Mụn cóc hay còn gọi là mụn cơm là tình trạng tăng sinh các tế bào ở lớp ngoài của da, dẫn đến sự xuất hiện các nốt nhỏ, sần sủi, nổi lên trên bề mặt của da. Bệnh thường do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Đây là một bệnh ngoài da lành tính tuy nhiên lại dễ lây lan và thường dễ tái phát. Mụn cóc có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng thường gặp ở một số bộ phận như: chân, tay, mặt, và đôi khi cả bộ phận sinh dục.
Thông thường được chia thành 4 loại như sau:
Mụn cóc ở tay: phát triển ở khu vực bàn tay, ngón tay, xung quanh móng. Mụn thường có hình dạng chấm nhỏ màu đen, sần sùi; thường xuất hiện ở những vùng da bị xước như do cắn móng tay hay cắt tỉa móng tay…
Mụn cóc ở chân: thường xuất hiện ở gót chân hoặc lòng bàn chân, khiến người bệnh khó chịu và đau đớn khi di chuyển do chạm vào nốt mụn.
Mụn cóc ở mặt: là những nốt mụn dài và mảnh mọc trên da, thường ở xung quanh mắt, mũi, miệng và phát triển rất nhanh theo cấp số nhân. Với những bệnh nhân bị nhiễm HIV, cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch, khả năng chống lại virus gây mụn cóc gần như không có.
Mụn cóc phẳng – có thể gặp ở mọi vị trí trên cơ thể như mu bàn tay, cẳng tay, mặt cổ. Đây là những nốt mụn nhỏ (kích thước từ 1mm đến 5mm) và ít sần sùi hơn, nhìn và sờ kĩ mới phát hiện được. Chúng thường lây lan nhanh, nhiều lúc có thể xuất hiện hàng chục nốt trên tay, có khi mọc thành vệt dài gọi là hiện tượng Koebner.
Nguyên nhân chính gây bệnh là do virus HPV xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước hoặc vết thương hở trên da. Khi vào trong cơ thể, các virus phát triển và kích thích các tế bào trên bề mặt da, gây ra mụn cóc. Khi người bệnh phát hiện mụn, sẽ thường hay có thói quen cào, nặn mụn, hoặc dùng một số vật nhọn, hoặc dao để cắt mụn. Đó là nguyên nhân khiến mụn lây lan từ chỗ này sang chỗ khác, lây lan sang các bộ phận khác nhau của cơ thể, hoặc thậm chí lây từ người này sang người khác nếu có tiếp xúc với các dụng cụ, vật chứa virus.
Trẻ em có nguy cơ bị mụn cóc nhiều hơn do hay tiếp xúc với môi trường chứa nhiều virus HPV (nghịch đất, cát, cắn móng tay, không đi giày dép,….
Những người có hệ miễn dịch suy yếu như: bị HIV, người ghép tạng.
Người ở nông thôn, làm công việc đồng áng, thường đi chân trần.
Những người có thói quen cắn móng tay, hoặc thường dùng chung đồ với nhiều người khác.
Bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh thấy xuất hiện trên da những nốt sần sùi. Trước khi phát bệnh thường không có biểu hiện gì.
Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu mụn ít, mụn nhỏ kích thước dưới 1cm có thể chấm ni tơ lỏng, hoặc đốt điện. Trường hợp mụn kích thước lớn hơn 2cm được chỉ định tiểu phẫu. Nếu mụn nằm ở những vị trí đặc biệt, mụn khó điều trị sẽ được chỉ định tiêm bleomycin hay interferon.
Mụn cóc còn gọi là mụn cơm, là những mụn thịt nổi trên. Kinh nghiệm đông y điều trị một số bài thuốc như sau:
Bài 1:
Mụn cóc | Thổ phục | 15 | Y dĩ | 15 | Bản lam căn | 15 | |
Sơn đậu căn | 10 | Sinh địa | 15 | Mộc tặc | 10 | Sài hồ | 10 |
Bài 2: Hoắc hương chính khí tán gia thêm vị thuốc ý dĩ với lượng 20g.
Bài 3: Ma hạnh ý cam thang
Châm cứu chữa mụn cóc: Châm và vê mạnh chân các mụn mọc đầu tiên và cuối cùng
**************************************