Chế độ ăn uống tốt cho bệnh đau đầu, nhức đầu
Tôi thường xuyên bị căng thẳng, sau khi dùng thuốc....
Là một bệnh nhiễm khuẩn làm mủ cấp, cũng gọi là Ngư Đỗ Ung, là một loại bệnh ngoại khoa cẳng chân thường gặp.
Thường do thấp nhiệt hạ chú làm cho kinh lạc bị tắc trở, khí huyết ngưng trệ, thấp nhiệt độc tà tích tụ sinh bệnh, hoặc do chấn thương cân mạch, chấn thương ứ huyết nhiễm độc.
Bắt đầu tại chỗ sưng đau gây trở ngại bước đi, vùng bệnh da đỏ ở giữa hơi tím, ranh giới không rõ, sưng đau, kèm theo sốt sợ lạnh, chán ăn, táo bón, nước tiểu vàng, rêu vàng nhầy, mạch Hoạt Sác. Sau khoảng 1 tuần, nhọt đau như búa bổ. Sau khi vỡ mủ màu vàng nhạt kèm theo nước máu thì triệu chứng toàn thân giản nhẹ hoặc hết.
a. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.
b. Phân biệt chẩn đoán với chứng Phụ cốt thư (viêm tủy xương cấp có mủ): bệnh cấp diễn, sốt cao sợ lạnh, đau thấu xương, chân đau, da chân sưng đỏ, vỡ mủ, ban đầu đặc sau loãng, miệng khó liền hoặc thành lỗ dò. Chụp X quang phát hiện xương chết và màng xương tăng sinh.
Trên lâm sàng thường gặp hai thể sau:
+ Thể Thấp Nhiệt: tại chỗ sưng nóng đỏ, đau, sưng khu trú, mủ chảy vàng đặc, người nóng lạnh, khát không muốn uống, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.
Thanh nhiệt, giải độc, hòa dinh, hóa thấp. Dùng bài Ngũ Thần Thang hợp với Tỳ Giải Thấm Thấp Thang gia giảm. Có mủ dùng bài Thấu Nùng Tán, sau vỡ mủ
Dùng Tứ Diệu Thang.
Sơ kỳ: đắp Kim Hoàng Cao, Ngọc Lộ Cao. Có mủ rạch tháo mủ, dùng Bát Nhị Đơn. Bên ngoài đắp Kim Hoàng Cao. Hết mủ: dùng Sinh Cơ Bạch Ngọc Cao.
Thể Hư Hỏa: vùng bệnh sưng căng đau, bước đi đau tăng, khó vỡ mủ, nước mủ loãng, miệng khó lành, kèm theo người nóng, miệng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác.
Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt, tán kiên, tiêu phù. Dùng bài Tư Âm Trừ Thấp Thang Gia Giảm. Sưng phù không giảm, dùng Thác Lý Tiêu Độc Tán. Sau khi mủ vỡ: dùng Bát Trân Thang để song bổ khí huyết.
Thuốc dùng ngoài: Bắt đầu đắp Xung Hòa Cao; Có mủ, rạch da tháo mủ; Nước mủ loãng, dùng bài Âm Độc Nội Tiêu Tán rắc vào, ngoài dán Dương Hòa Giải Ngưng Cao.
1 - Cẳng chân bị chấn thương phải tích cực điều trị, đừng để làm mủ.
2 - Lúc bị bệnh, lúc nằm, cần kê chân cao lên.
3 - Lúc đã lành miệng, cần tập luyện chân để nhanh hồi phục hoạt động