Là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non. Trẻ con và người lớn đều có thể bị nhiễm giun kim. Bệnh nhân bị nhiễm giun kim thường có biểu hiện ngứa hậu môn vào buổi tối, ban đêm do thời điểm này giun kim chui ra hậu môn để đẻ trứng.
Do Oxyurus vermicaularris gây nên. Giun kim sống ở góc hồi – manh trường. Ngoài ra giun còn ở phần cuối ruột non và phần đầu ruột già. Giun kim đực chết sau khi giao hợp. Giun cái đẻ trứng ở vùng niêm mạc hậu môn vào ban đêm, bò cả ra ngoài làm ngứa hậu môn. Sau khi đẻ hết trứng, giun kim cái chết. Vì vậy tuổi thọ của giun kim rất ngắn, chỉ sống khoảng 1-2 tháng. Trứng giun kim phát triển rất nhanh. Trứng đẻ ra sau 4-8 giờ đã phát triển thành trứng có ấu trùng, theo phân ra ngoài. Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng, ấu trùng sẽ theo đường tiêu hoá vào dạ dày. Một số còn dính ở hậu môn, ngó ngoáy ở hậu môn gây ngứa và khi em bé lấy tay gãi, chúng bám vào móng tay em bé và khi em bé mút tay, chúng liền theo vào miệng rồi vào dạ dầy của em bé.
Vào đến dạ dầy, ấu trùng phá vỡ vỏ trứng để phát triển thành giun, rồi di chuyển xuống ruột non và trưởng thành. 3-4 tuần sau chúng di chuyển xuống ruột già.
Một số trứng ở vùng hậu môn có thể trở thành ấu trùng, ấu trùng chui vào hậu môn lên ruột để phát triển, do đó, việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng.
Khó biết rõ chỉ trừ khi giun quấy nhiễu ở hậu môn.
. Ban đêm giun bò ra hậu môn và đẻ trứng ở đấy khiến cho các em bé ngứa gãi không chịu nổi, có khi trầy cả hậu môn.
. Ở một số bé gái, giun chui vào âm hộ đẻ trứng làm trẻ ngứa, bứt rứt, hay khóc đêm, nghiến răng.
. Có khi giun kim chui vào âm đạo quý bà đẻ trứng gây ngứa âm đạo, viêm dễ lầm với chứng viêm âm đạo, chỉ khi khám phụ khoa, thấy sự hiện diện của vài chị giun kim mới biết rằng do giun kim gây nên.
. Giun kim cũng có thể vào phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung và gây viêm các cơ quan này.
. Gây rối loạn tiêu hoá: thường bị đau bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn, nhất là ở trẻ nhỏ.
. Gây kích thích: Giun kim thường di động nên thường gây ra những kích thích, nhất là những kích thích thần kinh đối với trẻ nhỏ như gây đaí dầm, ngủ hay bị giật mình, hoảng sợ.
. Giun kim có thể gây viêm ruột dư, làm thủng ruột…
+ Tỏi giã nát 50g, rượu ½ lít, ngâm 1 tháng. Uống sáng thức dậy lúc đói bụng và tối đi ngủ. Mỗi lần 10 giọt, trong 10 ngày liền. Trẻ nhỏ uống ½ liều trên (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
+ Rau Sam tươi 50g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liên tục 5-7 ngày vào buổi sáng sớm, lúc bụng đói (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
+ Lá Lộc ớt tươi 40g, nấu canh với thịt, cá, ăn vào bữa ăn chiều, giun sẽ ra vào sáng hôm sau (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Thuốc Rửa
Dùng 2-3 lá Trầu, Phèn chua một ít, pha vào một ít nước sôi cho thấm thuốc, dùng thuốc này bôi vào hậu môn để rửa sạch tất cả trứng, tráng việc trứng tái phát triển (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Bệnh nhiễm giun kim, nếu không tái nhiễm, chỉ sau 2 tháng là hết vì giun trưởng thành chỉ sống tối đa 2 tháng, vì vậy khi điều trị, cần chú ý tránh để tái nhiễm và tránh lây hàng loạt.
. Điều trị cả một tập thể hoặc gia đình.
. Cắt đứt chu kỳ sinh trưởng trứng giun bằng cách giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, tiểu, cắt ngắn móng tay.
. Không cho trẻ mút tay.
. Không cho trẻ mặc quần thủng đít, không cho cởi truồng.
. Nên lau nhà thường xuyên.
Thaythuoccuaban.com tổng hợp
Chế độ ăn uống sinh hoạt phòng và điều trị nhiễm giun sán ???
Bệnh giun kim - Chớ coi thường!
Bệnh giun kim do giun Enterobius vermicularis gây ra và có thể lây từ người này sang người khác. Người là vật chủ duy nhất của giun. Trẻ em bị bệnh phổ biến hơn người lớn, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người đồng tính luyến ái nam.
Giun kim trưởng thành thường gặp chủ yếu ở ruột non sau đó chúng xuống ruột già (đại tràng). Ngoài ra, cũng có thể gặp giun kim ở ruột thừa và có thể gây nên bệnh viêm ruột thừa cấp tính.
Con trai tôi 4 tuổi, gần đây cháu thường bứt rứt, ngủ không yên giấc và tôi thấy cháu hay cho tay ra sau để gãi hậu môn. Có phải cháu đã bị nhiễm giun kim?
Biện pháp phòng ngừa bệnh giun kim
Theo các chuyên gia ký sinh trùng, giun kim là loại giun nhỏ màu trắng, có thể lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác, xâm nhập vào đường ruột và gây ngứa hậu môn. Giun kim và trứng giun kim được xác định bằng kiểm tra đánh giá hậu môn hoặc nhu động ruột.
Giun kim là loại giun nhỏ như cái kim, kích thước bé chừng 1mm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, ít gặp ở người lớn.
Giun kim có tên khoa học là Enterobius vermicularis. Giun kim xâm nhập đường ruột dưới dạng trứng có ấu trùng qua đường miệng từ tay bẩn hoặc thức ăn nhiễm bẩn.
Có phải trẻ nhỏ nhất là trẻ ở nông thôn hay mắc bệnh giun kim không? Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách phòng tránh?