Tên dân gian: Bèo tây, bèo Nhật Bản, lục bình, bèo lộc bình, phù bình, bèo sen,
Tên khoa học Eichhoriaceae crassipes solms.
Tên tiếng Trung: 凤眼蓝
Họ khoa học: Thuộc họ Bèo tây Pontederiaceae.
Tên bèo tây vì nguồn gốc ở nước ngoài đưa vào, tên bèo Nhật Bản vì có người cho rằng từ Nhật Bản đưa về, lục bình do cuống lá phình lên giống lọ lục bình.
(Mô tả, hình ảnh cây bèo tây, thu hái, phân bố, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Bèo tây là một cây thuốc quý, dạng cây thảo, sống nổi ở nước hay những nơi ẩm ướt. Lá mọc thành hình hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, trông giống như chiếc lọ lục bình. Đây là một cây được nhập vào nước ta từ năm 1905, nhưng mọc lan rất nhanh khắp nơi, do đó nhân dân gọi là bèo Nhật Bản hay bèo tây để chỉ nguồn gốc ngoại lai, khác với cây bèo cái vốn có lâu đời ở nước ta.
Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa không đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng 6 nhị, 3 dài, 3 ngắn. Bầu thượng ô đựng nhiều noãn. Quả nang
Thân và rễ lục bình kết thành những tấm thảm lớn giúp nổi trên mặt nước. Đây là loại thực vật có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của thảm thực vật: 2-5 m/ngày. Tại Kenya, lục bình được sử dụng làm phân bón hữu cơ và hoa được dùng làm thực phẩm gia súc, ủ nấm rơm, làm phân chuồng. Ngày nay, tại Việt Nam, Myanmar và Thái Lan, xơ lục bình được thu hoạch rồi luộc, phơi khô và bện thành dây quấn quanh thân tre trúc để làm nguyên liệu chính trong việc sản xuất hàng mỹ nghệ, bàn ghế có chất lượng tốt.
Cây bèo tây có nguồn gốc từ nước ngoài. Được đưa vào trồng ở nước ta từ 1905 để làm thức ăn cho lợn và làm phân xanh.
Chỉ từ mấy năm kháng chiến chống mỹ cứu nước, ở Miền Nam nước ta nhân dân dùng toàn lá và cây này giã nát với ít muối trắng đắp lên những vết sưng tấy hay bị viêm có kết quả tốt. Thường chỉ dùng tươi. Hái quanh năm không phải chế biến gì khác.
Năm 1979, Viện chăn nuôi đã cho biết thành phần hóa học của thân lục bình như sau (tính theo %): nước 92,3, protein 0,8, lipid 0,3, cellulose 1,4, dẫn xuất không protein 5,08 và khoáng toàn phần 1,4 (trong đó calcium 0,15 g, phosphor 0,03 g)…
Theo kết quả nghiên cứu của El-Shemy và cộng sự (Đại học Cairo, Ai Cập), chiết xuất từ cây lục bình - bèo tây (Eichhornia crassipes) có tính kháng khuẩn, có thể kìm hãm sự phát triển của các khuẩn Gram (–) và (+). Một số phân đoạn của chiết xuất cũng có hoạt tính kháng nấm Candida albicans. Ngoài ra, các tác giả cũng thấy chiết xuất có tác dụng chống oxi hóa, chống lại một số tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư vú. Phân tích sơ bộ chiết xuất lục bình đã tìm ra một số hoạt chất thuộc nhóm alkaloid, dẫn xuất của phthalate, propanoid và phenyl. Kết quả này mở ra triển vọng nghiên cứu sâu thêm cho các ứng dụng dược lý từ bèo lục bình.
Về mặt y dược, các nhà nghiên cứu châu Âu phát hiện ra điều kỳ lạ, rễ lục bình giúp dưỡng khí dồi dào cho ấu trùng muỗi sống trong nước lớn nhanh, nên mật độ sinh sản tăng trưởng cao, đáng quan ngại cho sức khỏe con người. Thế nhưng lá, hoa, thân và quả của lục bình lại là vị thuốc hiệu quả cao đối với người loãng xương và trẻ gầy còm. Lá lục bình hút thán khí với tỷ lệ cao giúp làm sạch môi trường. Thân cây lục bình dùng ăn sống, là vị thuốc trị giun, sán ở đường ruột trẻ em và người cao tuổi, hiệu quả không thua kém hạt bí ngô và lá sầu đâu”.
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Lá và thân có vị ngọt cay, tính mát không độc.
Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt.
Lợi niệu, giải độc, tiêu sưng, giảm đau
Như những loại rau dân dã khác, ngó lục bình xào ngon không kém ngó sen. Đọt non và cuống lá lục bình nấu canh tép, cá lóc, tôm khô. Hoa luộc chấm cá kho hoặc xào thịt heo hay lòng heo đều ngon.
Trong thân, lá lục bình có hàm lượng NPK với tỷ lệ 16-60-38 nên người chăn nuôi thường trộn với so đũa, cám làm thức ăn nuôi heo, gà, vịt. Trâu, bò cũng thích nhai lục bình. Rễ lục bình là chất phụ gia của nhà vườn các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang ủ làm phân bón cây, ốp gốc cây hoa và ốp vào nhánh già khi chiết cành. Một đặc điểm khác của lục bình là dùng thân phơi khô, kéo thành sợi ướp với keo dính, dệt thảm, giỏ xách và ghế thay mây, tre.
Ở dạng tự nhiên, loại bèo này có tác dụng hấp thụ những kim loại nặng (như chì, thủy ngân và strontium) và vì thế có thể dùng để khử trừ ô nhiễm môi trường[2].
Dùng đắp ngoài liều dùng không cố định
Chỉ mới thấy dùng đắp bên ngoài khi bị đau thì hái một nắm bèo tây rửa sạch giã nát, thêm ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khô thì lại thay miếng đắp khác. Ngày thay 2-3 lần.
Thường những vết tấy rút rất nhanh. Nếu chưa nung mủ thường sẽ tan, nếu nung mủ rồi thời gian nung mủ rút ngắn chóng vỡ hày chóng trích được hơn.
Khi ho hen ho đàm hoặc ho gió, chưng một nắm hoa với đường phèn uống, kết hợp thêm hoa hoè, hoa khế càng tốt.
Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn
Vì lục bình có khả năng hấp thu các kim loại nặng do đó nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì lục bình có thể hấp thụ những kim loại nặng. Vì vậy cần thận trọng khi ăn các món chế biến từ ngó lục bình.
Bèo tây, lục bình được trồng và mọc hoang ở sông, hồ, ao, ở khắp nơi trên đất nước ta. Mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm và tìm mua lục bình. Tuy nhiên khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Tag: cay beo tay, hinh anh beo tay, vi thuoc beo tay, cong dung beo tay, thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|