Bệnh này chủ yếu do sợ hãi gây nên. Chứng trạng chính là tự cảm thấy có khí từ bụng dưới xông lên ngực, họng, giống như con heo chạy (bôn đồn), vì vậy gọi là Bôn Đồn Khí.
Tên bệnh Bôn đồn bắt đầu thấy ở sách Nội kinh, cũng có tên chung với các chứng Phục Lương, Tức Bôn, Phì Khí, Bĩ Khí.
Sách Nạn Kinh lại nói rõ thêm về bôn và chứng trạng của bệnh này.
Theo chứng trạng của bệnh Bôn đồn mà xét, cũng giống với bệnh bôn đồn khí, trong sách Kim Quỹ Yếu Lược nhưng một chứng là bệnh tích, một chứng là bệnh khí.
Về nguyên nhân bệnh bôn đồn, theo thuyết của Trương Trọng Cảnh thì một là vì sau khi sợ hãi, làm cho khí của Can Thận nghịch lên, hai là vì khí hàn thủy, từ bụng dưới xông lên gây ra.
1- Do Khí Của Can Thận: Sách Kim Quỹ Yếu Lược viết: “Bệnh bôn đồn khí bắt đầu từ bụng dưới xông lên yết hầu, khi bệnh phát ra thì muốn chết rồi lại khỏi, đều do sợ hãi gây nên" và “Bệnh bôn đồn khí xông lên bụng ngực đau, lúc nóng lúc lạnh, dùng bài Bôn Đồn Thang làm chủ. Đó là nói rõ bệnh này do sợ hãi mà gây ra, chủ yếu là bệnh ở hai kinh Can và Thận: Đồng thời chứng trạng này, có thể tái phát nhiều lần.
2- Do Khí Hàn Thủy: Sách Kim Quỹ Yếu Lược có đề cập đến trường hợp "Sau khi cho ra mồ hôi, lại đốt kim châm cho ra mồ hôi, chỗ châm bị lạnh, nổi hạch đỏ tất nhiên phải bôn đồn. Khi từ bụng dưới xông lên Tâm. Cứu trên các hạch, mỗi chỗ một mồi, và dùng bài Quế Chi Gia Quế Thang làm chủ. Sau khi cho ra mồ hôi, dưới rốn thấy động, muốn phát bôn đồn, dùng bài Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo Thang làm chủ. Chứng trước là do mồ hôi ra quá nhiều, tâm dương không mạnh, mà lúc châm lại không cẩn thận phòng lạnh, thì khi lạnh lấn vào đột nhiên phát bệnh bôn đồn khí, chủ yếu do khí lạnh xông lên.
Nên dùng phép ôn trung, tán hàn làm chủ yếu, dùng bài Quế Chi Gia Quế Thang nhưng cũng nên tùy chứng mà gia giảm. Chứng sau cũng do sau khi cho ra mồ hôi, tâm dương không đủ, hoặc người đó sẵn có thủy khí ở hạ tiêu, nhân lúc tâm dương không đủ, thủy khí muốn động cho nên dưới rốn máy động mà chưa đến nỗi nghịch lên, cho nên cách chữa lấy trợ dương, hành thủy làm chủ, dùng bài Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo Thang.
Nhưng khi thủy hàn nghịch lên, cũng không phải đều do khi trị liệu hư hàn, thấy hàn tụ ở dưới, nghịch mà chạy lên, cho nên sách Thiên Kim Yếu Phương dùng phép ôn dương để giáng nghịch có bài Bôn Đồn Khí Thang. Sách Y Học Tâm Ngộ có bài Bôn Đồn Hoàn. Hai bài này để bổ sung sự thiếu sót của sách Kim Quỹ Yếu Lược.
+ Sâm Luyện Lệ Chi Thang (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí 1990, 6)
Đẳng sâm | 9 | Xuyên luyện tử | 9 | Trần bì | 5 | ||
Sài hồ | 5 | Cam thảo | 5 | Mộc qua | 6 | Thăng ma | 6 |
Phục linh | 6 | Cát hạch | 12 | Lệ hạch | 12 | ||
Sắc uống. Dùng cho trẻ nhỏ 1~2 tuổi
+ thuốc dùng ngoài: Tề Sán Phương (Tứ Xuyên Trung Y 1989, 7):
Ngô thù du, Thương truật đều 12g, Đinh hương 3g, Bạch hồ tiêu 12 hột. Sấy nhỏ lửa, tán bột để dành dùng. Mỗi lần dùng 3~4g, trộn với dầu Mè cho đều, đắp vào vùng trên rốn, dùng băng rốn băng cố định lại. 1~2 ngày thay một lần. Nếu vùng bệnh phản ứng với thuốc đắp thì có thể cách 1~2 ngày đắp một lần.
TD: Ôn kinh tán hàn, lý khí, táo thấp, chỉ thống. Trị tề sán.
************************************