Thuốc chống trầm cảm ở người già
Thuốc chống trầm cảm và khả năng tình dục
Phụ nữ bị trầm cảm khó thụ thai
Những lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm và khả năng tình dục
Trẻ em ngủ ngáy có nguy cơ bị trầm cảm
![]() ![]() ![]() ![]() |