Bình thường trong ổ bụng không có nước. Khi giữa lá thành và lá tạng xuất hiện một chất dịch ta gọi là cổ trướng hay còn gọi là tràn dịch màng bụng). Cổ trướng không phải là một bệnh mà là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.
Có hai trường hợp cổ trướng:
- Cổ trướng tự do (thường gặp): là trường hợp chất dịch có thể lưu thông mọi chỗ trong ổ bụng.
- Cổ trướng khu trú (ít gặp): chất dịch chỉ nằm trong một vùng của ổ bụng.
1. Nhìn:
Quan sát bệnh nhân ở các tư thế:
- Tư thế nằm ngửa: Bụng bệnh nhân to bè ra hai bên da căng, rốn lồi, có tuần hoàn bàng hệ, bụng không cử động theo nhịp thở. Bệnh nhân nằm nghiêng phải hoặc trái thì dịch trong ổ bụng sẽ dồn về phía thấp.
- Tư thế đứng: bụng chảy sệ xuống dưới và tuần hoàn bàng hệ nhìn thấy rõ.
2. Sờ nắn:
- Dịch ít: Không thấy gì đặc biệt
- Dịch trung bình hoặc nhiều: sờ thấy bụng mềm, hoặc có cảm giác căng như quả bóng cao su (nếu dịch cổ trướng nhiều).
Dấu hiệu sóng vỗ (+). Cách làm: người phụ lấy rìa bàn tay chắn nhẹ lên đường giữa bụng người bệnh. Người khám lấy một bàn tay áp vào một bên thành bụng, tay bên kia vỗ nhẹ hoặc búng vào thành bên đối diện sẽ có cảm giác sóng dội vào lòng bàn tay đối diện. Đó là dấu hiệu sóng vỗ.
Dấu hiệu cục đá nổi: Nếu trong ổ bụng có một khối u nào đó hoặc có gan to, lách to, sẽ có dấu hiệu cục đá nổi. Cách làm: lấy ngón tay ấn nhanh và bất chợt vào thành bụng ngay phía trên khối u đó, ta sẽ thấy cảm giác bị đụng trở lại ngón tay ta giống như cục nước đá, hoặc quả trứng nổi trong nước.
3. Gõ: gõ là một trong những phương pháp quan trọng để xác định cổ trướng cần gõ ở hai tư thế: nằm ngửa rồi nằm nghiêng phải và trái.
- Tư thế ngửa: gõ từ rốn ra xung quanh theo hình nan hoa xe đạp, sẽ thấy vùng cao và vùng gần rốn có tiếng trong, tiếng đục ở vùng thấp. Nếu cổ trướng nhiều thì giới hạn giữa vùng trong và vùng đục là một đường cong lõm xuống. Nếu cổ trướng ít vùng đục chỉ có hai bên mạn sườn.
- Tư thế nằm nghiêng: vùng đục sẽ nhiều hơn ở bên thấp. Với những dấu hiệu đã khám bệnh nhân.
Nhìn: bụng to
Sờ: có dấu hiệu sóng vỗ.
Gõ: Có tiếng đục ở vùng thấp và đường cong giới hạn lõm xuống - có thể nghĩ đến cổ trướng. Cần phải khám toàn thân và các bộ phận khác để phát hiện thêm các triệu chứng kèm theo để tìm nguyên nhân được dễ dàng. Sau đó cần tiến hành chọc dò màng bụng để xác định chẩn đoán.
Chọc dò màng bụng: là phương pháp xác định cổ trướng quan trọng nhất.
Khi chọc màng bụng, nếu đúng là cổ trướng sẽ thấy có dịch chảy ra.
Cần nhận định sơ bộ về màu sắc của dịch:
Dịch trong suốt không màu: bệnh nhân bị bệnh tim
Dịch màu vàng chanh: Bệnh lao màng bụng hoặc xơ gan.
Dịch màu hồng máu: Ung thư hoặc lao màng bụng
Dịch đục như mủ: Viêm màng bụng có mủ.
Dịch đục trắng như sữa, đông lại như thạch: đó là dịch dưỡng trấp, gặp trong bệnh giun chỉ, khối u ổ bụng.
Cổ trướng hoàn toàn có thể chẩn đoán nhờ lâm sàng, một số trường hợp có thể qua siêu âm, chụp cắt lớp vi tính xác định dịch ổ bụng.
Cần làm các xét nghiệm về sinh hóa dịch ổ bụng (Đinh lượng Anbumin, làm phản ứng Rivalta), tìm các loại tế bào (Hồng cầu, bạch cầu, tế bào ung thư) các xét nghiệm về vi khuẩn (soi trực tiếp, nuôi cấy, tiêm chuột lang...)
- Bụng to vì béo sệ: Da bụng dày, rốn lõm, gõ không có hiện tượng đục ở thấp, trong ở trên.
- Da bụng phù nề: Ấn ngón tay lên da thấy có vết lõm.
- Bụng chướng hơi: Gõ trong toàn bộ không có dấu hiệu sóng vỗ.
- U nang buồng trứng: Sờ thấy khối u, bụng không bè ra hai bên mà thường nhô cao lên trên.
- Bụng có thai: có dấu hiệu thai nghén, nếu thai to nghe thấy tiếng tim thai.
- Cầu bàng quang: bệnh nhân bí đái, thông nước tiểu, khối u mất.
Đặc điểm của bệnh này là da vàng, bụng to, thậm chí ngực bụng nổi gân xanh, chân phù. Người xưa căn cứ vào bệnh nay mà chia làm nhiều loại gồm thuỷ cổ, khí cổ, huyết cổ, trùng cổ. . . Nhưng chủ yếu có 3 loại là Khí, Huyết, Thuỷ . trong ba loại đó có cái là chính có cái là phụ nhưng đều có quan hệ với nhau không đơn độc. Về YHHĐ chứng này có thể cótrong nhiều bệnh khác nhau như xơ gan, bụng nước sóng vỗ, kết hạch, viêm phúc mạc. . .
Bệnh này chủ yếu là do can tỳ bị tổn thương. Có thể chia làm 4 nguyên nhân chính như sau
1. Do tình chí không thoải mái làm can uất, can uất thì khí trệ, khí trệ thì huyết mạch không lưu thông dẫn đến huyết ứ ở can lạc, làm cho can mất chức năng sơ tiết ảnh hưởng đến sự vận hoá của tỳ vị dẫn đến thuỷ thấp đình lưu, lâu ngày không chuyển hoá trở ngại trung tiêu, làm cho can tỳ chịu bệnh, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến thận, làm cho tiểu tiện không được bài tiết, gây thành cổ trướng
2. Do uống rượu quá nhiều, ăn uống không điều độ làm tổn thương đến tỳ vị khiến chức năng vận hoá của tỳ vị bị kém. Trọc khí dồn tụ lại làm cho trong đục lẫn lộn khí huyết uất trệ, sự điều đạt của can kém, thận khí không hoá được nên bài tiết giảm, thuỷ trọc dồn lại dần dần thành cổ trướng
3. Do giun và sự cảm nhiễm đường máu, điều trị không kịp thời lâu ngày ảnh hưởng đến can tỳ, mạch lạc bị ứ tắc sự thăng giáng thất thường, trong đục lẫn lộn, tích trệ dồn lại thành cổ trướng
4. Do hoàng đản và tích tụ lâu ngày, ở hoàng đản thì thấp nhiệt nung nấu tổn thương can tỳ, khí huyết ngưng trệ dần dần thành cổ trướng. ở tích tụ thì khí uất đờm ngưng lâu ngày thành khối làm khí cơ bị úng trệ thuỷ thấp đình tụ lại thành cổ trướng
Tóm lại có nhiều nhân tố khác nhau làm cho can, tỳ, vị bị tổn thương thành bệnh. Hoặc do can khí uất trệ, mạch lạc úng tắc thành ứ tích, hoặc do chứng năng vận hoá cúat tỳ vị kém, thuỷ thấp không đưa xuống được, chất chứa ở trong ngày càng nhiều ảnh hưởng đến tỳ vị rồi đến thận làm cho thận hư khí hoá không tốt, thuỷ trọc không xuống bàng quang và tiết ra ngoài được đình tụ ngày càng nhiều can tỳ thận càng tổn thương, chính khí ngày càng suy yếu dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng
Trong biện chứng luận trị và trị liệu khái quát bệnh này có hai loại chính là thực trướng và hư trướng, khi mới phát, chính khí còn thực thì chữa ngọn là chính như hành khí tiêu tích trục thuỷ, phá ứ để tiêu trướng. nếu các chứng thực đã tiêu, chính khí hư đồng thời phải dưỡng can, kiện tỳ, bổ thận làm gốc. Nếu bệnh lâu, tạng phủ và chính khí đã bị tổn thương, bị tà khí ủng trệ thì gốc là hư, ngọn là thực, điều trị phải bổ chính công tà, tiêu bản cùng trị
Triệu chứng: Bụng to căng, ấn mềm, sườn buồn đầy tức hoặc đau nhói, ăn ít chậm tiêu, sau khi ăn ậm ạch khó chịu, đầy hơi, ợ hơi, đại tiện nhão, rặn khó hoặc đi vặt, Tiểu tiện ngắn ít, rêu trắng nhợt, mạch huyền
Phân tích: Bụng to căng ấn mềm là khí độc thấp trọc tích tụ bên trong, còn các triệu chứng khác là do can tỳ hư tổn bất hoà
Pháp: Sơ can lý khí, hành thấp tiêu trướng
Phương : Sài hồ sơ can tán hợp với bài bình vị tán gia giảm
Bình vịSài hồ sơ can | X truật | 6-12 | Trích thảo | 4 | Hậu phác | 4-12 | |
Cổ trướng khí độc thấp trở | Xuyên khung | 8 | SàI hồ | 8 | Bạch thược | 12 | |
Trần bì | 4-12 | Hương phụ | 8 | Chỉ sác | 8 |
Tiểu tiện ít gia: Sa tiền, Trư linh, Trạch tả.
Bụng căng đầy gia Mộc hương, binh lang,
Hàn thấp nặng đại tiện lỏng gia: Phụ tử, Can khương.
Nếu thấp nhiệt nặng, buồn nóng, Tiểu tiện vàng giắt, miệng khô, gia: Sơn chi, Đại hoàng
Bài 2 : Phân tiêu thang
Triệu chứng: Bụng to căng chắc nặng thì nổi gân xanh, hông sườn đau nhói, mắt vàng, mặt vàng xám, miệng khô, môi đỏ, buồn nóng, tiểu tiện vàng giắt, đại tiện khô táo, lưỡi đỏ, rêu dầy, mạch huyền sác. Bệnh lâu nhiệt làm can thận âm hư thì mặt đen xạm
Phân tích: Thấp nhiệt ủng kết, khí trệ thuỷ đình nên bụng to căng, lại hợp với huyết ứ nên bụng căng mà chắc, nổi gân xanh. Còn các chứng khác là do thấp nhiệt uất kêt gây ra
Pháp: Thanh nhiệt lợi thuỷ hoạt huyết hoá ứ
Phương: Nhân trần cao thang hợp với hoá ứ thang. Nếu thể trạng khá có thể dùgn các bài trục thuỷ như thập táo thang sau đó từ từ kèm thuốc bổ
Qui đầu | Xích thược | Đan bì | |||||
Đào nhân | Hồng hoa | Đan sâm | Sơn giáp | ||||
Bạch truật | Trạch tả | Thanh bì | Mẫu lệ |
Nhân trần cao thang | Nhân trần | 12-24 | Sơn chi | 8-16 | đại hoàng | 4-8 |
Triệu chứng: Sắc mặt vàng tối, người gầy, miệng khô môi đỏ, nặng thì bụng ngực nổi gân xanh. chảy máu cam, chảy máu chân răng, cổ trướng to, chân phù, sốt hâm hấp hoặt sốt cao, phiền táo, miệng họng khô, lợm giọng, tiểu tiện đỏ ít, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác
Pháp: Tư âm lợi thấp, lương huyết hoá ứ
Đan bì | 10 | Bạch linh | 10 | Trạch tả | 10 | ||
Thục địa | 12 | Hoài sơn | 12 | Sơn thù | 15 | Phục linh | 8 |
Bạch truật | 12 | Qui đầu | 8 | Địa cốt bì | 12 | Mao căn | 20 |
Chi tử | 8 | Hậu phác | 6 | Sa sâm | 12 | Thạch hộc | 10 |
Sa tiền | 12 | Trần bì | 6 |
Châm cứu : Đối với gan xơ to thận du, hành gian, trung đô, can du khâu khư, âm lăng tuyền, lãi câu, quang minh
Bệnh cổ trướng Có chứng này thì bụng to và rắn đầy, bụng sườn đau dội, sắc mặt vàng úa, chất lưỡi tía, rêu vàng nhớt, mạch huyền sác. Nguyên nhân do thấp nhiệt uất kết, khí trệ nước ứ đọng, can và Tỳ đều tổn thương, bệnh liên luỵ đến huyết phận, thấp với nhiệt làm nghẽn trở gây nên.
Phép trị: Thanh nhiệt lợi thuỷ, hoạt huyết hoá ứ.
Bài thuốc: Nhân trần cao thang (Thương hàn luận) hợp với Hoá ban thang (Nghiệm phương) gia giảm
Triệu chứng: Bụng to căng chắc, người gầy, nặng thì nổi gân xanh khắp vùng bụng ngực, mặt vàng xám, miệng khô môi đỏ, buồn bực, chân răng có khi chảy máu hoặc máu cam, Tiểu tiện vàng ngắn rắt, lưỡi đỏ khô, mạch huyền sác
Phân tích: Bụng to căng chắc, nổi gân xanh là do huyết ứ, các chứng còn lại là do âm hư
Pháp: tư âm trục ứ
Dùng bài Nhất quán tiễn hợp với bài Cách hạ trục ứ thang
Cách hạ trục ứ thang | Ngũ linh chi | 12( | Qui | 12 | Xuyên khung | 8 | |
Đào nhân | 12 | Đan bì | 8-12 | Xích thược | 10 | ô dược | 6-8 |
Huyền hồ | 4-6 | Cam thảo | 6-12q | Hương phụ | 6-8 | Hồng hoa | 6-10 |
Chỉ sác | 8 |
Nhất quán tiễn | Sa sâm | 12 | Đương qui | 12 | Kỉ tử | 12-24 | |
Mạch môn | 12 | Sinh địa | 14-60 | Xuyên luyện tử | 6 |
Nếu nóng trong nhiều miệng khô môi đỏ gia: Huyền sâm, Thạch hộc.
Sốt về chiều gia: Sài hồ, Địa cốt bì
Tiểu tiện ít gia: Trư linh, Hoạt thạch,
Chảy máu gia Tiên hạc thảo, Mao căn
Triệu chứng: Bụng to căng đầy nặng về chiều tối. Mệt mỏi ăn kém, bụng trướng, chân phù, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, sợ lạnh, sắc mặt vàng, xanh nhợt. Lưỡi nhạt hoặc bệu, rêu mỏng, mạch trầm tế
Nguyên nhân: vì Tỳ Dương hư thì thổ không chế thuỷ mà thuỷ tràn lan. Thận Dương hư thì thuỷ không có chủ mà không chịu lưu hành tạo nên cổ trướng.
Thận khí hoàn (Tế sinh phương) gia giảm hợp với
Ngũ linh tán (Thương hàn luận gia giảm)
Ngũ linh tán | Trư linh | 12-18 | Trạch tả | 12-20 | Bạch linh | 12-18 | |
Quế chi | 4-8 | B truật | 12-18 |
Triệu chứng: Cổ trướng nhanh, không nằm được, tiểu tiện ít đại tiện không thông, mạch huyền sác
Phương pháp chữa:
Công hạ trục thuỷ
Bài thuốc: Thập táo thang
(Chú ý theo dõi mạch, huyết áp truỵ mạch do mất nước và điện giải quá nhiều)
Triệu chứng: Bụng to căng, ấn mềm, sườn buồn đầy tức hoặc đau, ăn kém,, sau khi ăn bụng đầy, ậm ạch khó chịu, ợ hơi, tiểu tiện ngắn ít, rêu trắng dính, mạch huyền.
Pháp: Sơ can lý khí, trừ thấp tán mãn.
Phương : Sài hồ sơ can tán gia giảm, thuốc dùng Bắc sài hồ, Chỉ xác, Chế hương phụ, Đại phúc bì, Hậu phác, uất kim, Xuyên khung, Xa tiền tử, Sinh bạch truật, Xích thược.
Triệu chứng: Bụng to đầy trướng, ấn vào như bọc nước, gặp nhiệt thì đỡ, tinh thần mỏi mệt, sợ lạnh, lười hoạt động, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng dính, mạch hoãn.
Pháp: Ôn trung kiện tỳ, hành khí lợi thấp
Phương: Thực tỳ ẩm gia giảm, thuốc dùng Bào phụ tử, Can khương, Sinh bạch truật, Phục linh, Hậu phác, Mộc hương, Đại phúc bì, Thảo quả, Mộc qua, Sinh cam thảo.
Triệu chứng: Bụng to căng, cứng đầy, phiền nhiệt, miệng đắng, khát không muốn uống, tiểu tiện ngắn, khó đi, đại tiện táo kết hoặc vàng mắt vàng da, đầu lưỡi đỏ, rêu vàng dính, mạch huyền sác
Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, công hạ trục thủy
Phương: Trung mãn phân tiêu hoàn (1) gia giảm, thuốc dùng Hoàng cầm, Hoàng liên, Tri mẫu, Hậu phác, Chỉ xác, Bán hạ, Trần bì, Bạch mao căn, Thông thảo, Trư linh, Phục linh, Trạch tả.
Bụng to căng cứng, gân xanh nổi rõ, hông sườn đau nhói, sắc mặt vàng tối, sao mạch vùng cổ, ngực, bàn tay son, môi tím xám, miệng khát không muốn uống, đại tiện phân đen, chất lưỡi tím tối hoặc có ban ứ huyết, mạch tế sáp hoặc hư đại vô lực
Pháp: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí lợi thủy
Phương: Điều doanh ẩm (2) gia giảm, thuốc dùng Đương quy, Đan sâm, Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành, Sinh đại hoàng, Đình lịch tử, Phục linh, Binh lang, Thông thảo, Huyên hồ.
Triệu chứng: Bụng to căng đầy nặng về chiều tối. Mệt mỏi ăn kém, bụng trướng, chân phù, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, sợ lạnh, sắc mặt vàng, xanh nhợt. Lưỡi nhạt hoặc bệu, rêu mỏng, mạch trầm tế
Pháp: Ôn bổ tỳ thận, hóa khí lợi thủy
Phương: Phụ tử lý trung hoàn hợp Ngũ linh tán gia giảm.
Triệu chứng: Bụng to như vò nước, đầy trướng nặng, thường thấy gân xanh nỗi rõ vùng bụng ngực, sắc mặt đen xạm, môi tím, miệng khô, tâm phiền mất ngủ, có lúc chân răng chảy máu hoặc chảy máu cam, tiểu tiện ngắn ít, chất lưỡi đỏ giáng khô, mạch huyền tế sác
Pháp: Tư dưỡng can thận, lương huyết hóa ứ lợi thủy
Phương: Trư linh thang hợp Cách hạ trục ứ thang, thuốc dùng Sinh địa, A giao, Xích thược, Đan bì, Hồng hoa, Phục linh, Trạch tả, Đào nhân, Trư linh, Hoạt thạch.
Ông phân 60 bệnh án làm 2 nhóm, nhóm đối chiếu 30 bệnh án điều trị bằng tây y thường quy, nhóm điều trị 30 bệnh án gia thêm thuốc đông y (Sinh ma hoàng, Quế chi, Bào xuyên sơn giáp đều 6g, Hạnh nhân 10g, Hoàng kỳ 60g, Phục linh, Bạch mao căn, Trạch tả đều 15g, Trư linh, Xích thược đều 20g, Đan sâm, Bạch truật sao, Ý dĩ nhân đều 30g, Chích thảo 5g), sắc mỗi ngày 1 thang, sau 1 tháng đánh giá hiệu quả. Kết quả: Nhóm đối chiếu 70% có hiệu quả, nhóm điều trị 100% có hiệu quả, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.01)
Ông phân 90 bệnh án làm 2 nhóm, nhóm đối chiếu 45 bệnh án điều trị bằng tây y thường quy, nhóm điều trị 45 bệnh án gia thêm thuốc đông y (Hoàng kỳ 30-40g, Bạch truật sao 30g, Xuyên khung, Đẳng sâm, Phục linh đều 15g, Đan sâm, Trạch lan, Ích mẫu thảo, Trư linh, Hồng hoa, Hương phụ đều 20g, Miết giáp 10g, Địa long 5g), sau30 ngày đánh giá hiệu quả. Kết quả: Nhóm đối chiếu 82% có hiệu quả, nhóm điều trị 95.7% có hiệu quả, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05)
Chọn 1 phương đại biểu trị Tam tiêu là Đô tử bổ khí hoàn trị 32 bệnh án cổ trướng hiệu quả tốt, cho rằng cổ trướng và Tam tiêu có mối quan hệ mật thiết. Thuốc dùng: Cáp xác 60g, Khiên ngưu tử, Xích phục linh, Phòng kỷ, Đình lịch tử, Xuyên khung, Mộc thông, Phòng phong, Đại hoàng (sao), Nga truật, Đại phúc bì, Hoàng kỳ, Tam lăng, Tang bạch bì, Miết giáp (chế giấm), Úc lý nhân, Xích thược đều 30g. Các vị trên nghiền nhỏ, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn 2g, uống lúc đói cùng nước cơm, mỗi ngày 30 viên, phân làm 2 lần trước bữa ăn sáng, tối, 1 tháng là 1 liệu trình.
Nhân trần 30g (cho vào sắc sau), Phục linh 30g, Biển súc 15g, Thông thảo 6g, Xa tiền tử (gói riêng sắc) 12g, Đại phúc bì 15g, Đông qua bì 15g, Hạnh nhân 9g, Quất hồng 9g, Bạch thược 9g, Đương quy 15g, Mẫu đơn bì 12g, Uất kim 6g, Đào nhân 9g, Mộc hương 4.5g, Hậu phác 9g, Hồ lô 24g, Khiên ngưu tử 6g.
Đại hoàng chế 9g, Đào nhân 9g, Miết trùng 3g, Nhân trần 30g (sắc sau), Đối tọa thảo (4) 30g, Hắc đại đậu (Đậu đen to) 60g, Chi tử 9g, Điền cơ hoàng (5) 30g, Bào sơn giáp 6g, Miết giáp (sắc trước) 15g, Huyền sâm 9g, Hoàng kỳ 9g, Bạch mao căn 30g.
Chú thích:
Tối thiểu 88mmol /24 giờ kết quả chỉ có 15% người bệnh giảm trọng lượng và giảm cổ trướng.
Có lợi thế là vẫn bảo toàn và bổ xung nồng độ bổ thể trong huyết thanh cũng như trong dịch cổ trướng. Nhưng theo Montero vẫn muốn dùng liệu pháp chọc hút dịch để điều trị ban đầu cho cả người có cổ trướng căng (tense ascites) Và không căng (non - tense ascites). Song ông ta nhấn mạnh cần thận trọng nhất là với những người phải chọc đi chọc lại vẫn không kết quả mặc dù đã điều trị rất nghiêm túc.
Khi điều trị cổ trướng tốt nhất là điều trị nội trú
- Vì nghỉ ngơi tại giường về mặt lý thuyết có thể làm giảm renin huyết thanh và tăng Natri niệu nhưng lại có thể gây loét do nằm.- Theo dõi được chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân
- Theo dõi được điện giải máu, niệu và creatinin máu để bổ xung kịp thời.
- Theo dõi được lượng nước ra, vào để bổ xung hoặc bớt đi kịp thời (hạn chế dịch khi nồng độ muối HT hạ dưới 120mmol/L)
người Hy Lạp cổ đại đã biết chọc hút dịch cổ trướng để điều trị cổ trướng. Mỗi lần chọc tháo khoảng trên 5 lít. Gần đây có những thông báo có trường hợp chọc tháo 22,5 lít mà vẫn an toàn. (Tuy nhiên điều cần lưu ý là cần vô trùng thật triệt để, dùng kim nhỏ cho dịch chảy ra từ từ). Tuy vậy cần chú ý rằng, khi mất đi một lượng dịch lớn cũng có nghĩa là loại bỏ đi một lượng anbumin trong dịch cổ trướng của người bệnh, những người đang thiếu hụt bổ thể (protein giảm) và kém dinh dưỡng do gan suy không thể tái tổng hợp bổ thể bình thường dẫn đến nhiễm khuẩn cho họ.Ngày nay để bổ khuyết cho nhược điểm này, sau khi hút hết dịch cổ trướng người ta truyền Alverin, Dextran, Plasma, Glucoza 30% vào tĩnh mạch cho bệnh nhân (bù lại lượng albumin mất, vừa giữ nước ở lại lòng mạch không thoát vào khoang màng bụng nữa, hoặc chỉ thoát một cách chậm chạp.
Trong những năm thập kỷ 80, tạo shunt tĩnh mạch màng bụng (peritoneovenous shunt) trở nên rất phổ biến để điều trị cổ trướng. Biến chứng và mất chức năng của shunt đã làm giảm sút nhiệt tình trong các ý kiến thăm dò. Nghiên cứu của hội cựu chiến binh liên bang 1989 theo dõi 3860 người bệnh điều trị cổ trướng cho thấy người bệnh dùng shunt không kéo dài cuộc sống hơn những người chỉ dùng thuốc.Mặc dù kéo dài cuộc sống không lâu nhưng tạo shunt có thể làm cho người bệnh dễ chịu hơn do giảm dịch cổ trướng.
Tĩnh mạch anbumin mang lại lợi ích bảo tồn protein hạ được giá thành so với truyền anbumin. Hai kiểm nghiệm gần đây thông báo hiệu quả tương tự và khả năng kéo dài cuộc sống của người bệnh điều trị vừa chọc hút dịch vừa truyền anbumin.Sốt và thay đổi tính đông máu là trở ngại với người bệnh để giải quyết nên truyền lại dịch vào màng bụng hơn vào tĩnh mạch.
Có thể điều trị cổ trướng nhờ thay đổi gan đã xơ bằng một gan bình thương. Chỉ 25% người bệnh kéo dài cuộc sống thêm một năm khi sử dụng lợi tiểu đơn thuần, trong khi đó ghép gan có 75% người bệnh. Những người bệnh điều trị bằng phương pháp khác không kết quả nên nghiên cứu đặt vấn đề ghép gan cho họ.
*********************************