Chế độ ăn cho uống cho bệnh viêm đường hô hấp
Khỏi hẳn viêm họng, viêm amidan mãn tính
Tham khảo lời khuyên của thầy thuốc
Amidan (người ta còn gọi là hạnh nhân khẩu cái) là cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, amidan rất cần thiết trong hệ miễn dịch và là nơi tiệt trùng cho cơ thể mạnh nhất so với các cơ quan cùng nhóm
Amidan hình thành tuyến miễn cách diệt các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và đường hô hấp.
Khi trẻ hả to miệng ra, ta sẽ quan sát thấy hạch nhân to nhất trong vòng bạch huyết hai bên đáy lưỡi, đó chính là amidan.
Hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể khi bé có triệu chứng đau họng.
Bình thường, mặt ngoài của tuyến amidan có màu hồng nhạt, trơn láng, hai amidan có thể tích nhỏ nằm sát hai bên thành họng. Khi cơ thể phải chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, bản thân amidan có thể sẽ sưng lên và bị nhiễm trùng.
Khi trẻ lớn dần, thể tích amidan cũng tăng lên và có thể đạt đến độ cực đại vào khoảng từ 7 đến 10 tuổi, đến tuổi dậy thì thể tích amidan sẽ nhỏ dần xuống.
Thời gian giao mùa và thời tiết lạnh là lúc đường hô hấp dễ bị nhiễm khuẩn và amidan phải phòng vệ để bảo vệ cho đường hô hấp nên amidan sẽ có thể bị nhiễm trùng và sưng to lên.
Nếu trẻ giữ vệ sinh không sạch, không thường xuyên rửa tay, khi chơi tay bẩn sau đó cho miệng vi khuẩn sẽ vào họng ồ ạt, amidan phải làm việc hết công suất để tiêu diệt được số vi khuẩn to lớn này nên amidan cũng có thể viêm nhiễm và sưng tấy.
Tuy là cơ quan làm nhiệm vụ miễn dịch cho cơ thể nhưng amidan là một cơ quan có cấu tạo nhiều khe hốc nên nó có thể làm cho thức ăn ứ động và là ổ trú ngụ của vi khuẩn trong một số trường hợp. Nếu trẻ không thường xuyên đánh răng súc miệng sau khi ăn thì các vi khuẩn tại amidan sẽ làm cho cơ quan này viêm nhiễm.
- Triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm amindan, trẻ sẽ cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói.
- Trong trường hợp nếu nếu trẻ viêm họng do virus coxsackie thì ở khu vực amidan và vùng vòm họng của trẻ sẽ có những mụt phỏng. Nếu không điều trị dứt điểm thì những mụt này sẽ vỡ ra thành những vết loét rất đau và rát. Nếu viêm họng do nhiễm khuẩn liên cầu, amidan của trẻ thường sưng to và bị bao phủ bởi những chấm trắng, trẻ có hơi thở hôi, cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 38oC.
- Bên cạnh đó, khi trẻ bị amidan trẻ sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm của trẻ có thể nổi hạch.
- Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủ yếu thở bằng miệng. Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm. Tình trạng amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng tai của trẻ.
Điều đầu tiên và quan trọng nhất trong phòng ngừa amidan cho trẻ là giữ gìn vệ sinh răng miệng và vệ sinh đường hô hấp trên. Có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi. Ở trẻ nhũ nhi, sau khi trẻ bú xong cần làm vệ sinh bằng cách rơ miệng cho trẻ bằng gạc y tế. Đối với những trẻ đã có khả năng súc miệng đánh răng, nên hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Tránh để cho trẻ đưa tay vào miệng, hạn chế chơi và thổi bong bóng.
Trong thời tiết chuyển mùa, giữ cho trẻ đủ ấm cũng quan trọng không kém, đặc biệt là giữ ấm cổ và tay chân. Không nên để trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ với nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ máy điều hòa phù hợp đối với trẻ là 25oC - 28oC. Thường xuyên làm vệ sinh tấm chắn của máy điều hòa nhiệt độ và làm vệ sinh máy định kỳ là việc cần thiết phải làm để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho trẻ và cả gia đình. Nên để trẻ sống trong phòng kín gió, có nhiệt độ đủ ấm và thông thoáng.
Khói thuốc và bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân đầu tiên làm cho trẻ bị viêm amidan. Vì thế, tốt nhất là hãy để trẻ tránh xa môi trường khói thuốc và bụi bẩn.
Khi trẻ đã có tiền sử về các bệnh hô hấp, nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, yaourt, kem... Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh.
Khi bé có những biểu hiện của viêm amidan, bạn cần làm theo những bước sau:
- Khám họng cho trẻ xem hai bên amidan có sưng không, có nổi mụt trắng không hay bé chỉ bị viêm họng thông thường.
- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể, nếu trẻ sốt cao quá 38oC thì có thể hạ sốt bằng paracetamol và lau mát bằng nước ấm, mặc đồ thông thoáng cho bé.
- Dùng hai tay ấn nhẹ vào hai bên cạnh hàm để kiểm tra xem bé có bị nổi hạch cạnh hàm hay không.
- Kiểm tra tai và màng nhĩ xem tai bé có bị chảy mủ không.
- Cho bé uống nhiều nước giúp cho cơ thể bài tiết tốt và nhanh chóng hạ sốt.
- Không nên nài ép bé ăn trong lúc này, chỉ nên cho ăn thức ăn lỏng dễ nuốt như sữa hoặc cháo.
- Tránh cho trẻ súc miệng bằng nước muối và làm động tác ngửa cổ lên để khò nước. Việc này sẽ làm vi khuẩn lây lan nhiều hơn.
Trong thời gian qua, rất nhiều phụ huynh cũng đã gởi thư cho các bác sĩ tư vấn để thắc mắc về việc có nên cắt amidan cho trẻ hay không và nên cắt như thế nào. Như đã nói ở trên, amidan chính là cơ quan phòng vệ hữu hiệu nhất trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì thế , nếu trẻ lên cân đều đặn, phát triển bình thường, amidan trắng hồng, trơn láng và không bị viêm mãn tính thì không nên cắt amidan cho trẻ. Rất nhiều người có quan niệm "cắt amidan trẻ sẽ lớn nhanh hơn", đây là một quan niệm sai lầm.
Chỉ nên cắt amidan khi bé hơn một lần bị viêm amidan cấp, amidan nhiễm trùng và có mủ. Bé được bác sĩ chẩn đoán viêm amidan mãn tính, khó nuốt khi ăn, ngủ ngáy, khó thở và có khả năng ngừng thở khi ngủ vì amidan sưng quá to. Amidan viêm sưng tái phát nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe của bé (trên 5 lần/năm).
Chỉ định cắt amidan phải được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa Tai - mũi - họng và bé cần phải được khám lâm sàng thật kỹ trước khi quyết định cắt amidan. Phẫu thuật cắt amidan là một phẫu thuật đơn giản nhưng cũng có khá nhiều biến chứng tiềm ẩn bên trong vì khu vực amidan liên quan đến nhiều dây thần kinh quan trọng và thường ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Tác dụng của Bồ công anh chữa viêm amidal ...
Tác dụng của Kê nội kim chữa viêm amidal ...
Tác dụng của Bạch hoa xà thiệt thảo chữa viêm amidal ...
Tác dụng của Cát cánh chữa viêm amidal ...
Các bài thuốc với người bị viêm amidal
Bài thuốc Tần di thanh phế chữa viêm amidal ...