Đái tháo nhạt (ĐTN) là tình trạng bệnh lý do mất khả năng tái hấp thu nước ở ống thận, hậu quả của sự thiếu ADH tương đối hoặc tuyệt đối dẫn đến tiểu nhiều, uống nhiều, nước tiểu có tỉ trọng thấp và uống nhiều, bệnh có thể xảy ra do kém phóng thích ADH (đái tháo nhạt trung ương hoặc thần kinh) hoặc do thận đáp ứng kém với ADH (đái tháo nhạt thận). Có khoảng 50% trường hợp ĐTN không rõ nguyên nhân.
Đái tháo nhạt trung ương (đái tháo nhạt thần kinh)
Các thương tổn vùng dưới đồi tuyến yên gây suy tuyến yên có thể là nguyên nhân gây đái tháo nhạt,. các thương tổn vùng dưới đồi như u sọ hầu (craniopharygiomas) hoặc các thương tổn khác của thần kinh trung ương do thâm nhiễm, thường dễ dẫn đến đái tháo nhạt.
Đái tháo nhạt cũng có thể do chấn thương, hoặc do các phẫu thuật u dưới đồi, u tuyến yên.
Đái tháo nhạt do gia đình, là một bệnh hiếm, do di truyền, xảy ra ở tuổi nhỏ.
Đái tháo nhạt vô căn thường xuất hiện ở cuối tuổi ấu thơ, thanh niên và tuổi trưởng thành, bệnh cảnh cũng thường có sự giảm số lượng sợi thần kinh chứa ADH. Có khoảng 30 - 40% các bệnh nhân có kháng thể trực tiếp neuron vùng dưới đồi tiết ADH.
Đái tháo nhạt do di truyền thường đi kèm với đái tháo đường, teo mắt, điếc, đái tháo nhạt với rối loạn men của ADH lưu thông do gia tăng enzyme Vasopressinase xuất hiện lúc mang thai.
Đái tháo nhạt thận
Bệnh xuất hiện do thận không đáp ứng với tác dụng sinh lý của ADH, trong trường hợp này ADH trong máu bình thường hoặc gia tăng.
Các bệnh thận mãn tính, nhất là các bệnh gây tổn thương vùng tủy, và các ống góp có thể dẫn đến đái tháo nhạt do thận.
Các rối loạn điện giải: Hạ kali máu, tăng Calci máu làm giảm khả năng cô đặc nước tiểu.
Có nhiều loại thuốc góp phần làm xuất hiện bệnh đái tháo nhạt do thận như lithium, Demeclocycline, Methoxyflurane, Amphotericin B, Aminoglycosides, Cysplatin, Rifampiciny.
Trong thai kỳ, một aminopeptidase từ nhau thai làm tăng chuyển hoá AVP (arginine-vasopressin) gây thiếu AVP dẫn đến tiểu nhiều.
Bệnh đái tháo đường bắt đầu có thể từ từ hoặc đột ngột, lượng nước tiểu rất nhiều có thể từ 5000ml - 10.000ml trong 24 giờ, tỷ trọng thường thấp từ 1.001 – I005, tiểu trong, do nước tiểu nhược trương mà thẩm thấu áp huyết tương thường tăng nhẹ nên bệnh nhân uống nhiều nước mà thích uống nước lạnh. Nếu cho uống đủ nước, nhiều bệnh nhân cơ thể không bị ảnh hưởng gì, ngoài việc thèm uống và khát. Trường hợp thiếu nước không kịp bổ sung, sẽ xuất hiện trạng thái mất nước nghiêm trọng, áp lực thẩm thấu huyết tương tăng cao cùng với nồng độ Natri huyết thanh tăng cao nhiều dễ gây tử vong. Trường hợp bệnh kéo dài lâu ngày, dung tích bàng quang tăng mà số lần tiểu có thể giảm.
Các triệu chứng lâm sàng của đái tháo nhạt có thể xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh chóng với 2 triệu chứng tiểu nhiều và uống nhiều.
Là triệu chứng chính của đái tháo nhạt, lượng nước tiểu từ 5 -10l/ ngày, có khi lên đến 15 -20l/ ngày, có khi ít hơn nhưng đặc biệt nước tiểu loãng như nước lã.
Luôn luôn đi kèm với tiểu nhiều với 3 đặc điểm khát nhiều, không ngừng, không hết khát.
Sự khát nước đánh thức bệnh nhân dậy trong đêm.
Toàn trạng bệnh nhân vẫn tốt, trừ trường hợp đái tháo nhạt kèm sự thương tổn làm phá hủy vùng dưới đồi - tuyến yên.
Nếu bệnh nhân không thể uống được (ví dụ hôn mê vì chấn thương sọ não, thuốc mê...) có thể dẫn đến tử vong.
Các trường hợp chấn thương sọ não hoặc phẫu thuật ở đầu có thể làm xuất hiện bệnh cảnh này, cần theo dõi lượng nước tiểu, nồng độ huyết tương và nước tiểu ở bệnh nhân có hôn mê giúp ngăn ngừa thiếu nước trầm trọng, do đái tháo nhạt không được chẩn đoán.
Rất hiếm khi đái tháo nhạt kèm phá hủy trung tâm khát, làm trầm trọng nhanh chóng bệnh cảnh dẫn đến tử vong.
Các trường hợp hẹp niệu đạo kèm gây thận ứ nước cũng rất hiếm.
Tỉ trọng nước tiểu sáng sớm lúc đói < 1,005.
Áp lực thẩm thấu nước tiểu 200 mOsm/kg nước.
Nếu bệnh vẫn uống đầy đủ, thường các xét nghiệm sinh học tỏ ra vẫn bình thường như:
Công thức máu bình thường, có thể có một thiếu máu nhẹ do loãng máu.
Điện giải đồ hoàn toàn bình thường (máu).
Điện giải đồ niệu /24h bình thường.
Chẩn đoán xác định phải dựa trên các test động, các test này vừa để chẩn đoán nguồn gốc rối loạn vừa để phân biệt một đái tháo nhạt với một uống nhiều do tâm lý (potomanie)
Ở bệnh nhân đái tháo nhạt, các test động học nhằm một mặt đánh giá sự hạn chế nước có kích thích tiết ADH không, mặt khác đánh giá số lượng hormone được tiết ra làm giảm đái tháo nhạt.
Cần thực hiện ở bệnh viện vì tai biến nguy hiểm có thể xảy ra. Mục đích xem ADH có khả năng bài tiết hay không.
Cho bệnh nhân đi tiểu hết nước tiểu, cân bệnh nhân rồi nằm nghỉ.
Lấy mạch, HA mỗi 15 phút, nước tiểu mỗi 30 phút. Tiếp tục theo dõi chừng nào mà bệnh nhân còn chịu đựng được, không khó chịu.
Các triệu chứng báo động là: lo lắng, các dấu khởi đầu của mất nước như khô niêm mạc, khát nhiều, mạch nhanh, nhất là HA hạ. Phải ngưng nghiệm pháp khi cân nặng giảm đến 3% trọng lượng cơ thể.
Ở người bình thường:
Lượng nước tiểu giảm < 5ml/ phút Tỷ trọng nước tiểu (1,020 tăng dần. Ở bệnh nhân đái tháo nhạt:
Lượng nước tiểu lớn hơn 5ml/ phút
Nồng độ thẩm thấu nước tiểu < 200 mosm/kg H2O Tỷ trọng 1,001 - 1,005
Các nghiệm pháp kích thích tiết ADH:
Cổ điển có test của Carter và Robbins hoặc test cải tiến của J. Deccourt hoặc test nicotine, mục đích nhằm kích thích tiết ADH dưới tác động của chuyền dịch muối.
Các test hiện nay ít dùng. Hoặc test chuyền dịch muối ưu trương đồng thời định lượng ADH. Ở đái tháo nhạt ADH sẽ không tăng (Robertson 1980).
Nói chung các test này hiện nay ít dùng.
Các test đặc biệt vừa để chẩn đoán vừa thăm dò điều trị:
Test Chlorothiazide:
Bình thường Chlorothiazide là một thuốc lợi tiểu làm mất NaCl. Ở bệnh nhân đái tháo nhạt, uống Chlorothiazide lại làm giảm tiểu một cách mâu thuẫn mà không làm âm tính độ thanh thải nước tự do. Cơ chế chưa được hiểu rõ. Có giả thuyết cho rằng đái tháo nhạt cải thiện do sự mất muối của thuốc. Test này ngày càng ít dùng.
Chlorpropamide làm tăng cường hoạt động của ADH ở ống thận.
Clofibrate và Carbamazepine có tác dụng kích thích vùng dưới đồi tăng tiết ADH. Người ta đo độ thải nước tự do trong 24 giờ hoặc trong các mẫu nước tiểu lấy từ 3 thời kỳ (8-14 giờ, 14 giờ - 19 giờ, 19 giờ - 8 giờ) thuốc sẽ làm giảm lượng nước tiểu, và nhất là tăng cô đặc nước tiểu.
Nếu độ thanh thải nước tự do trở về âm tính mới được phép kết luận thuốc có tác dụng tốt.
Các test này có vị trí quan trọng trong việc lựa chọn điều trị lâu dài sau này cho bệnh nhân.
Nhằm phân biệt đái tháo nhạt do thiếu ADH và đái tháo nhạt do thận. Pitressin 5/1000đ/v (5 milliunits) truyền tĩnh mạch chậm trong một giờ hoặc 5 đơn vị vasopressin tannate dầu tiêm bắp sẽ làm giảm ĐTN do thiếu ADH, nhưng không giảm nếu đái tháo nhạt do thận đề kháng tác dụng của ADH.
Định lượng ADH bằng miễn dịch huỳnh quang
Nồng độ có thể bình thường nhưng không gia tăng trong nghiệm pháp nhịn nước, test tăng muối.
Ở đái tháo nhạt do thận, nồng độ ADH căn bản tăng cao.
Đái tháo nhạt có thể gây ra không giữ lại đủ nước để hoạt động, và có thể trở nên mất nước. Mất nước có thể gây ra:
Khô miệng.
Cơ yếu.
Huyết áp thấp (hạ huyết áp).
Tăng natri huyết.
Mắt trũng.
Sốt hoặc nhức đầu, hoặc cả hai.
Nhịp tim nhanh.
Giảm trọng lượng.
Đái tháo nhạt cũng có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải. Điện giải là khoáng chất trong máu, chẳng hạn như natri, kali và canxi - duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể. Sự mất cân bằng điện giải có thể gây ra các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu và đau nhức bắp thịt.
Theo y học cổ truyền, chứng đái tháo nhạt có liên quan đến Phế, Tỳ (vị) và Thận, có thể hiểu cơ chế sinh bệnh như sau: Phế chủ khí, thông điều thủy đạo, trường hợp phế âm không đủ, phế cơ mất chức năng thăng giáng, thủy dịch trong cơ thể không được phân bổ đều khắp cơ thể mà xuống trực tiếp vào bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần và lượng nhiều. Tỳ chủ vận hóa, tỳ khí kiêm chức năng vận hóa thủy dịch, nếu chức năng này suy giảm, nước không giữ được trong cơ thể mà thoát xuống bàng quang ra ngoài. Mặt khác tỳ khí kém cũng dẫn đến phế khí suy mà không thông điều được thủy đạo. Thận chủ thủy, thận khí suy thì chức năng khí hóa rối loạn, bàng quang không được chế ước nên tiểu nhiều. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi: "Dương không hóa khí thì tân dịch không phân bổ trong cơ thể, thủy không có hỏa thì chỉ có giáng mà không thăng nên chảy trực tiếp vào bàng quang”.
Đa số y gia cho rằng bệnh này phần nhiều do Phế táo nhiệt, Thận âm hư. Âm hư là gốc, táo nhiệt là ngọn, giữa chúng có mối quan hệ nhân quả, táo nhiệt thịnh thì âm hư, ngược lại âm hư thì táo nhiệt thịnh.
Nguyên tắc chung điều trị bệnh đái tháo nhạt chủ yếu là bổ hư. Bệnh biểu hiện chủ yếu là âm hư nhưng trường hợp mắc bệnh lâu ngày có thể dẫn đến dương hư. Trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh và biện chứng luận trị như sau:
Triệu chứng:
Khát nhiều thích uống nước lạnh, miệng lưỡi khô, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hoạt Sác.
Pháp: Thanh dưỡng phế vị.
Bài thuốc: Bạch hổ nhân sâm thang gia giảm:
Nhân sâm | 10 | Sinh địa | 12 | Thiên hoa | 12 | ||
Ngọc trúc | 12 | Thiên môn | 12 | Mạch môn | 12 | Địa cốt bì | 12 |
Đan sâm | 12 | Đan bì | 12 | Thạch cao | 40-60 | Tri mẫu | 10 |
Sinh Cam thảo | 4 |
Sắc uống.
Gia giảm.
Hoặc dùng bài Mạch Môn Đông Thang gia giảm: Hoàng cầm, Mạch môn, Cát căn đều 15g, Tri mẫu, Trúc diệp, Ô mai đều 10g, Lô căn 10g, Thiên hoa phấn, Sa sâm đều 20g (bài thuốc kinh nghiệm của Dương Phù Hải).
Triệu chứng: Khát uống nhiều, tiểu nhiều và nhiều lần, lòng bàn chân tay nóng, váng đầu, mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.
Pháp: Tư thận, dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân.
Bài thuốc: Lục Vị Địa Hoàng Hoàn gia giảm:
Sinh địa | 20 | Hoài sơn | 20 | Đan bì | 12 | ||
Bạch linh | 12 | Mạch môn | 12 | Thiên hoa | 12 | Huyền sâm | 12 |
Tang phiêu tiêu | 10 | Sơn thù | 12 | Ngũ vị | 4 | Cam thảo | 4 |
Triệu chứng: Thường bệnh lâu ngày, âm hư dẫn đến dương hư, thường người mệt mỏi, sợ lạnh, uống nhiều, tiểu nhiều, sắc mặt xạm khô, kém tươi nhuận, đau lưng, váng đầu chóng mặt, lưỡi nhợt rêu dày trắng, mạch Trầm Tế.
Pháp: Ôn bổ thận dương.
Bài thuốc: Kim Quĩ Thận Khí Hoàn gia giảm:
Sinh địa | 34 | Thục địa | 24 | Hoài sơn | 12 | ||
Nữ trinh tử | 12 | Đan bì | 12 | Bạch linh | 10 | Trạch tả | 10 |
Phụ tử | 6 | Nhục quế | 6 | Đỗ trọng | 15 | Xương bồ | 3 |
Tang phiêu tiêu | 14 |
Thiên về Thận âm hư dùng phương số 1 để thúc tuyền thăng thanh: Sinh địa 30-40g, Sơn thù 15-45g, Câu kỷ 12-15g, Thiên hoa phấn 10-15g, Sinh hoàng kỳ 30-60g, Chích thăng ma 10-15g, Sinh cam thảo 6-10g, Phúc bồn tử 15-30g, Tang phiêu tiêu 12g, Bổ cốt chi 12g.
Thiên về Thận dương hư dùng phương số 2: Thục phụ phiến 6-40g, Quế nhục 1-3g (cho vào sau), Sinh thục địa đều 15-20g, Sơn thù 6-12g, Sơn dược 15-45g, Sinh hoàng kỳ 30-60g, Chích thăng ma 10-15g, Sinh cam thảo 10-20g, Phúc bồn tử 15-30g, Ích trí nhân 10-20g, Bổ cốt chi 12g, Long cốt nung, Mẫu lệ nung đều 30g.
Ăn ít đầy bụng gia Sơn tra, Mạch nha, Chỉ xác; Vị nhiệt, đại tiện không thông kèm đau đầu nhiều gia Thạch cao, Sinh đại hoàng, Hoàng cầm; Ngủ kém gia Dạ giao đằng, Hợp hoan hoa.
Trị 7 ca, khỏi 4 ca, hiệu quả rõ 1 ca, có hiệu quả 2 ca.
Kim quỹ thận khí hoàn gia vị: Can địa hoàng 20g, Sơn dược 15g, Sơn thù 15g, Trạch tả 10g, Đan bì 10g, Phục linh 10g, Nhục quế 6g (cho bột vào nước thuốc uống), Bào phụ tử 10g, Lộc giác giao 10g (hòa tan), Sinh kỳ 30g. Tiểu tiện không cầm giảm Trạch tả gia Kim anh tử; miệng khát nhiều giảm Nhục quế, Phụ tử. Dùng phương này trị 4 ca, kết quả đều khỏi.
Hồ thị niệu băng phương: Chế thủ ô 120g, Sơn dược 60g, Hắc chi ma 12g, Hồng táo nhân 120g, Hắc táo 60g, Gà con lông đen 1 con.
Phạm thị tư bổ tỳ thang: Sinh địa, Thục địa, Sơn dược đều 15-30g, Hoàng liên, Hoàng bá đều 3-9g, Linh dương giác 1-2g (cho vào nước thuốc uống). Miệng khát nhiều gia Thạch hộc, Cát căn, Lô căn tươi; đại tiện khó gia Hỏa ma nhân, Sinh đại hoàng; ăn kém gia Ngọc trúc, Sơn tra; Tiểu nhiều lần gia Câu kỷ, Ngũ vị tử, Tang phiêu tiêu, Tang thầm; Ngủ kém gia Bá tử nhân, Toan táo nhân. Trị 14 ca, hiệu quả đạt 85.7%. Chú ý phương pháp sắc thuốc: mỗi ngày 1 thang, mỗi thang sắc 4-6 lần, lấy 500-2000ml nước thuốc, 1 ngày đêm phân 4-6 lần uông hết. Sau khi tình trang bệnh ổn định ngày uống bột Cam thảo 2 lần, mỗi lần 3g, liên tục trong 1-3 tháng. Trường hợp đang dung hormon không được đột ngột ngừng thuốc mà giảm liều đồng thời dùng thuốc đông y.
Tống thị Cam thảo trạch tả tiễn: Cam thảo 10g, Trạch tả 6g sắc lấy 200ml. Mỗi lần uống 100ml, ngày uống 2 lần sáng tối, chứng trạng cải thiện rõ rệt. Trị 5 ca, uống dài nhất 67 ngày, ít nhất 18 ngày, đều khỏi.
Lưu thị chỉ khát thúc tuyền hoàn: Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Thạch hộc, Thiên hoa phấn, Ô mai, Sơn thù, Sơn dược, Ô dược, Ích trí nhân, Phúc bồn tử.
Dùng Lộc nhung hoàn gia giảm: Thục địa 15g, Hoàng kỳ 24g, Ngũ vị tử 6g, Sơn tra sao 30g, Mạch đông 18g, Sơn thù nhục 9g, Huyền sâm 18g, Phục linh 9g, Xuyên ngưu tất 9g, Nhục thung dung 9g, Địa cốt bì 9g, Nhân sâm 9g, Kê nội kim sao tán bột 3g (cho vào nước thuốc), bột Lộc nhung 1g (cho vào nước thuốc), sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần, trị 13 ca, hiệu quả rất tốt.
Dùng Sài hồ tăng dịch thang: Sài hồ 10g, Hoàng cầm 10g, Bán hạ 6g, Đẳng sâm 3g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả, Huyền sâm 6g, Sinh địa 6g, Mạch môn 10g, sắc 2 lần uống trong 2 ngày, mỗi lần sắc lấy 50-70ml, phân thành 3-4 lần uống, trị khỏi 4 ca đái tháo nhạt trẻ em.
Từ hư thực luận phân thể biện chứng, cho rằng đái tháo nhạt thực chứng thì ít, hư chứng thì nhiều, hư chứng lại phân thành 2 loại lớn là Thận dương hư và Thận âm hư. Phan Văn Khuê (潘文 奎) căn cứ vào tư liệu 84 bệnh án lâm sàng phân thành 2 thể Âm hư táo nhiệt và Tỳ thận dương hư.
Thể âm hư táo nhiệt: điều trị nên tư âm thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát. Phương thuốc: Thiên về âm hư dùng Tri bá địa hoàng hoàn, Mạch môn đông thang gia giảm; thiên về táo nhiệt dùng Bạch hổ thang, Ngọc nữ tiễn, Sài hồ tăng dịch thang gia giảm hoặc dùng Ngọc tuyền tán, Dẫn long thang gia giảm. Thuốc dùng các vị như Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa, Sơn thù, Mạch đông, Thạch cao, Thạch hộc…, trong đó Thạch cao phải dùng ít nhất 90g mới thấy hiệu quả rõ, Phàn Giám (樊 鉴) chỉ ra rằng Địa hoàng nên dùng ít nhất 30g (Địa hoàng là vị thuốc chính bổ Thận, có thể thúc đẩy quá trình tự sửa chữa tổ chức, làm cho nội tiết tố trở lại điều hòa).
Thể tỳ thận dương hư: điều trị nên ôn dương ích khí, cố thận sáp niệu, kiện tỳ trợ vận. Phương thuốc dùng Kim quỹ thận khí hoàn hợp các phương như Bổ trung ích khí thang, Thúc tuyền hoàn, Tang phiêu tiêu tán, Lộc nhung hoàn, Gia vị long cốt mẫu lệ thang. Thuốc dùng các vị như Cát căn, Thiên hoa phấn, Lộc nhung, Nhục quế, Phụ tử, Bổ cốt chi, Sơn dược, Đẳng sâm, Tục đoạn, Trạch tả…
1. Triệu chứng lâm sàng: Tiều nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, nước tiểu trong như nước lạnh, tỷ trọng thấp, khát nước, uống nhiều.
2. Thử nghiệm nhịn uống: vì nguyên nhân bệnh là do thiếu chất hormon kháng lợi niệu (ADH) nên lượng nước tiểu vẫn nhiều và tỷ trọng nước tiểu vẫn thấp.
3. Thử nghiệm nước muối ưu trương: Sau khi chích nhỏ giọt nước muối ưu trương, lượng nước tiểu vẫn không giảm, tỷ trọng nước tiểu vẫn thấp. Thông thường cần phân biệt chẩn đoán với bệnh tiểu đường (xét nghiệm Gluco máu cao, Gluco nước tiểu dương tính...).
Desmopressine (DDAVP)
Lypressine
Các loại thuốc uống
Chlorpropamide
Clofibrate
Carbamazepine
Hydrochlorothiazide
Giáo dục bệnh nhân chỉ uống nước khi thật sự khát. Theo dõi thấy Natri huyết tương < 130mEq/l xuất hiện ≥ 2 lần xét nghiệm chứng tỏ uống quá nhu cầu thật.
Đối với đái tháo nhạt trung ương trong phần lớn các trường hợp phải điều trị suốt đời, ngay cả những trường hợp nguyên nhân gây bệnh đã được loại bỏ, một số rất ít các trường hợp bệnh có cải thiện đến mức ngưng điều trị, thường không phải do AVP hối phục sự tăng tiết mà có thể do các yếu tố khác nặng hơn như suy thượng thận, tiết AVP lạc chỗ từ u ác tính, tình trạng mất nước trầm trọng do rối loạn cơ chế khát nước. Tuy nhiên đã có những báo cáo bệnh hồi phục do đó mỗi năm nên thử ngưng điều trị vài ngày để đánh giá sự hồi phục.
Cần tích cực tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh bằng nhiều phương tiện về chẩn đoán hình ảnh học, các xét nghiêm dịch não tuỷ cũng như những thăm dò về nội tiết vùng dưới đồi, thuỳ trước tuyến yên ngay cả khi hình ảnh hố yên bình thường.
Thuốc duy nhất được dùng là DDAVP, liều dùng thường cao hơn một ít so với bệnh nhân ĐTN không mang thai do nhau thai sản xuất vasopressinase, Trong thai kỳ chấp nhận natri máu thấp hơn 5mEq/l so với người đái tháo nhạt không mang thai. DDAVP không có tác dụng lên co cơ tử cung. Thai kỳ không được dùng các thuốc uống điều trị ĐTN do khả năng gây quái thai.
Điều trị chủ yếu giáo dục bệnh nhân. Thuốc an thần kinh không hiệu quả đối với uống nhiều do tâm lý. Hạn chế uống cũng làm bệnh cải thiện nhưng khó thực hiện, thực tế với những bệnh nhân này càng hạn chế uống, càng làm khát nhiều hơn.
Đại Cương:
Đái tháo nhạt là một bệnh nội tiết mà triệu chứng chủ yếu là đái nhiều do sự rối loạn chức năng của hệ vùng dưới đồi (Hypothalamus - Tuyến yên) dẫn đến cơ thể thiếu chất tiết tố kháng lợi niệu, chức năng tái hấp thu nước của tiểu quản thận suy giảm gây nên tiểu nhiều, tỷ trọng nước tiểu giảm, khát nước và uống nhiều nước.
Bệnh có thể gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào, nhiều nhất là vào tuổi thanh niên. Bệnh thuộc phạm trù chứng ‘Tiêu Khát’, theo y học cổ truyền.
*********************************