Cận: gần Thị: thấy. Cận thị, là chỉ nhìn thấy ở gần.ở xa mắt nhìn không rõ
Theo nguyên ngữ: Myopia thì My: mở một nửa, Opia: con mắt. Nghĩa là hé mở một nửa, mở lim dim. Trên thực tế người cận thị khi muốn nhìn xa thường phải nheo mắt, lấy mi hoặc bàn tay che bớt con ngươi để nhìn xa được rõ hơn.
Theo quang học, Cận thị là 1 tật chiết xạ làm cho mắt chỉ thấy rõ vật gần trước mắt.
Mắt cận thị chỉ có thể nhìn rõ khi sự vật được đưa lại gần mắt để hình ảnh được hội tụ tại võng mạc. Điểm xa nhất mà mắt nhận thấy được rõ gọi là viễn điểm. Đối với cận thị, viễn điểm ở 2 mét cách mắt độ cận thị sẽ là 1 Diôp (Diôp, đơn vị để đo sức nhìn của mắt), ở 0,5m độ cận là 2 Diôp…
Theo các sách chuyên sâu về mắt có 2 loại cận thị:
Dưới 6 diôp: đáy mắt không có tổn thương ở mạch võng mạc. Độ cận tăng dần từ tuổi học đường đến trưởng thành, tuổi thành niên rồi cố định. Đeo kính phân kỳ thì thị lực trở lại bình thường. Nếu cận thị nhẹ diễn biến bình thường nơi người có sức khỏe bình thường, độ cận sẽ không thay đổi cho đến lúc lớn tuổi, lúc đó lão thị sẽ làm giảm số Diôp, khi đọc sách có thể hạ số kính hoặc bỏ kính.
Trên 7 Diôp, dù đeo kính thị lực vẫn không đạt được mức bình thường, mắt trông lớn có vẻ như hơi lồi, đáy mắt có nhiều suy biến nơi mạch mạc và võng mạc.
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị.
- Do Thủy tinh thể quá phồng hoặc do nhãn cầu dài quá làm cho hình ảnh hiện lên trước võng mô. Bình thường đường kính trước sau của nhãn cầu vào khoảng 20mm, nơi người Cận thị đường kính đó gia tăng làm cho mắt dài quá khổ, hình ảnh thu vào võng mạc bị khuếch tán gây ra mờ, không rõ.
- Do không biết điều tiết mắt, bắt mắt làm việc (đọc sách, xem truyền hình…) quá lâu gây mỏi cơ mắt, đọc sách ở nơi không đủ ánh sáng.
- Theo YHCT do Thận và Can suy, Can khai khiếu ở mắt, Can lại tàng huyết, nếu huyết không đủ đem lên nuôi dưỡng phần trên làm mắt sẽ suy kém. Thận sinh Can, nếu Thận Thủy suy kém không nuôi dưỡng được Can mộc làm cho Can không khai khiếu được ở mắt, mắt sẽ kém. Thường là do dương khí hư kém bên trong.
Triệu chứng: mắt cận, mắt mỏi, chỉ nhìn được gần,
Pháp: Bổ khí sáng mắt
Phòng khám Đy Nguyễn Hữu Toàn thường dùng bài thuốc sau:
Phục thần | 40 | Bạch linh | 40 | Nhân sâm | 40 | ||
viễn trí | 40 | Xương bồ | 20 | Long sỉ | 20 |
Tán bột làm hoàn, ngày dùng 12-20g
Có thể dùng bài Ngũ Tử Cận thị hoàn để Tư bổ Can Thận, hoạt huyết, thông khiếu, thăng dương, ích khí. Chữa cận thị
Tang thầm | 15 | Kỉ tử | 18 | Hoàng kỳ | 15 | ||
Viễn trí | 12 | Hồng hoa | 12 | Xương bồ | 12 | Phúc bồn tử | 12 |
Thanh tương tử | 18 | Ngũ vị | 12 | Băng phiến | 0.15 | Thăng ma | 9 |
Tán bột, trộn mật làm viên, mỗi viên 9g. ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Ngoài ra có thể tham khảo các bài thuốc sau:
BỔ THẬN TỪ THẠCH HOÀN (Trung Y Tạp Chí (10) 1958):
Cam cúc hoa, Hà từ thạch, Nhục thung dung, Thạch quyết minh, Thỏ ty tử đều 40g. Tán bột.
Dùng 10 con chim sẻ trống, bỏ lông, mỏ và chân đi, để ruột và bụng lại, lấy Thanh diêm 80g, đổ 2 lít nước nấu cho đến khi thịt chim sẻ nát bấy, gần cạn hết nước là được. Lấy xác chim ra, giã nát như cao, trộn với thuốc bột làm thành viên, mỗi viên 10g. Mỗi ngày uống 2 viên với rượu nóng, lúc bụng đói.
TD: Trị cận thị.
TANG PHIÊU TIÊU PHƯƠNG (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương):
Tang phiêu tiêu 9g, Phúc bồn tử, Thỏ ty tử đều 15g, Đảng sâm, Bạch truật đều 9g, Sơn dược 15g, Lục khúc (tiêu) 16g. Sắc uống.
TD: Kiện Tỳ, ích Thận, cố tinh. Trị cận thị
- Tinh minh, Phong trì, Thừa khấp, Hợp cốc (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Huyệt ở mắt khi châm vê nhẹ, châm từ từ làm cảm ứng khuếch tán đến nhãn cầu. Các huyệt khác kích thích vừa. Huyệt Phong trì tốt nhất là gây cảm ứng lan đến mắt.
- Thừa khấp, Tinh minh, Quang minh, Ngọc chẩm, Đầu Quang Minh, Cầu hậu, Ế minh, Kiện minh 4, Tăng minh 1, Tăng minh 2 (Châm Cứu Học HongKong).
- Tư bổ Can, Thận, ích khí, làm sáng mắt. Châm bình bổ bình tả huyệt Tinh minh, Toàn trúc, Thừa khấp, Quang minh, Phong trì, Can du, Thận du (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
(Tinh minh, Toàn trúc, Thừa khấp là các huyệt thường dùng trị bệnh về mắt, có tác dụng thanh Can, làm sáng mắt; Phong trì là huyệt hội của kinh thủ, túc Thiếu dương với mạch Dương duy, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, dưỡng huyết, làm sáng mắt; Can du, Thận du hợp với Quang minh để ích khí, làm sáng mắt. Lấy việc điều tiết mắt làm chính. Dùng huyệt gần phối hợp với huyệt ở xa. Lấy bối du huyệt hợp với huyệt cục bộ làm chính).
+ Chọn huyệt Mắt, Can, Thận. Kích thích vừa, lưu kim 30 phút. Cách ngày châm một lần, 10 ngày là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).
Phối hợp:
- Đeo kính phân kỳ thích hợp với độ Diôp của mắt
- Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng.
- Không bắt mất làm việc quá lâu.
- Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Diôp trở lên) không nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu.
- Theo các chuyên gia Nhật Bản: người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm cho bệnh phát triển thêm do thành phần đường quá nhiều sẽ làm giảm lượng sinh tố B1 thậm chí làm sụt hàm lượng Canxi trong cơ thể khiến cho khả năng đàn hồi của mắt kém đi, dẫn đến giảm thị lực.
- Có thể dùng bài tập sau đây để giảm bớt và phòng ngừa cận thị.
Ngồi ở ghế nheo 2 mắt lại khoảng 3 - 5 giây, mở ra 3 - 5 giây. Tập 6 - 8 lần.
Chớp mắt nhanh thật nhanh trong suốt 1 - 2 phút
Đứng lên nhìn về phía trước mắt 2 – 3 phút. Nâng ngón tay trỏ bên phải lên cách mắt khoảng 20 – 25cm, nhìn vào đầu ngón tay 5 phút, hạ xuống. Tập 10 lần.
Giơ tay về phía trước nhìn đầu ngón tay, đưa ngón tay từ từ vào gần mắt cho đến khi thấy nhòa thành 2. Lập lại 8 lần.
Ngồi xuống che mi mắt lại, xoa bóp quanh hốc mắt trong 1 phút.
Đứng lên nâng bàn tay phải lên cách mắt 25 - 30cm duỗi một ngón tay và nhìn nó bằng 2 mắt 3 - 5 giây. Dùng tay trái che mắt trái nhìn bằng mắt phải 3 - 5 giây rồi đổi sang mắt phải. Tập 6 lần mỗi bên 3 lần
*********************************