Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

TẮC LỆ ĐẠO

Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc

Chế độ ăn uống để có đôi mắt sáng khỏe

Đại cương

Lệ đạo là gì?

Lệ đạo là hệ thống ống, có cấu tạo đặc biệt, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới.

Lượng nước mắt của chúng ta được tiết ra từ tuyến lệ nằm phía trên của mỗi bên mắt. Nước mắt được tiết liên tục sẽ giúp bôi trơn và bảo vệ bề mặt nhãn cầu, sau đó thoát vào hai điểm lệ rất nhỏ nằm ở góc trong mi trên và dưới. Lượng nước mắt này sẽ tiếp tục chảy qua hai lệ quản nằm trong mi mắt để vào đến túi lệ ở mặt bên sống mũi, sau đó được dẫn xuống mũi thông qua ống lệ mũi. Tại đây, nước mắt sẽ bốc hơi hoặc được tái hấp thu.

tắc lệ đạo

Tắc lệ đạo là gì?

Tắc lệ đạo là hiện tượng ống lệ đạo bị tắc, khiến cho nước mắt không dẫn lưu được xuống dưới mũi nên sẽ trào ra bên ngoài (chảy nước mắt sống), kích thích hoặc làm cho mắt bị nhiễm trùng mạn tính.

Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn tại đường lệ. Tắc lệ đạo có thể gây viêm nhiễm, đau nhức..., nếu để lâu sẽ dẫn tới những biến chứng tại mắt. Do hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo là không thấy nguyên nhân rõ rệt nên cũng không có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nào. Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị tắc đi tắc lại nhiều lần.

Nguyên nhân

Tắc lệ đạo bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh thường do nguyên nhân: quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại màng tắc. Khi lớn trẻ có thể tự khỏi.

Tắc lệ đạo ở người lớn thường do nguyên nhân sau:

- Do chấn thương vùng mắt

- Do viêm xoang hoặc do biến chứng sau phẫu thuật xoang hàm.

- Do bệnh viêm nhiễm ở mắt như: đau mắt hột, viêm kết mạc dẫn tới chít hẹp lệ đạo, khiến nước mắt không thông được xuống dưới mũi mà trào ngược ra ngoài.

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất khi bị tắc lệ đạo là hiện tượng nước mắt cứ tự nhiên chảy ra khi người bệnh không khóc. Khi gặp gió thì nước mắt chảy nhiều hơn. Ngoài ra khi bị tắc lệ đạo thường xuyên, bệnh nhân có thể kèm theo một số biểu hiện như:

  • Viêm (sưng nề), mềm, đỏ ở góc mắt trong hoặc ở khu vực giữa mắt và mũi
  • Nhiễm trùng mắt tái đi tái lại
  • Xuất tiết nhầy mắt
  • Đóng vảy ở lông mi
  • Nhìn mờ
  • Nước mắt có lẫn vệt máu
  • Sốt

Tây y điều trị tắc lệ đạo

Tùy độ tuổi người bệnh, tùy nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Nếu tắc lệ đạo do u chèn ép, thì cần điều trị loại bỏ khối u hoặc giảm kích thước khối u.

Điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh:

Biện pháp điều trị đơn giản nhất là day, nắn vùng góc trong mắt, nơi có túi lệ, kết hợp với dùng kháng sinh nhỏ mắt. Đa số các trường hợp lệ đạo sẽ thông hoàn toàn khi trẻ được điều trị bằng biện pháp này. Đến khi trẻ được 2 - 3 tháng tuổi, nếu vẫn không hết chảy nước mắt thì các bác sĩ có thể bơm rửa và thông lệ đạo, giúp cho nước mắt lưu thông tốt xuống mũi. (Trẻ từ 4-6 tháng tuổi là thời điểm thông lệ đạo tốt nhất)

Điều trị tắc lệ đạo do nguyên nhân khác

Thông lệ đạo

Tắc lệ đạo do lệ đạo bị hẹp hoặc tắc do viêm hoặc do mô sẹo, bác sĩ sẽ sử dụng một dây ống nhỏ luồng vào lệ đạo xuống tận ống lệ mũi, bơm hơi vào để phần bóng ở đầu ống phình ra nong chỗ hẹp, sau đó xả bóng. Phương pháp này cần phải gây mê toàn thân.

Phương pháp đặt ống: Sau khi được gây mê, bác sĩ sẽ đưa đoạn dây ống nhỏ vào lệ đạo thông qua một hoặc cả hai điểm lệ ở góc trong của mắt, sau đó luồng hẳn xuống mũi và được giữ nguyên như vậy trong 3 đến 4 tháng. Phần đầu ống ở điểm lệ được thắt nút để giữ cho dây không bị tuột mất. Điểm thắt này sẽ không gây cảm giác khó chịu cho bạn.

Phẫu thuật: Nếu các phương pháp trên không thể thực hiện hoặc thực hiện xong mà không có hiệu quả bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật.

Tiếp khẩu túi lệ mũi thường được dùng để điều trị hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo. Bác sĩ sẽ tạo điểm thông nối giữa túi lệ và mũi. Do đó, nước mắt sẽ không còn chảy xuống ống lệ mũi, nơi tắc nghẽn, như trước mà chảy thẳng vào mũi bằng đường dẫn mới. Để chỗ thông nối được ổn định, bác sĩ sẽ đặt ống vào trong và lưu ống từ 3 đến 4 tháng mới lấy ra.

Tùy vị trí tắc, phẫu thuật viên có thể sẽ tạo đường thông ngay từ đoạn chỗ điểm lệ và dẫn vào thẳng mũi, đi tắt qua cả hệ thống lệ đạo bên dưới. Phương pháp này được gọi là Tiếp khẩu kết mạc túi lệ mũi (hoặc tiếp khẩu hồ lệ mũi).

Đông y điều trị tắc lệ đạo

Thuộc phạm vi chứng tắc lệ đạo của tây y

Do phong kết hợp với can thận âm hư gây nên

Pháp: Bổ can thận khu phong

Tắc lệ đạo Bạch chỉ 8 Xuyên khung 8 Ô tặc cốt 12
Tế tân 6 Uy linh tiên 12 sinh địa 16 Kỉ tử 16
Bạch thược 12

Châm: Dùng hào châm châm huyệt tinh minh sâu 1/2 thốn (tránh châm vào nhãn cầu) lưu 15'5 lần 1 liệu trình

Biến chứng

Viêm túi lệ mạn tính: Bệnh nhân thường xuyên chảy nước mắt, kèm theo có chảy nhầy mủ. Vùng góc trong mắt có thể nề nhẹ, căng hơn. Ấn vào vùng này có nhầy mủ trào ra ở khóe mắt. Nếu không được điều trị, viêm mạn tính có thể tiến triển thành viêm cấp tính, gây áp-xe tại túi lệ, thậm chí gây dò, thoát mủ ra ngoài da. Bệnh nhân thường đau nhức nhiều, vùng góc trong mắt sưng nề, tấy đỏ.

Phòng bệnh

Điều trị sớm và triệt để những viêm nhiễm mạn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc cũng góp phần hạn chế tắc lệ đạo.

Theo thaythuoccuaban.com tổng hợp

**************************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang