Banner
HOME MENU  Tìm kiếm

ATISO

Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Atiso
1. Các tên gọi của Atiso
2. Cây Atiso (hình ảnh Cây Atiso, thu hái, chế biến, bộ phận dùng làm thuốc ...)
3. Thành phần hoá học, tác dụng dược lý
4. Tác dụng của Atiso (Công dụng, Tính vị và liều dùng)
5. Vị thuốc Atiso chữa bệnh gì? - Bài thuốc
Chữa bệnh tiểu đường
Giúp giảm cholesterol trong máu, giúp tiêu hóa tốt
Tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giải độc.

Tên Khác:

Tên dân gian: atiso

Tên khoa học: Cynara Scolymus L.

Họ khoa học: Thuộc họ Cúc (Compositae).

Cây Atiso

(Mô tả, hình ảnh cây cúc tần, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Hình ảnh cây atiso, hoa atiso, atisoMô Tả:

Atiso là một cây thuốc nam quý. Loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên.

Phân bố địa lý

Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải

Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.

Thu hái chế biến

Gieo hạt tháng 10-11, bứng ra trồng tháng 1-2. Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống.

Lá Ác ti sô thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa.Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lávào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng.

Bộ phận dùng làm thuốc:

Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc.

Bào Chế:

Sấy hoặc phơi khô. Để nơi khô ráo.

Thành Phần Hóa Học:

Trước đây người ta cho rằnghoạt chất là Cynarrin. Nhũngx nghiên cứu gần đây chứng minh rằng có nhiều hoạt chất khác nhau chứ không riêng gì Cynarrin (Ernst E. Naturamed 1995).

Trong Ác ti sô chứa 1 chất đắngcó phản ứng Acid gọi làCynarin (Acid 1 - 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loạiK (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.

Lá Ác ti sô chứa:

1. Acid hữu cơ bao gồm:

·Acid Phenol: Cynarin (acid 1 - 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic).

·Acid Alcol.

·Acid Succinic.

2. Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm:

Cynarozid ( Luteolin - 7 - D Glucpyranozid), Scolymozid

(Luteolin - 7 - Rutinozid - 3’ - Glucozid).

3. Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.

Dược điểnRumani VIII qui định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid.

Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.

Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%). Dẫn chất Caffeic như Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin. Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol.

Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lầntrong cuống lá.

Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hìnhhoa thị ở mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất. Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn. Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế. Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 Unit/100g tính ra Vitamin A).

Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K,Ca, Mg, Na. Hàm lượng Kali rất cao.

Rễ: hầu như không có dẫn chất của Cafeic acid, bao gồm cả Clorogenic acid và Sesquiterpen lacton. Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (Herbal Medicine 1999).

Tác Dụng Dược Lý:

+Dùng dung dịch Actisô tiêm tĩnh mạch, sau 2-3 giờ, lượng mật bài tiết tăng gấp 4 lần ( M.Charbol, Charonnat Maxim và Watz, 1929).

+ Uống và tiêm Actisô đều có tác dụng tăng lượng nướctiểu, lượng Urê trong nướctiểu cũng tăng lên, hằng số Ambard hạ xuống, lượng Cholesterin và Urê trong máu cũng hạ xuống. Tuy nhiên, lúc mới uống có khi thấy lượng Urê trong máu tăng lên do Artichaud làm tăng sự phát sinh Urê trong máu. (Tixier, De SèzeM.Erk và Picard. 1934 - 1935).

+ Tăng tiết

+ Ác ti sô không gây độc.

Vị thuốc Atiso

(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)

Tính vị, tác dụng:

Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp. Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

Công Dụng:

Thông mật, lợi tiểu, giảm Urê máu, hạ sốt, nhuận trường .

Chủ Trị:

·Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.

·Lá Ác ti sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và Thấp khớp.

·Lá tươi hoặc khô sắchoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

·Thân và rễ Ác ti sô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.

Actisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.

Liều Dùng:

Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác

Thuốc sắc 5-10%, cao lỏng 2-10g.

Một ngày chỉ nên dùng 10 – 20 g sắc với nước nếu dùng tươi, 5 – 10 g nếu dùng khô. Với loại trà đóng gói cũng chỉ nên uống 2 – 3 túi mỗi ngày là đủ./.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc atiso

Chữa bệnh tiểu đường

Bài 1: Thân cây atisô 40g, rễ 40g, hoa 20g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g pha như pha nước chè.

Bài 2: Hoa atisô 50g cũng phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà

Bài 3: Hoa atisô 100g, lá atisô 100g, luộc ăn như ăn các loại rau thông thường.

Bài 4: Giò heo hầm atisô: Giò heo (giò lợn, giò trước tốt hơn giò sau), 2 hoa atisô, gia vị muối tiêu đường, bột ngọt, vừa đủ, rau ngò.

Cách làm: Giò heo cạo sạch, đập phần móng, bóc bỏ phần cứng của móng. Chặt khoanh tròn. Ướp gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, củ hành tím băm nhỏ. Để 30 phút cho giò heo thấm gia vị. Hoa atisô: 1 hoa tách rời tùng cánh, rủa sạch, để ráo nước, hoa còn lại không tách cánh, chỉ cắt bót phần đầu cánh cứng. Rửa thật kỹ dưới vòi nước cho sạch hết các chất bẩn.Hành lá rửa sạch, để ráo, xắt ngắn. Đặt nồi nước lên bếp, cho 1 củ hành tím vàn nước cho thơm. Nước sôi cho giò heo vào nồi nấu tiếp. Chú ý không đậy nắp nồi để giữ cho nước canh trong. Thỉnh thoảng vớt hết bọt trong nồi ra. Để lửa nhỏ, nước canh sôi lăn tăn vào khoảng 45 phút. Cho hoa atisô vào nồi hầm tiếp khoảng 20 phút nữa. Nêm gia vị, nước mắm vào bột ngọt cho vừa ăn.Nhắc xuống, múc giò heo hầm ra tô lớn. Đặt hoa atisô ở giữa, xung quanh rắc tiêu, hành ngò. Món giò heo hầm atisô kích thích vị giác giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng dùng cho người bị tiểu đường. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng tiết sữa ở các bà mẹ sau khi sinh.

Bài 5: Hoa atisô 50g, ý dĩ 50g, lá lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa atisô, ý dĩ, giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch, thái miếng, cho tất cả vào bát to, cho gia vị vào trộn đều, đem hấp cách thủy khi chín cho bệnh nhân ăn, ngày ăn 1 lần, một liệu trình là 10 ngày, thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 5 ngày. Cần dùng 3-4 liệu trình.

Giúp giảm cholesterol trong máu, giúp tiêu hóa tốt

Hoa atisô 50g, khoai tây 100g, cà rốt 50g, xương sườn lợn 150g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Hoa atisô, khoai tây, cà rốt làm sạch, cắt thành miếng, xương sườn lợn rủa sạch, chặt miếng, ướp gia vị cho ninh nhừ, tiếp theo cho khoai tây, cà rốt, hoa atisô vào đảo đều, đun tiếp khi thức ăn đã nhừ đem dùng, có thể ăn với cơm, bánh mì, bún v.v...Ngày ăn 1 lần cần ăn liền 5-10 ngày.

Tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giải độc.

Hoa atisô 50g, gan lợn 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Hoa atisô rửa sạch, giã nhỏ, lọc lấy 100ml nước (lọc như lọc cua). Gan lợn làm sạch thái miếng ướp gia vị, sau 30 phút khi nước atisô đã đun sôi thả gan vàn đậy kín vung, bắc nồi ra khỏi bếp, khoảng 20 phút sau là dùng được. Có thể cho gan vào nước atisô, đem hấp cách thủy. Có thể dùng với cơm, bánh mì, bún, ngày ăn 1 - 2 lần, ăn liền 5 - 10 ngày.

Nơi mua bán vị thuốc atiso đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc atiso ở đâu?

atiso là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc atiso được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT

Giá bán vị thuốc atiso tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

Cách thức mua bán

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tag: cay atiso, vi thuoc atiso, cong dung atiso, Hinh anh cay atiso, Tac dung atiso, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang