Rò hậu môn là bệnh rất thường gặp ở vùng hậu môn, chỉ đứng sau bệnh trĩ. Rò hậu môn là một đường rò giữa da bên ngoài và bên trong ống hậu môn. Nguyên nhân gây ra rò hậu môn đa phần là do nhiễm trùng khe tuyến ,bệnh không nguy hiểm chết người nhưng làm bệnh nhân khó chịu và phiền phức trong sinh hoạt, ảnh hưởng không ít đến năng suất lao động. Điều trị rò hậu môn thường kết hợp cả đông và tây y nhưng quan trọng vẫn là tại chỗ, loại bỏ ống rò bằng phẫu thuật hoặc thắt mở ống rò có thể kết hợp với thuốc ngâm, thuốc uống bằng y học cổ truyền là phương pháp hữu hiệu nhất.
Rò hậu môn là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng.Rò hậu môn là một nhiễm khuẩn mãn tính ở vùng hậu môn trực tràng, đường rò là một đường hầm, lớp trong là một tổ chức hạt do quá trình viêm tạo nên. Rò hậu môn là hậu quả của một áp xe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị, ổ áp xe vỡ ra ngoài thành một đường rò.
- Đặc hiệu 10% do lao, crohn, nấm. - Không đặc hiệu 90% do nhiễm trùng khe tuyến. Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các áp-xe hậu môn trực tràng không được điều trị đúng mức. Rò hậu môn và áp-xe hậu môn trực tràng là hai giai đoạn của một quá trình nhiễm trùng của vùng này. Áp-xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Khoảng 50% BN áp-xe hậu môn trực tràng rạch thoát mủ nhưng không lành và diễn tiến thành rò hậu môn. Vi khuẩn thường gặp là các vi khuẩn đường ruột, có trường hợp lại do vi khuẩn lao.
Trên lâm sàng chia ra đơn giản hay phức tạp:
- Rò đơn giản: là khi chỉ có 1 lỗ trong, 1 lỗ ngoài và 1 đường rò nối thông lỗ trong và lỗ ngoài.
- Rò phức tạp: đường rò nhiều ngóc ngách phức tạp. Nhiều khi mủ chảy ra ngoài da bằng nhiều lỗ.
Ngoài ra còn tùy vị trí và đường đi của đường rò người ta còn chia ra:
+Rò dưới niêm mạc: đường rò rất nông ngay dưới niêm mạc và rất ngắn.
+ Rò liên cơ thắt.
+ Rò xuyên cơ thắt.
+ Rò trên cơ thắt.
+ Rò ngoài cơ thắt.
Ngoài ra còn có loại rò chột là loại rò không có lỗ trong.
Tiền sử BN co nhọt cạnh hậu môn tự vỡ hay được rạch dẫn lưu mà không lành hẳn, cứ tái đi tái lại trong nhiều tháng hay nhiều năm.Vùng hậu môn có lỗ rò chảy nước vàng hoặc nước mủ, số lượng lỗ rò có thể có 1-2 hoặc 3 lỗ.
Bơm hơi hoặc xanh methylen xác định được lỗ rò trong và đường rò
Mủ chảy ra từ trong lòng hậu môn hoặc từ một lỗ hay nhiều lỗ nhỏ nằm cạnh hậu môn.
Thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay có thể đánh giá đường rò về vị trí đường đi, mức độ xơ cứng. Theo Goodsall và Miles có 5 điểm thiết yếu trong chẩn đoán rò hậu môn:. +Xác định vị trí lỗ rò ngoài. +Xác định vị trí lổ rò trong. +Phát hiện đường đi của đường rò nguyên phát. +Phát hiện sự hiện diện của đường rò thứ phát (đường nhánh). +Phát hiện sự hiện diện của bệnh lý khác gây ra rò.
- Giai đoạn áp xe: bệnh nhân có đau, sốt, khối xưng nóng đỏ đau cạnh hậu môn, có khi tự vỡ mủ. Thăm trực tràng cơ thắt có thể nhão. Bộc lộ các hốc hậu môn, dùng ngón tay ấn vào vùng xưng nóng đỏ cạnh hậu môn thấy mủ trào ra ở một trong các hốc hậu môn (lỗ nguyên phát). - -Giai đoạn rò: lỗ ngoài (lỗ thứ phát) chảy dịch từng đợt, hiếm khi có hơi xì qua lỗ ngoài. Thăm trực tràng thường thấy đường xơ chạy từ lỗ ngoài hướng về một hốc hậu môn. Hốc hậu môn đó thường là lỗ nguyên phát. Có thể dựa vào định luật Goodsall để tìm lỗ nguyên phát. Nội dung định luật này rất dễ nhớ: kẻ đường qua 3h và 9h tạo 2 nửa trên và dưới. Lỗ rò ngoài nửa trên thường thẳng góc với lỗ nguyên phát ở hốc hậu môn. Ví dụ: lỗ ngoài ở vị trí 10h, 11h, 12h, 1h, 2h thì có lỗ trong tương ứng ở hốc hậu môn 10h, 11h, 12h, 1h, 2h. Lỗ rò ngoài ở nửa dưới thì thường có lỗ nguyên phát ở hốc hậu môn 6h. Định luật này đúng với 92 đến 96% các trường hợp. Khi thăm khám hậu môn trực tràng có thể bơm hơi qua lỗ rò ngoài thấy hơi xì qua hốc hậu môn, đấy chính là lỗ nguyên phát
Chụp đường rò có bơm thuốc cản quang Telebrix.
Các xét nghiệm tiền phẫu.
- Glucose, Urê , Creatinine, AST,ALT, Điện giải đồ 3 thông số.
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, TQ, TCK, Nhóm máu ABO,RhD.
- ECG, siêu âm Doppler tim màu với Bn > 60 tuổi hay có bệnh tim mạch đi kèm.
- CR tim phổi thẳng; Nội soi hậu môn trực tràng.
- Siêu âm qua ngã trực tràng.
- MRI.
X quang: Chụp đường rò có cản quang tan trong nước tư thế thẳng nghiêng, việc chụp đường rò giúp ta biết đường rò thế nào? Có xuyên qua cơ thắt vào trực tràng hay không?
- Chụp cộng hưởng từ vùng tầng sinh môn: cho ta xác định rõ đường rò, tuy nhiên phương pháp này đắt tiền.
- Xét nghiệm tầm soát bệnh lao gồm: đo tốc độ lắng máu, công thức máu, IDR, tìm BK trong đàm, PCR lao, chụp phim phổi thẳng…
- Siêu âm trong lòng ống hậu môn và trực tràng: cho phép ta xác định được đường rò. Chẩn đoán phân loại
- Rò liên cơ thắt: ổ áp xe hoặc đường rò nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Lỗ thứ phát thường nằm sát rìa hậu môn. Một số trường hợp lỗ thứ phát đổ vào lòng trực tràng trên cao gây khó khăn cho chẩn đoán. Giai đoạn áp xe ở thể này có dấu hiệu rất đặc trưng: đau nhức hậu môn rất khó chịu, mất ngủ về đêm kèm theo sốt, khám ngoài hậu môn có khi không thấy gì đặc biệt. Thăm trực tràng cơ thắt có thể hơi giãn ấn thành trực tràng nơi có áp xe rất đau.
- Rò xuyên cơ thắt chia 3 mức độ:
Rò xuyên cơ thắt thấp: loại này thường gặp.
Rò xuyên cơ thắt phần trung gian.
Rò xuyên cơ thắt cao.
- Rò trên cơ thắt: ổ áp xe hoặc đường rò ở trên cơ thắt ngoài.
- Rò ngoài cơ thắt: đây là loại rò do phẫu thuật viên gây nên. Loại rò này có đặc điểm mổ rất nhiều lần nhưng không khỏi, lỗ ngoài xa rìa hậu môn, xì hơi và phân từng đợt ở lỗ ngoài... Loại rò này điều trị phức tạp, cần phải lấy rò, khâu trực tràng và làm hậu môn nhân tạo bảo vệ...
- Rò kép, rò tam: trên cùng một bệnh nhân, tại cùng một thời điểm tồn tại 2 hoặc 3 lỗ ngoài tương ứng với 2 hoặc 3 lỗ trong nguyên phát ở hốc hậu môn.
- Rò móng ngựa: rò từ hốc hậu môn 6h (lỗ nguyên phát) tạo ổ áp xe hố ngồi 2 bên. 2 ổ áp xe thông nhau qua khoang trước xương cùng cụt. Loại rò này thường có đặc điểm: xảy ra ở các bệnh nhân phải mổ đi mổ lại nhiều lần, lỗ ngoài thường ở cách xa rìa hậu môn và thường ở vị trí 3h, 9h.
- Rò phức tạp, nhiều ngóc ngách: áp xe hố ngồi lan lên khoang chậu trực tràng qua cơ nâng hậu môn, hoặc kết hợp với ổ áp xe liên cơ thắt lan lên trên cao trực tràng....
- Rò ngoài cơ thắt: đây là loại rò do phẫu thuật viên gây nên. Loại rò này có đặc điểm mổ rất nhiều lần nhưng không khỏi, lỗ ngoài xa rìa hậu môn, xì hơi và phân từng đợt... Loại rò này điều trị phức tạp, cần phải lấy rò, khâu trực tràng và làm hậu môn nhân tạo bảo vệ...
Là biến chứng đáng sợ nhất, hậu quả của biến chứng này là đi cầu không tự chủ, việc phục hồi lại cơ thắt khá khó khăn, không phải phẫu thuật viên nào cũng giải quyết được, nếu ở một cơ sở chưa có nhiều kinh nghiệm, khi có biến chứng này thì nên gửi bệnh nhân đến một cơ sở y tế chuyên sâu.
Thông thường biến chứng này do phẫu thuật viên xem thường việc cầm máu trong mổ, hoặc do phẫu thuật viên thắt đường rò mà sợi thun cột chồng lên những búi trĩ của bệnh nhân, gây loét và chảy máu từ các búi trĩ này. Nếu chảy máu nhiều, có khi phải đưa bệnh nhân vào phòng mổ để cầm máu.
Biến chứng này ít gặp; song nếu cắt đốt nhiều bằng dao điện vùng cơ thắt, gây hoại tử cơ thắt sẽ tạo ra biến chứng teo hẹp lỗ hậu môn, đây là một biến chứng khó điều trị, không xuất hiện ngay sau mổ mà có khi xuất hiện sau vài tháng đến hàng năm sau, do đó cần lưu ý khi cắt đốt đường rò bằng dao điện.
+ Cân bằng lại chế độ ăn, bổ sung thực đơn cho các bữa ăn nhiều rau quả, tránh sử dụng quá nhiều những đồ cay nóng. Ăn uống lành mạnh, khoa học và đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn phòng ngừa rò hậu môn.
+ Tích cực điều trị rò hậu môn bằng cách phòng tránh những bệnh dễ gây ra apxe hậu môn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, lao đường ruột,…
+ Nhanh chóng điều trị các bệnh mãn tính khác, như bệnh tiểu đường, phải sớm điều trị mới có thể khống chế tình trạng viêm nhiễm hậu môn do bệnh tiểu đường gây ra.
+ Phòng tránh táo bón và tiêu chảy có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng apxe hậu môn, từ đó phòng ngừa rò hậu môn: nên hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, nhằm tránh táo bón, gây tổn thương tới mạch máu, gây ra viêm nhiễm. Hầu hết tiêu chảy đều kèm theo viêm trực tràng và viêm xoang hậu môn khiến cho tình trạng viêm nhiễm tăng nặng
+ Nên thường xuyên vận động thân thể, tăng cường thể chất nhằm gia tăng và cải thiện tuần hoàn máu cơ thể nói chung và tuần hoàn máu vùng hậu môn trực tràng nói riêng, nâng cao khả năng kháng bệnh, nên có thể phòng tránh xảy ra viêm nhiễm.
+ Nếu xảy ra hiện tượng viêm nhiễm trực tràng hậu môn, cần lập tức đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị , đồng thời áp dụng các biện pháp chống viêm hiệu quả, bao gồm điều trị toàn thân và cục bộ, tránh viêm nhiễm kéo dài, lan rộng.
+ Rèn thói quen đi đại tiện theo một giờ nhất định trong ngày, sau đại tiện cần vệ sinh sạch sẽ và tránh không rặn mạnh, dùng giấy vệ sinh mềm.
+ Nếu có những biểu hiện rò hậu môn: nóng rát, khó chịu, những bất thường này bạn nên mau chóng đi khám để bác sĩ có những chẩn đoán kịp thời.
+ Tích cực điều trị những bệnh như nhọt hậu môn, nứt kẽ hậu môn, các bệnh như crohn, viêm loét đại trực tràng… để tránh bệnh phát triển thành áp xe, rò hậu môn.
+ Giải quyết các bệnh táo bón và tiêu chảy sẽ tránh được những tổn thương mạch máu gây ra viêm và hình thành ổ áp xe
Rò hậu môn theo y học cổ truyền còn có tên giang lậu, trĩ lậu (rò do trĩ) hoặc trĩ sang. Trong các y văn đều thống nhất nguyên nhân chủ yếu là thấp nhiệt uất kết ở giang môn làm cho khí huyết vận hành không thông xướng hoặc cơ thể khí huyết đã hư sẵn cho nên thấp nhiệt uất kết, kết hợp với khí huyết hư và không thông xướng, nung nấu mà sinh ra sưng, có mủ vì nuôi dưỡng kém nên xuất hiện loét thành lỗ, dần dần khoét sâu thành ống gây nên rò hậu môn. Dựa vào bệnh sinh, bệnh nguyên chia rò hậu môn có các thể sau:. Thể thấp nhiệt. Thể âm hư nội nhiệt. Thể trung khí bất túc. Thể khí huyết lưỡng hư. Phương pháp điều trị. Theo y học cổ truyền có 2 nguyên tắc điều trị phải kết hợp với nhau đó là: điều trị toàn thân (nội trị) và điều trị tại chỗ (ngoại trị).
Gặp ở thời kỳ lỗ rò đang viêm nhiễm hoặc lỗ rò kín miệng nhưng bên trong đang bị bội nhiễm.
Triệu Chứng: Sốt, có lúc sốt lạnh, miệng khô, thích uống lạnh, táo bón, nước tiểu ngắn, đỏ, tại chỗ sưng nóng đỏ, đau tức vùng hậu môn, ấn vết rò thấy lõm, có khi ra mủ mầu vàng loãng, lưỡi đỏ, rêu vàng dầy, mạch nhanh.
Điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp.
Phương thuốc: Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm:
Hoàng cầm | 8-16 | Chi tử | 8-16 | Qui đầu | 8-16 | ||
Sài hồ | 4-12 | Mộc thông | 4-8 | Cam thảo | 4-8 | Sinh địa | 12-20 |
Long đởm thảo | 2-8 | Sa tiền | 12-20 | Trạch tả | 8-16 |
Gặp ở các trường hợp rò hậu môn trực tràng do lao.
Triệu Chứng: Sốt hâm hấp, bệnh kéo dài, nhức trong xương, mồ hôi trộm, mạch Tế Sác.
Điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt.
Phương thuốc: Dùng bài Thanh Cốt Tán:
Miết giáp | 12 | Tần giao | 12 | Thanh hao | 16 | ||
Địa cốt bì8 | Tri mẫu | 8 | Hoàng liên | 8 | Ngân Sài hồ | 8 | |
Cam thảo | 4 |
Sắc uống
Gặp ở các trường hợp bệnh kéo dài gây suy nhược toàn thân: Sắc mặt trắng bệch, người gầy, hoa mắt, mêt mỏi, chỗ rò không sưng, mầu tía, mủ loãng, đau nhẹ, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu Hoãn.
Điều trị: Bổ khí huyết.
Phương thuốc: Dùng bài Bát Trân Thang gia giảm:
Bát trân thang | Đẳng sâm | 16 | Bạch truật | 12 | Bạch linh | 12 | |
Cam thảo | 6 | Qui đầu | 12 | Thục địa | 20 | Bạch thược | 12 |
Xuyên khung | 8 | Kê huyết đằng | 16 | Hạ khô thảo | 12 | Liên kiều | 12 |
Sắc uống
Triệu chứng: bệnh mới mắc hoặc đợt cấp; tại lỗ rò sưng, nóng, đỏ, đau, chảy nước vàng hoặc mủ đặc, sốt nóng, rêu lưỡi vàng nhớt, chất lưỡi đỏ, mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, bài nùng, sinh cơ.
Bài thuốc: Thác lý tiêu độc tán
sinh hoàng kỳ 12g đương quy 12g tạo giác thích 12g bạch truật 12g kim ngân hoa 16g bạch linh 16g cát cánh 16g đảng sâm 16g bạch chỉ 8g bạch thược 12g xuyên khung 8g.
Triệu chứng: bệnh mắc lâu ngày, người gầy, da môi khô, lưỡng quyền đỏ, sốt về chiều, trong người háo nóng, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, lỗ rò không nóng đỏ, chảy dịch mủ loãng hoặc ướt dính, lưỡi rêu vàng khô, chất lưỡi đỏ, mạch vô lực hoặc tế sác.
Pháp điều trị: dưỡng âm thanh nhiệt, bài nùng sinh cơ.
Bài thuốc: Thanh cốt tán gia giảm
Thạch cao 8g ngân sài hồ 6g miết giáp 12g hoàng liên 8g địa cốt bì 12g cam thảo 4g tri mẫu 12g tần giao 8g.
Gia: đương quy 8g, hoàng kỳ 12g, thương truật 10g.
Triệu chứng: người gầy, mệt mỏi, cơ nhẽo, lỗ rò thâm ướt, chảy dịch nhờn, không sưng nóng đỏ, ăn ít, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi nhạt bệu, mạch trầm tế.
Pháp điều trị: Bổ trung khí ,bài nùng sinh cơ
Dùng bài : Bổ trung ích khí gia
Hoàng kỳ 10g, đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, trần bì 4g, gia tạo giác thích 12g, trích cam thảo 6g, đương quy 12g, thăng ma 6g, sài hồ 6g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày một thang.
Triệu chứng: Người gầy, da xanh, mệt mỏi, lỗ rò thâm nát, chảy mủ loãng nhiều, không sưng, nóng, đỏ, lưỡi rêu vàng mỏng, chất lưỡi nhạt bệu, mạch trầm tế.
Pháp điều trị: Bổ khí ích huyết.
Bài thuốc: Bát trân gia giảm
đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, bạch linh 12g, thục địa 12g, đương quy 10g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, gia hoàng kỳ, tạo giác thích, kim ngân. Sắc uống hàng ngày.
Trong y học cổ truyền có nhiều vị thuốc, bài thuốc điều trị và các cách điều trị bệnh giang lậu.
+Cách thắt lỗ rò
Ở đời nhà Minh, Trung Quốc: dùng sợi cỏ dại luồn qua 2 lỗ đường rò, rồi dùng thuốc thanh nhiệt khứ hủ sinh cơ, điều trị nửa tháng sợi cỏ tụt ra là khỏi, cách này sau này sử dụng trong thắt mổ lỗ rò.
Dùng 7-8 sợi chỉ luồn xuyên lỗ rò, mỗi ngày thắt một sợi sao cho sợi cuối vừa thắt hết chỗ lỗ rò.
+Cách ngâm rửa
Thuốc ngâm:
Lá trầu không 50g
Phèn phi 5g
Cho 2 lít nước đun sôi để nguội, để ngâm vùng rò hàng ngày.
Thuốc uống: bài Thác lý tiêu độc Hoàng kỳ 10g phục linh 12g đương quy 10g bạch truật 10g ngưu tất 10g đảng sâm 12g xich thược 10g kim ngân hoa 10g
A.Giang lậu là một trong những bệnh thường gặp ở hậu môn nguyên nhân phát bệnh là do các nội tiết tố trong cơ thể phát triển quá mức vượng sinh thêm hậu môn bài tiết không thông sướng dẫn tới nhiễm trùng cũng có khả năng nguyên nhân là do bệnh nhân đã mắc các bệnh khác viêm hồi tràng kết tràng. Nghiên cứu điều trị trên 30 bệnh nhân chia làm hai tổ : tổ điều trị sau khi phẩu thuật tây y dùng phối hợp với thuốc đông y vừa uống kết hợp với ngâm để điều trị.
Ở bệnh nhân thấp nhiệt hạ chú bệnh nhân cảm thấy hậu môn xuất hiện nóng rát hay chảy nước cảm giác ngứa ngáy khó chịu có dấu hiệu nhiễm trùng ở chổ vết thương sau phẩu thuật trọc nhiệt ở vùng hậu môn đại tiện khô lưỡi đỏ rêu lưỡi mỏng vàng dính nhớt. Pháp điều trị lợi thấp giải độc thanh nhiệt. Bài thuốc hoàng bá 12g ý dĩ nhân 12g phục linh 11g hoạt thạch 15g trạch tả 10g bạch truật 12g cam thảo 3g đào nhân 10g sắc ngày một thang chia làm hai lần mỗi lần uống 150ml.
Ở bệnh nhân khí huyết luỡng hư ở hậu môn cảm giác thường cảm thấy đau nhưng không gây chú ý nhiều sau khi phẩu thuật chổ vết thương lúc lành lúc bị vỡ, vùng da bên ngoài vết thương có màu đỏ tối , bệnh nhân đại tiện bình thường chất lưỡi đỏ rêu lưỡi trắng mỏng . Pháp điều trị ích khí kiện tỳ dưỡng âm thanh nhiệt. Bài thuốc miết giáp 15g thanh cao 15g sinh địa 15g đan bì 15g tri mẫu 12g hoàng kỳ 25g bạch truật 12g sơn dược 12g thiên hoa phấn 15g cam thảo 3 g sa sâm 12g sắc uống ngày 1 thang uống ngày hai lần mỗi lần 150ml.
Kết quả cả hai tổ bệnh nhân trong quá trình điều trị đều khỏi hoàn toàn tổ đối chiếu vết thương tương đối ổn định sau thời gian 27 ngày tổ quan sát vết thương tương đối ổn định sau 19 ngày, tỉ lệ tái phát ở tổ đối chiếu là 30% tổ quan sát tỉ lệ ti phát là 3.3%.
B. Trong sự phát triển của y học cổ truyền có đề cập đến các phương pháp điều trị ngoại khoa quan trọng nhất là điều trị từ bên ngoài không những làm tăng hiệu quả điều trị kết hợp với các phương pháp điều trị từ bên trong, rút ngắn liệu trình điều trị , các thuốc điều trị từ bên ngoài chuyên dùng cho bệnh cấp tính mang lại hiệu quả cao. Dựa vào quá trình phát triển của bệnh tật và tính chất bệnh mà lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.
Thường dùng các dược vật có dầu nấu thành cao hay còn gọi là cao mềm. Có thể dùng mỡ heo, mỡ dê, dầu hạt tê, sáp vàng , sáp trắng đều có thể dùng để bào chế thành cao thường dùng để bôi các bệnh ở vùng hậu môn. Có ưu điểm là cao mềm hoạt nhuận. Thường dùng các loại cao sau : Cao dầu kim hoàng tán , Ngọc lộ cao , Cửu hoá cao, Hoàng liên cao. Các loại cao này thường sử dụng cho bệnh nhân thuộc chứng dương. Nếu có triệu chứng lỡ loét dùng Ngọc hồng sinh cơ cao có tác dụng hoạt huyết khứ ung giải độc giảm đau, nhuận bì phu có tác dụng sinh cơ thích hợp sử dụng cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật, vết thương bị lỡ loét và đang dần hồi phục , hoặc vết thương bị lâu ngày không thể thu nhỏ miệng vết thương.
Khi sử dụng cao mềm cần chú ý nếu bì phu ở vùng giang môn bị thấp lỡ loét vết thương chảy mủ đã cạn khi bôi cao cần chú ý bôi một lớp mỏng để tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào da làm cho vết thương lâu lành khó khô.
Thu nhỏ vết thương có tác dụng làm thúc đẩy sinh thịt mới làm cho vết thương mau lành. Làm cho tốc độ hồi phục của vết thương nhanh hơn, sau khi phẩu thuật vết thương lỡ loét đã lấy mủ ra hết lúc bắt đầu xuất hiện các múi thịt thì sử dụng. Thường dùng các thuốc sinh cơ trên lâm sàng như sinh cơ tán , bát ngọc tán.. Các thuốc này đều phù hợp với những bệnh nhân ở thể dương chứng và âm chứng đều có thể sử dụng.
Là thuốc có tác dụng ngưng máu đông máu thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có vết thương bị lỡ loét mà có chảy máu hoặc chảy máu sau khi phẩu thuật ngoài dùng thuốc có thể kết hợp với băng gạc cố định từ bên ngoài để cầm máu cho vết thương với mục đích ngưng sự xuất huyết. Trên lâm sàng thường sử dụng các thuốc chỉ huyết sau : đào hoa tán, bột chỉ huyết , vân nam bạch dược,bột tam thất. Nếu như xuất huyết nhiều cần tiến hành phẩu thuật kết hợp với phương pháp điều trị từ bên trong.
Xông hơi là một trong những phương pháp điều trị từ bên ngoài cũng mang lại hiệu quả điều trị rất tốt. Đặc điểm của xông hơi là lợi dụng tác dụng ôn nhiệt bốc hơi của khí thuốc dẫn thuốc trực tiếp vào bộ phận bị bệnh. Thúc đẩy quá trình vận hành của huyết quản ở cục bộ và toàn thân , sự tuần hoàn của hệ bạch huyết , cải thiện các tổ chức dinh dưỡng và công năng toàn thân , nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể thúc đẩy quá trình thẩm thấu sâu hơn của thuốc phát huy thanh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu thủng, kháng nhiễm trùng , làm giảm đau và thu nhỏ vết thương.
Nghiên cứu điều trị trên 56 bệnh nhân trị khỏi hoàn toàn cho 29 bệnh nhân , hiệu quả tương đối rõ ràng cho 18 bệnh nhân , có hiệu quả trên 5 bệnh nhân, không có hiệu quả 4 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 92.33%.
Bài thuốc bao gồm kim ngân hoa 50g lá ngải cứu 30g xuyên tiêu 30g mang tiêu 30g đây là phương cơ bản . Gia giảm tuỳ chứng nếu thấp nhiệt hạ chú gia hoàng bá 15g thổ phục linh 15g ; nhiệt thương vào trường lạc hạ liên thảo 15g trắc bá diệp 15g ; nếu khí trệ huyết ứ gia xích thược 15g đổ vào bên trong bồn nấu nước đun sôi khoảng 1000ml đậy nắp kín khoảng 5 phút đợi đến lúc nước vừa đủ ấm ko làm bỏng tay tiến hành ngồi bồn lạnh thì cho thêm nước ấm. Một lần ngồi ngâm từ 60-120 phút. Mỗi ngày hai lần 7 ngày một liệu trình.
Nghiên cứu điều trị trên 67 bệnh nhân có hiệu quả rõ rệt trên 50 bệnh nhân có kết quả tốt 13 bệnh nhân không có kết quả 3 bệnh nhân chiếm tỷ lệ là 95% .
Bài thuốc bao gồm kinh giới 15g thấu cốt thảo 15g thương truật 15g phòng phong 12g kim ngân hoa 12g liên kiều 12g khổ sâm 12g sinh xuyên ô 10g sinh thảo ô 10g . Cho thêm 2000ml nước nấu lửa lớn liên tục khoảng 15 phút đổ vào trong bồn nói bệnh nhân dùng nước thuốc xông hơi bộ phận bị bệnh khoảng 10 phút sau đó tiền hành ngâm bồn 20 phút mỗi ngày hai lần sau khi ngâm bồn có thể bôi bên ngoài các loại cao dầu 7 ngày một liệu trình.
Nghiên cứu điều trị trên 40 bệnh nhân trị khỏi 26 bệnh nhân, kết quả chuyển biến tốt 14 bệnh nhân.
Bài thuốc bao gồm đại hoàng 20g hoàng bá 20g địa du 20g khương hoàng 20g bồ công anh 20g mẫu đơn bì 20g. Cho vào thêm khoảng 2000ml nước đun liên tục tầm 15 phút xông trước rửa sau , ngồi bồn thời gian kéo dài tầm 10-15 phút mỗi ngày một lần 10 ngày một liệu trình.
Giai đoạn áp-xe cạnh hậu môn:
Cần giải quyết bằng rạch thoát mủ ổ áp-xe kết hợp dùng kháng sinh thích hợp (thí dụ: Ciprofloxacine…). Khoảng 50% BN sẽ lành hẳn nhưng khoảng 50% sẽ không lành chảy mủ dai dẳng hoặc lành rồi lại sưng và vỡ mủ trở đi trở lại và tạo lập mô xơ trở thành rò hậu môn.
Nguyên nhân là do không thoát lưu mủ tốt hoặc do sau mổ vết thương không được săn sóc tốt. Ngoài ra có thể còn là do vi khuẩn lao không được điều trị thuốc đặc hiệu.
Giai đoạn rò hậu môn:
Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật.
- Khỏi bệnh: phải lấy hết mô xơ đường rò.
- Không làm tổn thương cơ thắt: để tránh biến chứng tiêu không tự chủ, là biến chứng còn nguy hiểm hơn cả rò hậu môn.
Khi đường rò đơn giản phẫu thuật thường dễ dàng. Nhưng rò phức tạp mổ rất khó vì hay bị tái phát. Lúc này cần phải có phẫu thuật viên chuyên khoa nhiều kinh nghiệm. Có trường hợp phải làm hậu môn tạm ở đại tràng chậu hông. Sau mổ khi chắc chắn rò đã lành sẽ đóng lại
Mở đường rò khi rò thấp
Cột cơ thắt khi rò trên, xuyên cơ thắt cao
Cắt bỏ 1 phần đường rò, khâu lổ rò trong, hạ niêm mạc che phủ lỗ rò
Điều trị rò móng ngựa: làm 2 thì
Thì 1: lấy bỏ phần đường rò ngoài cơ thắt 2 bên
Thì 2: phẫu thuật đường rò chính
Kháng sinh, giảm đau hiệu quả, ngâm hậu môn, thay băng.
Săn sóc sau mổ rất quan trọng vì nó góp phần lớn vào kết quả của phẫu thuật
Cần nhuận tràng để khi đi cầu không phải rặn làm BN rất đau và chảy máu. Nên ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước, thuốc nhuận tràng…
Vệ sinh tại chỗ bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm có pha thuốc sát trùng, nhiều lần
trong ngày, nhất là sau khi đi tiêu.
Cần có điều dưỡng chăm sóc vết mổ, thay băng hàng ngày có thể thực hiện tại nhà.
Vết mổ trung bình sẽ lành sau 2 – 6 tuần lễ. Nếu có cột thun cơ thắt thường dây thun sẽ tự rớt ra sau 2 tuần lễ và vết mổ sẽ lành dần từ trong ra ngoài.
Tiêu không tự chủ (són phân) do tổn thương cơ thắt và hẹp hậu môn là các biến chứng nặng cầnphải xử trí lại.
- Biến chứng hay gặp là mất tự chủ hậu môn do tổn thương cơ thắt.
- Chảy máu vết mổ.
- Tái phát đường rò.
- Hẹn tái khám sau 2 tuần kiểm tra dây thun thắt, sự liền vết mổ, tái phát đường rò
Đại cương:
Hậu môn rò là di chứng của các loại viêm nhiễm quanh vùng hậu môn.
Do thấp nhiệt khiến cho khí huyết ở vùng hậu môn bị ứ trệ, hóa thành mủ, khi vỡ mủ loét không liền miệng, lâu ngày hóa thành lỗ rò.
Triệu Chứng:
Thường không thấy triệu chứng toàn thân, chủ yếu chỉ có các triệu chứng tại chỗ: Lỗ dò chảy mủ lỏng, ngứa đau, lúc nhẹ lúc nặng. Thăm hậu môn thấy có lỗ rò ra ngoài, mặt ngoài lỗ rò có chất ba đậu, ấn chung quanh có mủ chảy ra, quanh lỗ rò có các tổ chức xơ hóa, ấn đau, dùng que thông rò thấy lỗ rò thông từ hậu môn đến mặt trong của trực tràng.
+ Phẫu thuật làm mất lỗ rò.
+ Dùng thuốc loại tiêu viêm để giảm nhẹ triệu chứng nhưng kết quả không hoàn toàn.
Căn cứ vào những triệu chứng bệnh, có thể phân ra:
**************************************