Tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm chích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Tê bì chân tay do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị, nhưng đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh thông thường dễ điều trị đến bệnh phức tạp, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Điều trị tê bì chân tay trên lâm sàng thường vận dụng nhiều đông y nếu tê bì đi kèm bệnh khác cần kết hợp cả đông và tây y với thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt thực hiện lối sống lành mạnh.
Tê bì tay chân là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc chân đặc biệt là ở ngọn chi đầu ngón tay đầu ngón chân có thể kèm thêm các dị cảm như tê buồn tê bì đau nhói như kim chích.. Tê bì chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài sẽ gây ra các biến chứng như teo cơ, liệt cơ, khó đi lại, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Với triệu chứng điển hình là tê chân, tay, có đến 30% số ca bệnh của viêm thần kinh ngoại vi là do bệnh đái tháo đường. Khoảng 2/3 số bệnh nhân đái tháo đường bị tổn hại về thần kinh từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.
Ngoài số người bị tê chân hoặc tay do mắc đái tháo đường, 30% khác là không rõ căn nguyên, còn lại 40% do các nguyên nhân chủ yếu như:
– Đứng lâu không thay đổi tư thế.
– Thiếu máu cung cấp cho vùng bị tê do mảng bám của chứng xơ vữa động mạch ngăn cản.
– Hội chứng kẹt dây thần kinh bao gồm hội chứng ống cổ tay, liệt dây thần kinh trụ, dây thần kinh xương mác hay liệt dây thần kinh quay.
– Bệnh thuộc về hệ thống các cơ quan như rối loạn thận, bệnh gan, bệnh về máu, rối loạn các cơ quan mô liên kết, viêm nhiễm mạn tính, mất cân bằng hormone, ung thư hay các u lành chèn lên dây thần kinh.
– Thiếu vitamin. Vitamins E, B1, B6, B12 có ý nghĩa cốt yếu đối với chức năng của cơ quan thần kinh. Ví dụ, thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến viêm thần kinh ngoại vi; trong khi quá nhiều B6 cũng có thể dẫn đến tê ngón tay ngón chân.
– Nghiện rượu. Những người nghiện rượu thường thiếu vitamin thiết yếu do thói quen ăn uống thiếu chất, bản thân chứng nghiện rượu có thể gây thương tổn cho hệ thần kinh.
– Độc tố. Những loại độc tố có thể có trong cơ thể là chì, arsen, thủy ngân, thallium hay một số hóa chất công nghiệp và môi trường. Chúng cũng bao gồm dược phẩm điều trị như hóa trị để chữa ung thư hay thuốc kháng sinh, kháng virus.
a, Tê chân tay sinh lý
Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông. Nguyên nhân là do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu…
Tê chân tay cũng thường xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết. Những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác.
Cũng có thể tê chân tay là kết quả của tác dụng phụ khi dùng thuốc chứa một trong các thành phần: lithium, nitrofurantoin, cisplatin, hydralazine, amitriptyline, sulfonamides, amiodarone, dapsone, disulfiram, chlaramphenicol.
b, Tê chân tay bệnh lý
Do bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Khi mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng tê càng nhiều và có thể teo cơ.
Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, calci, kali…Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.
Thần kinh ở ống cổ tay bị chèn ép, đau cột sống, viêm khớp…dẫn đến rối loạn, tê liệt dây thần kinh cảm giác.
Bệnh nhiễm độc thạch tín, thủy ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính.
Tê bì tay chân là hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác ở tay hoặc chân đặc biệt là ở ngọn chi đầu ngón tay đầu ngón chân có thể kèm thêm các dị cảm như tê buồn tê bì đau nhói như kim chích.
Thường dựa trên hỏi bệnh và khám thực thể để xác định nguyên nhân cùng với hướng điều trị .
– Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy các đầu ngón tay bị tê và có một số cảm giác như châm chích, kiến bò, tê buồn, chuột rút gây khó chịu.
– Lâu dần, cảm giác tê đau càng tăng mạnh, các ngón tay bị nhức buốt và đau dọc theo cánh tay khiến người bệnh có cầm nắm vật dụng và khó cử động.
– Các triệu chứng tê bì này không chỉ ở ngón tay, bàn tay, cánh tay mà còn xuất hiện ở ngón chân, bàn chân, cổ chân và lan lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi hoặc thắt lưng.
– Tùy theo một số bệnh lý mà người bệnh còn có thể cảm thấy đau vai gáy, đau thắt lưng nếu bị thoái hóa cột sống; đau dây thần kinh hông do thoát vị đĩa đệm cột sống lưng; ăn uống nhiều nhưng vẫn gầy còm do bị tiểu đường hay mất khả năng vận động nếu bị viêm đa dây thần kinh…
Để giúp chẩn đoán bệnh, có thể sẽ tìm hiểu lịch sử đầy đủ về y tế và thực hiện khám lâm sàng và thần kinh, có thể bao gồm việc kiểm tra phản xạ gân, sức mạnh của cơ bắp và nhịp điệu, khả năng cảm giác nhất định và điều phối.
Xét nghiệm máu có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra:
Vitamin cấp.
Chức năng tuyến giáp.
Lượng đường trong máu.
Chức năng gan.
Chức năng thận.
Điện cơ (Electromyography)
Thử nghiệm này đo các tín hiệu điện trong dây thần kinh ngoại biên, và chuyển tín hiệu đến cơ bắp. Một phần của thử nghiệm này, sẽ nghiên cứu dẫn truyền thần kinh, tốc độ dẫn truyền tín hiệu thần kinh như thế nào. Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh có thể được sử dụng để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và các rối loạn thần kinh ngoại biên khác.
Sinh thiết dây thần kinh
Có thể khuyên sinh thiết thần kinh, thủ tục trong đó một phần nhỏ của dây thần kinh được lấy ra và kiểm tra bất thường. Nhưng ngay sinh thiết dây thần kinh có thể không luôn luôn tiết lộ những gì gây tổn hại dây thần kinh.
Kiểm tra hình ảnh
Có thể yêu cầu chụp CT hoặc MRI để tìm thoát vị đĩa đệm, khối u hoặc các bất thường khác.
Tiền tê Hậu bại:
Bắt đầu bằng triệu chứng Tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng Yếu liệt, cho nên nếu chủ quan để bệnh tiến triển nặng và kéo dài, khi ấy dù có được điều trị tích cực thì cũng không hồi phục được hoặc hồi phục không hoàn toàn(do sợi thần kinh đã bị tổn thương)
Giảm cảm giác. Các bộ phận của cơ thể có thể tê liệt, có thể ít có khả năng cảm nhận những thay đổi nhiệt độ hoặc chấn thương.
* Chăm sóc đôi chân, đặc biệt nếu bị tiểu đường. Kiểm tra chân hàng ngày tìm các dấu hiệu của mụn, các vết cắt hoặc vết chai. Giày và tất chặt có thể làm trầm trọng thêm đau và ngứa và có thể dẫn đến lở loét không lành.
* Tập thể dục: Thói quen tập thể dục phù hợp. Thường xuyên tập thể dục có thể làm giảm đau thần kinh và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
* Bỏ hút thuốc. Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến lưu thong máu, tăng nguy cơ vấn đề và có thể cắt cụt chân.
* Massage chân tay. Massage giúp cải thiện lưu thong máu, kích thích dây thần kinh và có thể tạm thời làm giảm đau.
* Tránh áp lực kéo dài. Không giữ đầu gối hay dựa vào khuỷu tay trong thời gian dài. Làm như vậy có thể gây tổn thương thần kinh.
* Sử dụng các loại thức ăn đạm thực vật:lúa mì, đậu hũ, đậu Hà Lan.
* Ăn thịt gà bỏ da:Da thịt gà có chứa hàm lượng cholesterol cao và dễ nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe chúng ta. Bởi vậy để tránh bị tê bì chân tay bạn không nên ăn da thịt gà.
* Bổ sung các loại hoa quả và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Ăn các bữa ăn lành mạnh. Nếu có nguy cơ cao về bệnh thần kinh hoặc có bệnh mãn tính, ăn uống lành mạnh là đặc biệt quan trọng để đảm bảo nhận được vitamin và khoáng chất. Nhấn mạnh các loại thịt và sản phẩm sữa chất béo thấp, bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc trong chế độ ăn. Uống rượu vừa phải.
* Ăn cá 2-3 lần trong tuần: Các loại cá bạn nên ăn là cá chép, cá hồi bởi chúng có chứa hàm lượng chất béo omega 3. Loại chất này có công dụng rất tốt cho thành động mạch và có khả năng lớn chống lại sự tạo mảng xơ vữa đồng thời giúp giảm cholesterol trong máu vô cùng hiệu quả.
* Thay đổi cách chế biến thức ăn: Nếu trước đây bạn thường xuyên thích đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, thịt hun khói,… thì để phòng ngừa chứng tê bì chân tay bạn nên thay đổi cách chế biến các món này bằng cách hấp hoặc luộc. Nếu vẫn thích chiên xào thì nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu đậu nành, dầu mè.. nhưng nên hạn chế các món chiên xào.
Chân tay tê bì là chỉ tứ chi cảm giác giảm sút .Trong đông y chân tay tê bì thuộc phạm vi chứng ma mộc.Ma là không đau không ngứa cảm giác như có sâu bò trong cơ nhục ấn vào cũng không đỡ ,mộc là mất cảm giác đau ngứa chân khí không vận hành được cảm giác dày lên như gỗ.
Đau đớn và ma mộc không giống nhau trước đây người ta cho rằng cảm giác đau là chính bình thường thì không có cảm giác ma mộc sau mới thấy rằng cảm giác như có sâu bò trong cơ nhục và mất cảm giác đau ngứa . Từ góc độ đông y mà nói ma đa phần là hư chứng đau đa phần là thực chứng nên có thể phân ra các thể bệnh sau
Triệu chứng: Gân bị co, co duỗi khó khăn, đau đớn, đầu váng mắt hoa, ngủ ít, kinh nguyệt ra ít, chân tay tê, móng tay không phát triển
Pháp trị: Dưỡng huyết nhu can
Bổ can thang | Qui đầu | 12 | Thục địa | 20 | Bạch thược | 16 | |
Mộc qua | 12 | Mạch môn | 10 | Trích thảo | 6 | Táo nhân | 16 |
Kê huyết đằng | 16 | Tang kí sinh | 12 | Tục đoạn | 12 | Xuyên khung | 8 |
Kỉ tử | 12 | Ngưu tất | 12 |
Châm cứu: Cách du, Huyết hải
Do khí huyết đều hư tấu lý không kín đáo, ngoại tà nhân cơ hội xâm nhập, ngăn trở các tôn lạc
Triệu chứng: Người gầy, mệt mỏi, sợ gió lạnh, đoản khí, hồi hộp, dễ cảm mạo, chân tay đau mỏi, tê dại, vô lực
Pháp trị: Phù chính khu tà thự dự hoàn
Bạch linh | 10 | Bạch truật | 12 | Cam thảo | 6 | ||
Can khương | 4 | Biển đậu | 8 | Quế chi | 4 | Phòng phong | 8 |
Bạch chỉ | 10 | Mạch môn | 10 | Sài hồ | 10 | Cát cánh | 9 |
Táo | 12 | Hoài sơn | 12 | Đẳng sâm | 16 | Thần khúc | 10 |
Bạch thược | 10 | Qui đầu | 10 | ||||
Thường gặp ở người có tuổi
Triệu chứng: Vai, tay, cổ tay, bàn tay tê đau, tràng vị không khoẻ lắm, cơ bụng nhão, người hơi béo
Bài: Nhị truật thang
Nhị truật thang | Bạch truật | 1.5-2 | Phục linh | 1.5-3 | Trần bì | 1.5-2 | |
Nam tinh | 1.5-2 | Hương phụ | 1.5-2 | Hoàng cầm | 1.5-2 | Uy linh tiên | 1.5-2 |
Khương hoạt | 1.5-2 | Bán hạ | 2-4 | X truật | 1.5-3 | Cam thảo | 1-1.5 |
Sinh khương | 0.6-1 |
Hoặc dùng Nhị trần gia: Mộc qua, Xương truật, ý dĩ nhân, Chỉ thực, Điếu đằng câu sẽ rất tuyệt diệu
Triệu chứng: Thủ túc ma mộc kèm thêm tê bì một bên mặt có thể đột nhiên phát sinh khẩu nhãn oa tà nói khó khăn nếu nặng thì chảy nước dãi hoặc kèm thêm sợ lạnh phát sốt rêu lưỡi trắng mạch phù.
Pháp điều trị: Giải biểu thông lạc
Dùng bài: Quân chính tán gia giảm.
Quân chính tán gia giảm. | Toàn yết | 5g | Bạch phụ tử | 10g | Thiên ma | 5g | |
Khương hoạt | 15g | Thương nhĩ tử | 12g | Khương trùng | 5g | Cam thảo | 3g |
Phòng phong | 15g | Độc hoạt | 15g |
Triệu chứng: Chân tay dần dần tê bì nằm co ăn ít thở ngắn lười nói tiếng nói nhỏ nhẹ đại tiện nát nước tiểu trắng xanh chất lưỡi đạm mạch nhược.
Pháp điều trị: Tuyên bổ khí huyết .
Dùng bài: Tứ quân tử thang gia vị
Tứ quân tử thang gia vị | Chích cam thảo | 10g | Hoàng kỳ | 15g | Phòng phong | 15g | |
Nhân sâm | 5g | Phục linh | 20g | Bạch truật | 15g | Quế chi | 5g |
Tang chi | 5g |
Triệu chứng: Chân tay co rút mà tê bì người co vai hoặc lưng eo đều tê bì sắc mặt môi trắng nhạt hoa mắt chóng mặt lưỡi nhạt mạch tế .
Pháp điều trị: tuyên bổ huyết sinh tinh .
Dùng bài: Tứ vật thang
Tứ vật thang | Bạch thược | 15g | Xích thược | 15g | Ngưu tất | 12g | |
Thục địa | 20g | Đương quy | 15g | Xuyên khung | 15g | Độc hoạt | 12g |
Tang kí sinh | 12g |
Triệu chứng: Chân tay nặng nề mà tê bì khi hoạt động thì đỡ kèm theo các chứng ngực sườn đầy tức hay thở dài rêu lưỡi trắng mỏng mạch huyền hay gặp ở người bệnh là nữ .
Pháp điều trị: Tuyên thông can giải uất thông lạc dưỡng cân .
Dùng bài Tiêu dao tán
Tiêu dao tán sài hồ | Bạch thược | 15g | Nhân sâm | 5g | Cam thảo | 3g | |
Sài hồ | 10g | Đương quy | 5g | Phục linh | 12g | Tang kí sinh | 10g |
Bạch truật | 10g | Thông thảo | 3g |
Triệu chứng: Chân tay tê bì kèm thêm các chứng môi miệng xanh tím cơ nhục tê bì chất lưỡi tím tối có điểm ứ huyết mạch sáp.
Pháp điều trị: Tuyên hoạt huyết hoá ứ .
Dùng bài: Tứ vật đào hồng gia giảm.
Tứ vật đào hồng gia giảm | Hồng hoa | 5g | Đương quy | 10g | Xích thược | 12g | |
Đào nhân | 10g | Xuyên khung | 5g | Sinh địa | 15g | Lạc thạch tất | 12g |
Kê huyết tất | 20g |
Triệu chứng: Chân tay tê bì kèm thêm các chứng tứ chi nặng nề đầu nặng như quả tạ buồn nôn và nôn lưỡi bệu rêu trắng bẩn mạch hoạt hay gặp ở người béo bệu.
Pháp điều trị Tuyên hoá đàm lợi thấp thông lạc dưỡng huyết .
Dùng bài Đạo đàm thang gia giảm
Đạo đàm thang gia giảm | Bán hạ | 10g | Phục linh | 12g | Trần bì | 15g | |
Chế nam tinh | 10g | Chỉ thực | 12g | Thiên ma | 10g | Ý dĩ nhân | 15g |
Theo Đông y, chứng tê bì chân tay do cơ thể suy nhược gặp phải phong, hàn, thấp, nhiệt sẽ gây ra cảm giác đau buốt như kim châm ở các chi.
Để chữa trị tê buồn chân tay, Đông y có những bài thuốc hiệu quả với các thành phần thảo dược sau đây:
* Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, Bạch truật 12g, Táo 12g, Hoài sơn 12g, Bạch thược 10g, Bạch chỉ 10g, Mạch môn 10g, Qui đầu 10g, Thần khúc 10g, Sài hồ 10g, Bạch linh 10g, Cát cánh 9g, Phòng phong 8g, Biển đậu 8g, Cam thảo 6g, Can khương 4g,Quế chi 4g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
* Bài thuốc 2: Thục địa 20g, Kê huyết đằng 16g, Táo nhân 16g, Bạch thược 16g, Mộc qua 12g, Ngưu tất 12g, Tục đoạn 12g, Qui đầu 12g, Kỉ tử 12g, Tang kí sinh 12g, Mạch môn 10g, Xuyên khung 8g, Trích thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Các vị thuốc xông đều trị đau lưng mỏi gối chân tay tê bì .
Bài thuốc 1:
Ma hoàng 9g tế tân 3g khung cùng 12g hồng hoa 15g sinh địa 12g kê huyết đằng 15g thư cân thảo 15g đỗ trong 12g xuyên đoạn 9g thổ nguyên 3g tang diệp 6g cúc hoa 9g tri mẫu 6g hoàng bá 12g quế chi 9g sài hồ 12g dùng 1500ml nước để đun và xông
Bài thuốc 2:
Thấu cốt thảo ngư tất xuyên đoạn ban mộc thiết địa phong mỗi vị 15g đương quy tuế linh tiên hồng hoa nhũ hương một dược độc hoạt xuyên khung bạch chỉ xích thược mộc qua phòng phong tế tân mỗi vị 10g giáng hương 5g thái cửu 5g . Bài thuốc này có thể tuỳ chứng mà gia giảm
Dùng bài bổ dương hoàn ngũ thang điều trị tê bì tay chân trên 85 bệnh nhân khỏi hoàn toàn là 35 bệnh nhân có hiệu quả là 18 bệnh nhân chuyển biến tốt 26 bệnh nhân không có hiệu quả 6 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 93,68%.
Dùng bài hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang điều trị chân tay tê bì trên 30 bệnh nhân 21 bệnh nhân khỏi hoàn toàn 5 bệnh nhân chuyển biến tốt không có hiệu quả là 4 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 86,17%.
Dùng bài thân thống trục ứ thang điều trị chân tay tê bì trên 75 bệnh nhân khỏi hoàn toàn 49 bệnh nhân có hiệu quả 18 bệnh nhân chuyển biến tốt 6 bệnh nhân không hiệu quả 2 bệnh chiếm tỉ lệ 89,56%.
Dùng bài tiêu ma thang điều trị trúng phong tê bì tay chân trên 98 bệnh nhân phương bao gồm hoàng kỳ 60g hồng hoa 9g quế chi 6g xuyên khung 10g điểu tiêu xà 15g thổ nguyên 12g toàn yết 10g thạch xương bồ 15g uất kim 10g đởm nam tinh 10g viễn trí 18g từ thạch 30g bạch truật 10g bán hạ chế 9g phòng phong 15g cát cánh 12g thiên ma 15g . Hiệu quả khỏi hoàn toàn 17% hiệu quả rõ rệt 50% có chuyển biến 26% chiếm tỉ lệ 83%.
Lấy châm cứu để điều trị ma mộc sau trúng phong điều trị trên 73 bệnh nhân châm cứu vào vùng tê bì dùng hào châm 25-40mm đâm sâu vào da 1-2mm rồi vê kim kích thích châm khu vực tê bì mỗi kim cách nhau 0,5-2cm cũng vê kim như châm trên da. Cách lấy huyệt căn cứ theo tuần kinh thủ huyệt . Kết quả điều trị 39 bệnh nhân thì 31 bệnh nhân khỏi hoàn toàn 6 bệnh nhân có hiệu quả 2 bệnh nhân không hiệu quả chiếm tỉ lệ 94,87%.
Dùng châm cứu để điều trị tê bì do tăng đường huyết trên 126 bệnh nhân lấy ngũ du huyệt ở tứ chi chích huyết ở tỉnh huyệt huỳnh huyệt du huyệt kinh huyệt hợp huyệt châm đắc khí trong 30 phút . Kết quả có hiệu quả rõ rệt là 45 bệnh nhân có hiệu quả là 68 bênh nhân không hiệu quả 13 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 89,68%.
Dùng châm cứu kết hợp với ngâm chân điều trị chân tay tê bì trên 45 bệnh nhân . Châm cứu lấy các huyệt sau kiên ngung khúc trì thủ tam lý ngoại quan hợp cốc hoàn khiêu dương lăng tuyền túc tam lý giải khê côn lôn. Thuốc ngâm chân bao gồm hoàng kỳ 60g đương quy 30g giáp châu 15g địa long 30g sài hồ 30g thái cửu 20g quế chi 20g thục địa 30g ngưu tất 30g hồng hoa 20g mộc qua 20g đào nhân 20g sắc lấy 400ml hoà vào 2-4l nước để ngâm chân . Kết quả khỏi hoàn toàn 30 bệnh nhân chuyển biến tốt 12 bệnh nhân không có hiệu quả 3 bệnh nhận chiếm tỉ lệ 93,33%.
* Nếu tê chân tay sinh lý, người bệnh chỉ cần thường xuyên vận động và rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn các chi bằng cách xoa bóp.
* Để điều trị theo triệu chứng, người bệnh sẽ được chỉ định các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, paracetamol, vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm, thuốc giãn mạch ngoại vi để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Có thể phối hợp với thuốc giãn mạch ngoại vi như Ginkgo biloba.
* Đối với trường hợp tê bì chân tay bệnh lý, tùy vào đó là bệnh gì và mức độ ra sao mà có phương pháp điều trị phù hợp sau đây:
* Do thiếu vitamin: bổ sung lượng vitamin phù hợp
* Do rối loạn chuyển hóa Lipid máu: kiểm soát lipid trong máu sao cho ở ngưỡng an toàn.
* Nhiễm độc/nhiễm trùng: điều trị nhiễm độc, loại bỏ chất độc khỏi cơ thể.
* Tiểu đường: kiểm soát lượng đường huyết hợp lý
* Rối loạn chuyển hóa Lipid máu: Kiểm soát lipid máu ở ngưỡng an toàn
* Thiếu vitamin: Bổ sung vitamin
* Thoái hóa cột sống: Điều trị thoái hóa
* Viêm khớp/ thoái hóa cột sống: điều trị với thuốc và phương pháp riêng.
Trên thị trường, sản phẩm chứa tiền vitamin B1 (Fursultiamin), B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Bluebrry có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh, là giải pháp tối ưu để cải thiện tê bì chân tay (bệnh lý), đau dây thần kinh, đau cơ xương khớp.
* Nếu tê chân tay do dây thần kinh bị chèn ép thì bạn có thể vận động chân tay một cách nhẹ nhàng, xoa bóp thư giãn. Thay đổi tư thế ngủ và làm việc. Khi ngồi quá lâu trước máy tính nên thỉnh thoảng ngồi dậy, vung vẩy tay chân và đi lại quanh phòng. Ngoài ra nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao một cách hợp lý nâng cao sức khỏe.
Thaythuoccuaban.com tổng hợp