Khí phế thũng (hay giãn phế nang) là trạng thái giải phẫu lan tràn và tiến triển, có đặc điểm là căng giãn thường xuyên và phá huỷ không hồi phục ở thành của các khoang chứa khí dưới tiểu phế quản tận.
Khí phế thủng là một yếu tố trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), vấn đề hạn chế dòng chảy của khí khi thở ra. Khí phế thủng xảy ra khi các phế nang ở cuối đường dẫn khí nhỏ nhất (tiểu phế quản) đang dần bị phá huỷ. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khí phế thủng. Khí phế thủng nặng hơn khi gây cho phế nang hoá các hình cầu- tập hợp giống như chùm nho túi phế nang không đều có lỗ hổng ở thành bên trong của nó. Điều này làm giảm số lượng phế nang và hạn chế oxy từ phổi đến máu. Ngoài ra các sợi đàn hồi để giữ mở đường dẫn khí nhỏ dẫn đến các túi phế nang bị phá huỷ sẹp lại khi thở ra.
Các loại khí phế thũng khác (giả khí phế thũng):
. Khí phế thũng bong bóng.
. Hội chứng Macleod: do viêm tiểu phế quản tận bịt tắc, hoặc do bất sản động mạch phổi: Xquang thấy tăng sáng một bên phổi, chụp phế quản thấy mạch máu ít chia nhánh, chụp động mạch phổi thấy nhánh động mạch phổi mảnh dẻ.
. Khí phế thũng thuỳ bẩm sinh (không có phá huỷ) : do tiểu phế quản bị tắc nghẽn, phế quản giảm sản, mạch máu bị chèn ép.
. Khí phế thũng tắc nghẽn: do u phế quản chèn ép, gây cơ chế van
Nguyên nhân gây nên khí phế thũng rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phế quản mạn tính, kéo dài do viêm nhiễm bởi vi sinh vật hoặc do tác động của hoá chất độc hại, bụi bẩn, khói do các chất đốt (khói bếp, khói thuốc lá, thuốc lào).
Vì vậy, những người nghiện thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ mắc bệnh khí phế thũng khá cao do khói thuốc lá, thuốc lào là có thể làm tê liệt tạm thời các lông chuyển của thành phế quản, tiểu phế quản và phế nang mà ở người bình thường các lông chuyển này có tác dụng rất lớn để đẩy các chất gây kích ứng và các mầm bệnh (vi sinh vật, bụi...) ra khỏi đường hô hấp. Khi các lông chuyển bị tê liệt, các chất gây kích ứng sẽ bị ứ đọng lại ở phế quản và dần dần thâm nhiễm vào các phế nang gây viêm và cuối cùng làm xơ hoá các sợi chun gây nên bệnh khí phế thũng.
Bệnh khí phế thũng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu một loại protein có tên là AAT (Anpha1-Antitripsin). Đây là một loại protein có tác dụng bảo vệ các cấu trúc chun của phổi tránh tác động của một số men (enzym). Nếu thiếu protein AAT có thể dẫn đến tổn thương phổi tiến triển và hậu quả là bệnh khí phế thũng xuất hiện.
Hậu quả của bệnh hen suyễn mạn tính hoặc bệnh lao phổi kéo dài nhiều năm cũng làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phế nang và cả hệ thống mao mạch của tổ chức phổi mà hậu quả có thể là gây nên khí phế thũng. Ngoài ra, bệnh khí phế thũng có thể do nghề nghiệp như một số nghệ sĩ thổi kèn (nhạc công), công nhân thổi bóng đèn thủy tinh hoặc bị bệnh bụi phổi gặp ở những công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi của hầm lò.
Triệu chứng ls của khí phế thủng bắt đầu nhẹ với bệnh tiến triển đều đặn ngày càng xấu hơn. Các triệu chứng bệnh khí phế thủng là khó thở thở khò khè tức ngực giảm khả năng hoạt động thể chất ho mãn tính cũng có thể cho biết viêm phê quản mãn tính chán ăn và mất trọng lượng mệt mỏi cần đến bệnh viện khi mệt một cách nhanh chóng hoặc có thể ko thể làm những việc dễ dàng. Không thể thở khi mức độ thực hiện ngay cả vừa phải. Khó thở khi bị lạnh. Môi hoặc móng tay có màu xanh hay màu xám chỉ ra oxy trong máu thấp.
a. Khí phế thũng nguyên phát: có 3 loại chính ghi theo vị trí của tổn thương.
– Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳhoặc trung tâm tuyến nang (còn gọi là khí phế thũng typ B, hoặc typ xanh phị hay phù tím: Blue Bloater) là một biến chứng thứ phát sau viêm phế quản mạn. Viêm phế quản mạn lan từ trên xuống tới các tiểu phế quản tận ở trung tâm tiểu thuỳ, các tiểu phế quản này vì không có sụn, nên nhanh chóng bị phá huỷ và giãn ra (do thường xuyên bị tăng áp lực ở thì thở ra), tạo thành các bóng khí thũng ở trung tâm tiểu thuỳ. Còn các phế nang ở ngoại vi tiểu thuỳ vẫn bình thường, các mao mạch phổi không bị phá huỷ. Cho nên khi thiếu Oxy, sẽ tạo nên các shunt giải phẫu (thông giữa động mạch và tĩnh mạch phổi, do VA / QC giảm). Hậu quả sẽ làm cao áp tiểu tuần hoàn, dẫn đến ứ huyết ở tim phải và trở thành tâm phế mạn. Trên lâm sàng thấy bệnh nhân vừa có phù, vừa có tím.
– Khí phế thũng toàn tiểu thùy hoặc đa tuyến nang (còn gọi là khí phế thũng typ A, hoặc typ hồng thổi : Pink Puffer). Do thiếu hụt a1 kháng Proteaza, a1 antitr bệnh nhân phải làm động tác thổi để chống lại xu hướng đó (hồng thổi)
– Khí phế thũng tuyến nang xa (còn gọi là khí phế thũng cạnh vách). Tổn thương các ống phế nang và túi phế nang ở ngoại vi tuyến nang. Thường ở ngoại vi phổi, sát màng phổi, hoặc dọc theo các vách liên tiểu thuỳ. Có thể có một hoặc nhiều bóng khí từ 1cm đến chiếm hết một bên lồng ngực.
b. Khí phế thũng thứ phát:
– Khí phế thũng điểm (Focal) hoặc khí phế thũng quanh tiểu phế quản: do tiểu phế quản bị giãn và bị xơ hoá. Thường ở người bị bệnh bụi phổi.
– Khí phế thũng cạnh tổ chức xơ:
Thường phát sinh cạnh các tổn thương xơ (thứ phát sau lao). Để chẩn đoán, cần làm các xét nghiệm máu ngoại vi, đo chức năng hô hấp, chụp Xquang phổi, tốt hơn là chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI).
Bệnh dễ nhầm với hen suyễn (ở người lớn), tràn khí màng phổi bởi các nguyên nhân khác, kén phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn tính, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi rất nguy hiểm cho tính mạng
c.Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ:
Triệu chứng chính là của viêm phế quản mạn tính. Thường có những đợt bội nhiễm phế quản. Khám phổi trong đợt bùng phát có ran ẩm, ran ngáy, ran rít và rì rào phế nang giảm. Khi xuất hiện khó thở gắng sức, môi tím, giãn lồng ngực, gõ vang là triệu chứng của khí phế thũng. Phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi là biến chứng tâm phế mạn. Còn gọi là typ: phù-tím (hoặc xanh phị).
– Xquang: hình ảnh phổi bẩn (Dirty lung), hội chững giãn phổi ở 2 thuỳ trên dấu hiệu các khấc ở lồng ngực hai bên, mạch máu ở thuỳ trên thưa thớt, động mạch phổi giãn rộng, viêm quanh tiểu phế quản.
– Chức năng hô hấp: rối loạn tắc nghẽn cố định (test Salbutamol 200 mg FEV1 tăng không quá 15%) rối loạn khí máu (PaO2 giảm, PaCO2 tăng) tăng áp lực trung bình của động mạch phổi.
– Biến chứng: suy hô hấp cấp (do đợt nhiễm khuẩn phế quản) , tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí), tắc nghẽn động mạch phổi.
– Tiến triển: thường tử vong sau 10 – 20 năm từ khi có khó thở.
d. Khí phế thũng toàn tiểu thuỳ:
Khó thở xuất hiện từ sớm, giãn lồng ngực (lồng ngực biến dạng hình thùng), gõ vang, rì rào phế nang giảm (phổi êm), nghe tiếng tim mờ. Khi khó thở phải chúm môi thổi ra , các cơ hô hấp phụ co rút mạnh. Vì không có tác dụng Shunt, nên môi vẫn hồng, gọi là typ hồng-thổi. Bệnh nhân thường gầy sút. Khám thường thấy dấu hiệu Campbell và dấu hiệu Hoover.
– Xquang chụp phổi thẳng nghiêng khi hít vào sâu hoặc thở ra cố, thấy phổi không tối lại. Trên phim thẳng thấy phổi tăng sáng, đỉnh phổi tròn, các khoang gian sườn giãn, vòm hoành dẹt và hạ thấp, mạch máu phổi thưa thớt, tim hình giọt nước, có thể thấy khí phế thũng bong bóng ở đáy phổi. Trên phim nghiêng thấy góc ức hoành > 900 , xương ức đẩy ra trước, khoảng sáng sau ức và sau tim rộng ra, khoảng cách ức – quai động mạch chủ > 3 cm.
Dấu hiệu Schorr: vòm hoành dẹt, khoang gian sườn giãn rộng và phình ra, nhìn rõ khi chụp chếch.
– Chức năng hô hấp: khí cặn tăng, dung tích toàn phổi tăng, SaO2 giảm khi gắng sức, khả năng khuếch tán Oxy giảm, thông khí phế nang giảm toàn bộ khi 70% nhu mô phổi bị phá huỷ. Thường có rối loạn tắc nghẽn và hỗn hợp.
– Tiến triển và biến chứng: suy hô hấp khi có nhiễm khuẩn phế quản phổi hoặc tràn khí màng phổi. Tâm phế mạn. Thể ác tính ở thanh niên : phổi tan biến dần (nhu mô phổi bị phá huỷ đần dần từ hai đáy trở nên) , suy mòn tăng dần trong vòng vài năm và tử vong.
Các loại khí phế thũng khác biểu hiện lâm sàng không rõ rệt. Thường chỉ phát hiện nhờ Xquang và đo thông khí phổi.
a. Đo phế dung và xét nghiệm chức năng phổi(PFTs)
Các xét nghiệm không xâm lấn có thể phát hiện khí phế thũng trước khi có triệu chứng. Đánh giá không khí mà phổi có thể giữ và dòng chảy của không khí vào ra khỏi phổi. Cũng có thể đo lường phổi cung cấp ôxy cho máu thế nào. Trong đo phế dung thường yêu cầu thổi vào một dụng cụ phế dung kế. PFTs có thể thực hiện trước và sau khi sử dụng thuốc hít để kiểm tra phản ứng đối với nó. Nếu nghiện thuốc lá hoặc hút thuốc cũ hãy hỏi bác sĩ về việc tham gia các thử nghiệm này, ngay cả khi không có triệu chứng của bệnh khí phế thủng hay COPD.
b. Phân tích khí máu đông mạch các xét nghiệm đo lường xem phổi chuyển oxy vào máu như thế nào và loại bỏ khí cacbonic
c. Phương pháp đo xung oxy
Thử nghiệm này bao gồm một thí nghiệm nhỏ gắn vào ngón tay. Đo lượng oxy trong máu bằng cách khác được đo bằng phân tích khí máu. Để giúp xác định xem có cần bổ sung oxy thử nghiệm có thể thực hiện khi nghỉ ngơi khi tập luyện và qua đêm.4 Kiểm tra đờm phân tích các tế bào đờm có thể giúp xác định nguyên nhân của một số vấn đề về phổi. Vi tính cắt lớp (CT Scan).CT scan có thể cho phép bác sĩ xem cơ quan nội tạng nơi các đặc trưng hoặc bóng nước do khí phế thủng.
d. Xquang:
+ Chụp Xquang chuẩn thấy 3 triệu chứng chính:
. Căng giãn phổi.
. Giảm tuần hoàn phổi.
. Các bóng khí thũng.
+ Chiếu điện:
. Phổi tăng sáng, gian sườn giãn rộng, vòm hoành hạ thấp và giảm cử động thở. Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao có thể rõ hình ảnh của giãn phế nang, hình ảnh các bóng khí và đánh giá tình trạng chức năng các phần phổi còn lại.
e. Chức năng hô hấp:
FEV1 giảm (typ B), FEV1 / FVC giảm (typ A). FVC giảm, PaO2 giảm, PaCO2tăng ở giai đoạn muộn.
f. Xét nghiêm khác:
Máu ngoại vi thường thấy đa hồng cầu, điện tim: có sóng P phế, trục phải, dầy thất phải (thường gặp trong khí phế thũng typ B).
Khí phế thủng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các điều kiện mãn tính khác, như bệnh tiểu đường và suy tim. Nếu bị khí phế thủng ô nhiễm không khí hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn đến đợt cấp COPD với độ khó thở tăng nồng độ ôxy thấp nguy hiểm.có thể cần chăm sóc tích cực và hỗ trợ từ máy thở nhân tạo cho đến khi nhiễm trùng được loại bỏ.
hầu hết các trường hợp có thể ngăn ngừa khí phế thủng : để ngăn ngừa bệnh khí phế thủng không hút thuốc lá nếu hút thuốc cần tìm sự giúp đỡ để bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Tránh tiếp xúc với khói thuốc. Đeo khẩu trang để bảo vệ phổi nếu làm việc với hoá chất bụi khói. Tăng hoạt động thể chất tập thể dục thường xuyên nếu đã hút thuốc trong quá khứ.
Thể dục, khí công, tập thở bụng. Lưu thông đường thở, thở Oxy. Điều trị biến chứng. Điều trị đợt bùng phát của viêm phế quản mạn. Dự phòng bội nhiễm, chống lạnh, chống bụi. Dùng các Vitamin A, C, E.
Theo y học cổ truyền: chứng phế khí thủng thường có các nguyên nhân như:
- Phong hàn phạm vào Phế khiến Phế khí bị ủng tắc thăng giáng thất thường, Phong nhiệt từ đường hô hấp vào Phế hoặc phong hàn bị uất lại hoá thành nhiệt không tiết ra được gây ngưng trệ ở phế.
- Do phế thận hư yếu gây nên ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm Phế bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại, do Thận hư yếu không nhuận được Phế, không nạp được khí gây nên phế thủng.
- Do tỳ hư sinh đàm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc. khí đạo không thông làm cho khó thở. Hoặc bệnh lâu ngày phế hư không chủ khí sinh khí nghịch khó thở.
- Do ăn uống không điều độ hoặc bừa bãi làm ảnh hưởng đến công năng vận hoá của Tỳ, tích trệ lại thấp đờm. Trong thức ăn có những chất làm tổn thương tỳ vị, tỳ vận hoá kém, thuỷ cốc dễ sinh thấp đàm ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc.
Triệu chứng: Hơi sốt, sợ lạnh nhiều, đầu đau, mũi nghẹt, ho tiếng nặng, ho khó thở thở khò khè không có mồ hôi, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn hoặc Phù Hoãn. .
Biện chứng: Ngoại Tà Lục Dâm xâm nhập vào Phế gây nên ho, nếu tà khí làm tổn thương Phế lạc,Phế khí bị ủng tắc thăng giáng thất thường,phong hàn bị uất lại hoá thành nhiệt không tiết ra được gây ngưng trệ ở phế.
Pháp trị : sơ tán phong hàn tuyên phế hoá đàm
Dùng bài tam áo thang gia giảm
Chích ma hoàng 6g Sinh cam thảo 6g Hạnh nhân 8g Bán hạ 8g Tế tân 6g
Triệu chứng: ho hen, khó thở, rất nhiều đờm dính, lẫn bọt, ngực đầy đau tức lại còn váng đầu, mêt nhọc, buồn bực, miệng khô khát uống không nhiều, chất lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng dính trọc dính ,mạch hoạt
Biện chứng thuộc về đờm nhiệt ẩn náu lâu ngày, phế âm tổn hại, âm hư ắt sinh nội nhiệt, nhiệt quá ắt cô dịch thành đờm, đờm làm tắc đường, khí phải ngược lên và sinh xuyễn đây là chứng khí hư mà tà khí thực, hư thực lẫn lộn
Pháp trị: Hoá đàm giáng khí kiện tỳ ích phế
Dùng bài “Tam tử dưỡng thân thang gia vị Tô tử 10g, Bạch giới tử 10g, Lai phục tử 10g, Sinh sơn dược 60g, Nguyên sâm 30g.Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
(Trích trong “Thiên Gia Diệu Phương” của Lý Văn Lượng, Trung Quốc)Tam tử dưỡng thân thang gia vị” chữa rất tốt các bệnh người già ho hen khí nghịch. Đờm nhiều, ngực như tắc lại, đờm nhiều ắt khí trệ, khí uất ắt sinh hỏa, vì vậy dùng Tô tử để giáng khí hành đàm, Bạch giới tử thông cách trừ đàm, Lai phục tử tiêu thực hóa đờm, làm cho khí thuận đờm tiêu nên hết ho. Dùng bài này Phù chính khu tà, chữa cả gốc lẫn ngọn để trị cái thực ở ngọn. Sơn dược sắc trắng nên vào phế vị ngọt đi vào tì, làm đậm dịch mà ích thận, cho nêncó thể bổ phế bổ thận và bổ tì vị. Tính nǎng nó có thể tư âm lại có thể lợi thấp, có thể hoạt nhuận lại có thể thu sáp. Nó có tác dụng rât tốt, uống làm hết ho, hết xuyễn, tính rất hòa bình. Nguyên sâm sắc đen, vị ngọt hơi đắng, tính lương nhiều dịch, khí mỏng vị lại dầy, vừa nuôi âm dịch tốt vừa có thể giáng, ruột nó rỗng sắc trắng có thể vào phế để thanh táo nhiệt ở phế hết sức thích hợp để trị ho xuyễn do phế nhiệt. Cho nên dùng hai vị này là trị cái gốc bị hư kèm thanh hư hỏa, hơn nữa cùng dùng Sơn dược với Nguyên sâm thì tǎng khả nǎng chỉ khái định xuyễn. Trương Tích Thuần sớm đã nói: “Bài Tam tử hợp phương” có tác dụng phù chính khu tà, thực ra là bài thuốc có tác dụng tốt với chống đờm xuyễn của người già… Bài Tam tử dưỡng thân thang này là phát xuất từ “Hàn thì y thông”.
Triệu chứng :ho nhiều khạc ra đờm vàng dính nhớt khạc nhổ không thoải mái , ngực sườn đầy tức, miệng khát muốn uống nước, người nóng đôi lúc thấy hơi gai rét, đại tiện táo lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng hơi dính mạch hoạt sác
Biện chứng do ngoại tà vào lý hóa nhiệt, hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng sào nướng thui nướng, nhiệt từ trong sinh ra, nhiệt hun đốt tân dịch, hun đốt thành đàm; Đàm với nhiệt câu kết, trở ngại Phế và phạm vào Tâm gây nên, đặc điểm chứng trạng là đờm vàng dính, mặt hồng môi đỏ, phiền nhiệt ngực đau, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác
Pháp trị thanh phế hoá đàm giáng nghịch bình suyễn.
Dùng bài tang bạch bì thang gia giảm
Triệu chứng: người mệt mỏi khó thở thở khò khè khí đoản , ho đờm ít , đờm khó khạc ra ngoài, mặt đỏ phiền nhiệt miệng khô họng khô mặt đỏ phiền nhiệt , ngũ tâm phiền nhiệt triều nhiệt chiến hãn, lưỡi đỏ ít rêu mạch tế sác.
Biện chứng Phế là nguồn trên của dòng nước, thận thủy là nguồn gốc của âm dịch trong toàn cơ thể, cho nên âm tân của phế thận là tư dưỡng lẫn nhau, nên gọi là “kim thủy tương sinh”. Khi ho lâu hại phế, phế hư không phân bố được tân đến cho thận, hoặc khó nhọc quá độ, thận âm suy, làm cho âm tân không tiếp lên trên được. Táo nhiệt ở trong hư hoả đốt phế, đều có thể sinh ra chứng này.
Pháp trị tư bổ phế thận
Dùng bài Lục vị địa hoàng thêm Mạch môn, Ngũ vị tử để bổ thận âm, dưỡng phế âm, liễm phế khí.
Triệu chứng về chiều ho thở gấp, khó yên, sợ lạnh, tim đập mạnh, đầu váng tức ngực, cảm thấy hư hỏa bốc lên, nửa đêm khó chịu vì khí trào lên dạ dày. Mạch trầm tế sác hoặc kết đại, lưỡi hồng nhạt, rìa lưỡi có hằn rǎng.
Biện chứng Phế thận hư yếu gây nên ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm Phế bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại, do Thận hư yếu không nhuận được Phế, không nạp được khí gây nên khí hư sinh ho xuyễn.
Pháp trị: Nạp thận, Bình xung, Định xuyễn.
Dùng bài Quế chi long mẫu thang gia giảm
Long cốt 20g, (sắc trước), Mẫu lệ 30g, (sắc trước), Đại giả thạch 30g, (sắc trước), Quế chi 2-5g, Bạch thược 10g, Đương qui 10g, Chích tô tử 10g (gói bằng vải để sắc), Ngũ vị tử 5g, Trầm hương 3g (cho vào sau), Mạch đông 10g, Tái tử sâm 15g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người bệnh mà lưỡi sác, họng khô, đờm lẫn huyết thì bỏ Quế chi thêm Thạch hộc, Bắc sa sâm; ho đờm thì thêm Khỏan đông hoa, Bách bộ, Chích tử uyển; tự ra mồ hôi thì thêm Chích hoàng kỳ; rêu lưỡi bẩn thì thêm Nhị trần thang. Sau khi bệnh tình ổn định thì có thể thêm Sơn dược, Đông trùng hạ thảo để điều bổ.
Bổ phế thang | Ngũ vị | 2 | Thục địa | 12 | Tang bì | 12 | |
Nhân sâm | 16 | Tử uyển | 2 | Hoàng kỳ | 12 | ||
Cách dùng. Sắc uống ngày 1 thang
Thanh khí hoá đàm hoàn | Qua lâu | 40 | Hoàng cầm | 40 | Bạch linh | 40 | |
Nam tinh | 60 | Khương chấp | Vđủ | Chỉ thực | 40 | Hạnh nhân | 40 |
Trần bì | 40 | Bán hạ | 60 |
Chủ trị : Thử ôn, thử nhiệt, thử tà, thu thử
Bài thuốc: Sinh địa 6-10g, Mạch môn, Bạch thược, Bách hợp, Sa sâm đều 6g, Sinh cam thảo 3g, Phục linh 5g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần. Ra mồ hôi trộm thêm Địa cốt bì 6g. Đờm nhiều thêm Bối mẫu 6-10g, A giao 3-6g, Thiên hoa phấn 10g. Không ngủ được thêm Táo nhân 6g. Sốt cao thêm Hoàng bá 3-6g.
Bài thuốc: Tang bạch bì, Bạch thược, Bạch cập, Địa cốt bì, Bách hợp, Bách bộ đều 15g, Tô tử, Ngũ vị tử đều 10g, sắc uống ngày 1 thang, chia làm sáng chiều.
Đại hoàng cho vào sau, Hoàng liên, Hoàng cầm đều 10g, Giáng hương, Hoa nhị thạch đều 12g, sắc uống.
Vi kinh Lô căn, Đông qua nhân, Ý dĩ nhân đều 30g, Đào nhân 10g, Tam thất bột 5g hòa uống, Tang bạch bì 15g. .
Nam sa sâm, Mạch môn, Thuyên thảo than, Hoè hoa than đều 15g, Hoàng cầm 10g. Trị chứng dãn phế nang, ho, khó thở thở khò khè.
Tang bạch bì 15-20g, Địa cốt bì, Huyết dư than đều 10g, Hoa nhị thạch 15g, Cam thảo, Cánh mễ đều 5g, bột Tam thất 3g hòa uống. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng tối.
Kèm biểu nhiệt thêm Tang diệp, Cúc hoa, Ngưu bàng tử đều 10g. Táo hỏa gây tổn thương tân dịch, bỏ Địa cốt bì thêm Sa sâm, Mạch môn, Thiên hoa phấn đều 10g. Đờm nhiệt nặng thêm Ngư tinh thảo 15-30g, sao Hoàng cầm, Bối mẫu đều 10g. Can hỏa phản khắc Phế kim gây ho nhiều thêm Sơn chi sao, Đại cáp tán 15-20g bọc sắc. Táo bón thêm Đại hoàng sống 5-10g.
Đã trị 53 ca kết quả hết triệu chứng 51 ca, uống thuốc từ 5- 10 thang, theo dõi thời gian 1-2 năm kết quả vẫn tốt.
Lộ đảng sâm, Bách hợp, Sinh địa hoàng, Kha tử nhục, Đại cáp tán, Hoa nhị thạch, Toàn phúc hoa Trúc lịch, Bán hạ, Mã đầu linh, Mạch đông, Ngũ vị tử, Ba kích nhục, Trần bì, Chích cam thảo. Nấu thành cao lỏng, mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 – 3 lần với nước nóng, một liệu trình 3 tháng, nếu bệnh nặng có thể kéo dài thêm 2 liệu trình.
Đã trị 9 ca, kết quả sau 1, 5 – 4 năm theo dõi thì hết ho giảm khó thở , ho có đàm giảm rõ, thể trọng tăng.
Thanh Kim Hoàn Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận: Hạnh nhân 30g bỏ vỏ, đầu nhọn, cho vào bột Mẫu lệ sao vàng, rồi bỏ bột Mẫu lệ, Thanh đại 30g.
Tán nhuyễn, cho thêm Sáp vàng 30g vào làm thành hoàn.
Trị chứng Phế hư , ho khó thở, đờm có máu, mỗi lần dùng 1 quả Hồng, bỏ hột, cho thuốc vào trong, giã nhỏ nấu chung với xôi nếp, ăn ngày 2 lần.
Mục tiêu của điều trị đối với khí phế thũng là làm giảm triệu chứng, ngăn chặn bệnh tiến triển và biến chứng. Điều trị bao gồm các thuốc giãn phế quản, chống viêm để giải quyết tình trạng khó thở cũng như hỗ trợ tống đờm ra ngoài.
Các thuốc này có thể thông qua đường hít (dạng khí dung) hoặc đường uống. Corticoid có thể dùng dạng hít trong điều trị cơn cấp hoặc dùng trong cả điều trị dự phòng. Nếu thấy có nhiễm trùng phải dùng kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh cần tuân theo và không tự động đổi thuốc, thay liều lượng hoặc tự động ngưng thuốc. Cần đến khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.
Có thể điều trị khí phế thũng theo nhiều cách khác nhau. Thông thường, sẽ điều trị theo từng bước, tùy thuộc vào độ nặng của bệnh.
- Ngừng hút thuốc: Mặc dù không thật sự nghiêm ngặt nhưng cần cho lời khuyên này đối với bệnh nhân bị khí phế thũng (và đối với tất cả mọi người). Bỏ thuốc có thể làm tiến trình của bệnh ngừng lại và có thể cải thiện chức năng của phổi. Bác sĩ sẽ có thể cho thuốc để cai nghiện hoặc cũng có thể dùng các cách thay đổi thói quen khác như dùng nhóm hỗ trợ. Bệnh nhân phải cùng hợp tác với bác sĩ để có thể bỏ thuốc thành công và để bắt đầu cải thiện chức năng phổi và chất lượng sống.
- Thuốc giãn phế quản: Đây là những loại thuốc làm cho đường dẫn khí mở ra lớn hơn giúp trao đổi khí tốt hơn, thường là thuốc được lựa chọn đầu tiên đối với các bệnh nhân khí phế thũng. Ở những trường hợp bệnh rất nhẹ, có thể chỉ cần phải dùng khi cần thiết, trong những giai đoạn bị thở hụt hơi.
+ Thuốc giãn phế quản thường gặp nhất đối với trường hợp khí phế thũng nhẹ là albuterol (Proventil hoặc Ventolin). Nó cho tác dụng nhanh và một liều thường kéo dài trong khoảng 4-6 giờ. Albuterol thường gặp nhất dưới dạng bình xịt định liều hoặc MDI (Metered-dose inhaler) và là dạng thường được dùng nhất đối với các trường hợp khí phế thũng nhẹ với những cơn thở hụt hơi xuất hiện gián đoạn.Trong trường hợp này, albuterol được khuyên dùng như là một thuốc giải cứu. Nó dùng để giải cứu bệnh nhân khỏi những cơn thở hụt hơi cấp tính nặng nề.+ Nếu bệnh nhân bị thở hụt hơi ở một mức độ nào đó ngay cả khi nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ cho bn sử dụng albuterol thường xuyên theo lịch dưới dạng MDI hoặc xông khí dung. Xông khí dung là khi bạn được hít thở dung dịch thuốc đã được biến thành hơi nước bằng những dòng khí được thổi liên tục (cũng tương tự như cách các nhà hàng làm ẩm không khí bằng cách cho quạt thổi không khí đi xuyên qua nước).bệnh nhân sẽ được xông khí dung một khi dùng dưới dạng hít qua MDI không còn có tác dụng nữa.
+ Ipratropium bromide (Atrovent) là một loại thuốc giãn phế quản khác được dùng trong những trường hợp khí phế thũng tương đối nhẹ. Tương tự với Albuterol, nó cũng có dưới dạng bình xịt định liều hoặc dung dịch dùng để xông. Tuy nhiên, không giống với albuterol, nó thường được cho theo lịch, do đó nó không được kê đơn với mục đích cấp cứu. Atrovent cho tác dụng kéo dài hơn albuterol.
+ Methylxanthine (Theophylline) và những loại thuốc giãn phế quản khác có những tính chất khác nhau có thể hữu ích trong những trường hợp nhất định. Tương đối thông dụng là dạng thuốc viên. Theophylline được dùng qua được miệng. Nó có khả năng duy trì tác dụng làm thông đường thở. Buộc phải theo dõi nồng độ theophylline trong máu. Nếu có quá nhiều theophylline sẽ gây ra hiện tượng quá liều, nếu quá ít, sẽ không đủ khả năng làm giảm triệu chứng thở hụt hơi. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể tác dụng với theophylline, thay đổi nồng độ máu mà không có dấu hiệu báo động nào do đó cần cẩn thận trong việc sử dụng theophylline. Nếu bn đang dùng theophylline, hãy tuân thủ đúng theo đơn và khám lại với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc mới nào.
- Corticoid: Làm giảm viêm cho cơ thể. Do khả năng này mà chúng được dùng trong phổi và các nơi khác, chúng đã được chứng minh rằng có một số lợi ích trong khí phế thũng. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với corticoid. Corticoid có thể được dùng qua đường uống hoặc hít qua bình xịt định liều hoặc những dạng hít khác.
Điều trị GERD triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng thêm các bệnh đường thở ở nhiều người vì thế bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc hoặc thay đổi lối sống để điều trị nó.
Bổ sung oxy nếu có phế khí thủng nặng với nồng độ oxy trong máu thấp sử dụng oxy thường xuyên ở nhà và khi tập thể dục có thể cung cấp một số cứu trợ. Nhiều người sử dụng oxy 24h một ngày. Nhiều hình thức oxy có sẵn cũng như các thiết bị khác nhau để cung cấp oxy cho phổi.
Trong một qui trình thử nghiệm được gọi là phẩu thuật để giảm thể tích phổi bác sĩ phẩu thuật loại bỏ mô phổi nhỏ bị hư hỏng. Loại bỏ các mô bệnh giúp phổi làm việc hiệu quả hơn và giúp cải thiện hơi thở. Trong phẩu thuật khác gọi là bullettomy các bác sĩ đã loại bỏ một hoặc nhiều các bóng đã hình thành khi các túi khí nhỏ bị phá huỷ thủ tục này có thể cải thiện hơi thở
Phế khí thũng, thuốc chữa bênh Phế khí thũng...
Tâm phế mãn, thuốc chữa bênh tâm phế mãn
Hen phế quản, thuốc chữa bênh hen phế quản...
Giãn phế quản, thuốc chữa bênh giãn phế quản...
Xạ can, Tác dụng của Xạ canchữa trị bệnh phế khí suyễn ho...
Thiên môn, Tác dụng của Thiên môn chữa trị phế khí ho...
Trần bì, Tác dụng của Trần bì chữa bệnh phế khí thũng...
Khoản đông hoa, Tác dụng của Khoản đông hoa chữa trị bệnh phế khí thũng...
Hoắc hương, Tác dụng của Hoắc hương tuyên thông phế khí...
Mộc hương, Tác dụng của Mộc hương chuyên thông phế khí...
Tác dụng của Ý dĩ (Coix lachrymachữa trị phế khí thũng...
Di đường, Tác dụng của Di đường nhuận phế khí...
Bạch đậu khấu, Tác dụng của Bạch đậu khấu tuyên thông phế khí...
Bạch giới tử, Tác dụng của Bạch giới tử trị phế khí hư...
Mạch môn , Tác dụng của Mạch môn phế khí hư...
Đẳng sâm, Tác dụng của Đẳng sâm trị bệnh phế khí hư...
Hương nhu, Tác dụng của hương nhu chữa bệnh phế khí thũng...
Anh túc sác, Tác dụng của Anh túc sác trị phế khí thũng...
Can khương, Tác dụng của Can khương trị phế khí ho xuyễn...
*********************************