Choáng là tình trạng bệnh lý cấp diễn, do lưu lượng máu giảm xuống nhanh chóng, biểu hiện trên lâm sàng là huyết tụt nhanh.
Triệu chứng choáng thường xuất hiện từ từ:
. Da mặt nhợt nhạt, có vẻ ngây dại.
. Mạch nhanh, huyết áp thấp.
. Bệnh nhân nằm dài, im lặng, không cử động.
. Mặt lộ ra đau đớn nhưng không kêu đau mà kêu mệt, lạnh, đụng đến bệnh nhân ít có phản ứng, da mặt xanh, mũi tóp, môi thâm, mắt lờ đờ.
. Da sờ thấy lạnh vì nhiệt độ hạ thấp, dưới 37oC, thường nhiệt độ hạ thấp một độ.
. Huyết áp tối đa 90, 80, 60 và có khi thấp hơn nữa, huyết áp tối thiểu hạ thấp 40, 30 và có khi không định được. Khoảng cách giữa hai mức huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu cũng hạ xuống. Nếu khoảng cách này dưới 2 là dấu hiệu của choáng nặng.
. Hơi thở nhanh, nhẹ, 14-20 lần/phút.
. Mạch đập nhanh, 100-120 có khi không đếm được.
Những triệu chứng lâm sàng kể trên sẽ biến chuyển, thường là choáng nặng dần lên rồi bệnh nhân mạch yếu dần, da lạnh thêm, thở nhanh hơn, yếu hơn, dần dần bệnh nhân không còn phản ứng gì nữa.
1- Vong Dương: Sắc mặt xanh nhạt, ra mồ hôi, chân tay lạnh, hơi thở yếu, lưỡi trắng bệch, môi tím, huyết áp 80/60mmhg, mạch tế, không lực.
2- Vong Âm: Có thêm các triệu chứng khát, bứt rứt, lưỡi trắng bệch, mạch Vi mà Sác hoặc Khâu (gặp nơi người mất máu).
3- Âm Dương Đều Thoát: Từ tỉnh chuyển sang hôn mê, hơi thở yếu, mạch không bắt được.
YHHĐ cho rằng choáng là do 3 yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau và giữ một vai trò quan trọng làm choáng xuất hiện và diễn biến.
+ Diễn Biến Ở Trung Tâm Thần Kinh: Từ chỗ bị thương, xuất phát những luồng thần kinh kích thích bệnh lý ở vỏ não. Vỏ não có khả năng điều chỉnh phản ứng cơ thể đối với những luồng kích thích đó. Nếu luồng kích thích quá mạnh, kéo dài trong một thời gian, khả năng điều chỉnh của vỏ não bị tổn thương làm choáng xuất hiện.
Khởi đầu não ở trong tình trạng hưng phấn, rồi chuyển sang tình trạng ức chế và cuối cùng là tình trạng suy nhược, biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên.
+ Biến Đổi Tuần Hoàn, Biến Đổi Ở Động Lực Máu: Sự thấm ở các mao quản tăng, khối lượng máu tuần hoàn giảm sút, lưu lượng tim giảm sút, huyết áp hạ thấp và máu cô lại.
+ Biến Đổi Thành Phần Hoá Chất Máu: Trong máu, có hiện tượng nhiễm độc, chất Kali trong máu tăng cao, chất Phosphor tăng cao, thiếu oxy gây nhiễm độc toan và phù nề ở các tổ chức.
Đông y cho rằng:
+ Vong âm thường do mồ hôi ra nhiều, nôn hoặc tiêu chảy nhiều quá, tân dịch bị hao tổn nặng.
+ Do âm dương khí huyết có quan hệ mật thiết với nhau, âm bị suy thì dương cũng suy theo, huyết thoát. Tinh suy thì khí cũng suy theo, vì vậy dẫn đến vong dương.
+ Cũng có trường hợp nguyên dương vốn hư yếu, hàn tà thừa cơ xâm nhập, chính khí hư nên không ức chế được hàn tà gây nên hàn quyết và vong dương.
Tuy nhiên thường do:
. Mất một lượng máu lớn.
. Nhiễm trùng nặng toàn thân.
. Nhiễm độc: các chất độc và các chất thoái hóa của tổ chức bị hủy hoại tràn vào máu làm thay đổi thành phần hóa học của máu.
. Do chấn động tinh thần, quá sợ hãi, mệt mỏi, lạnh đột ngột, nóng quá sức... dễ gây nên choáng.
Nguyên tắc điều trị choáng là phải điều trị toàn diện, điều trị thật sớm và phải kiên trì.
+ Ngăn cản điều kiện thuận lợi của choáng:
. Để người bệnh nằm nghỉ nơi yên tĩnh để chống mỏi mệt, sợ hãi, chống lạnh nếu bệnh nhân bị lạnh (ủ nóng, đắp chăn, ủ bằng bình nước nóng, uống nước chè nóng...).
. Chống đau: Nếu bệnh nhân đau quá, nên châm để phong bế hệ thần kinh cho giảm đau. Có thể dùng bài thuốc giảm đau sau đây: Huyền hồ 100g, Náo dương hoa 10g, Phòng kỷ 100g, Ô đầu 100g. Ngâm với 1 lít rượu 300, mỗi ngày uống 10ml (Trung Y Tạp Chí 1963, 5).
. Chống chảy máu: chảy máu là con đường dẫn đến choáng. Chảy máu nhiều thì phải thắt mạch máu, băng ép bằng dây garô. Đông y có nhiều phương thuốc tốt có thể dùng trong trường hợp này. Dùng
- Nghệ già, phơi sấy khô, tán bột, cất kỹ dùng.
+ Điều Trị Choáng
Sau khi đã ngăn cản những điều kiện thuận lợi gây nên choáng, lúc đó mới tập trung vào điều trị choáng. Chủ yếu là chống các biến loạn tuần hoàn và điều chỉnh hệ thần kinh.
+ Chống các biến loạn tuần hoàn
Tây y điều trị rối loạn tuần hoàn bằng truyền máu và các chất dịch.
Đông y tuy không có những chất trực tiếp truyền vào cơ thể để bổ sung cho khối lượng tuần hoàn, nhưng Đông y cho rằng hiện tượng khối lượng tuần hoàn máu giảm sút là biểu hiện của triệu chứng âm dịch vị hao tổn. Do đó, nếu ngay từ lúc chưa có hiện tượng choáng xẩy ra, có thể dùng các loại thuốc sinh tân dịch, có thể phần nào phục hồi được khối lương máu tuần hoàn và mức độ huyết áp. Thường dùng bài Độc Sâm Thang hoặc Sinh Mạch Tán (Nhân sâm, 8-12g, Mạch môn 8g, Ngũ vị tử 20 hột). Hoặc Sâm Phụ Thang (Nhân sâm 16-20g, Phụ tử (chế) 8-12g). Hoặc dùng nước Dừa non, uống 200 – 500ml trong ngày.
+ Điều chỉnh hệ thần kinh
. Tây y dùng các loại thuốc kích thích hệ thần kinh để ngăn cản các luồng kích thích bệnh lý có hại đến vỏ não.
. Đông y dùng châm cứu, bấm huyệt để điều chỉnh các rối loạn hệ thống thần kinh rất hay. Các huyệt chính thường dùng: Nhân trung, Nội quan. Phối hợp với Hợp cốc, Tố liêu. Cứu huyệt Bá hội, Khí hải, Quan nguyên
Theo thaythuoccuaban.com tổng hợp
Tư vấn sức khoẻ chữa bệnh choáng
Cảm tưởng chữa khỏi bệnh choáng ngất