Tên dân gian: Củ từ còn gọi là Khoai từ, Khoai bướu
Tên tiếng Trung: 山药
Tên khoa học: Discorea esculenta (Lour.) Burk.,
Họ khoa học: Từ huộc họ Củ nâu - Diosoreaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây củ từ, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Cây củ từ không chỉ là cây thực phẩm mà còn là một cây thuốc quý. Dạng cây thảo có củ mọc thành chùm hình cầu, dạng trứng hay có thuỳ, nhẵn hay có gai (ở một số thứ mọc hoang), có rễ cứng và biến thành gai. Củ có vỏ mỏng, trong có chất bột dính, màu ngà. Thân tròn mảnh, có gai nhỏ ở gốc, to và cong về phía trên. Lá đơn, mọc so le, nhọn hay có mũi, dài và rộng khoảng 8cm; gân 9-13; phiến lá mềm có lông mi hoặc có khi nhẵn, mép nguyên. Cụm hoa dạng bông mang những hoa đơn tính; cụm hoa đực dài đến 20cm, cụm hoa cái mang rất ít hoa. Quả nang cong xuống, có cánh rộng đến 12mm; hạt cũng có cánh.
Cây được trồng khắp nông thôn nước ta và nhiều nước nhiệt đới khác lấy củ ăn. Do trồng trọt lâu đời mà người ta tạo được những giống không gai và không trồng bằng hạt nữa. Ta thường trồng 2 giống: giống có vỏ mỏng và dây hơi đỏ, củ ăn ngon và giống có vỏ dày, dây trắng.
- Củ từ chứa nước 70,5%, protid 14%, lipid 0,1%, glucid 26,1%, cellulose 1,1%, chất khoáng 0,6%. Củ chứa sapogenin.
- Dùng sống có tác dụng giải độc (Củ từ cũng có khả năng giải các loại thuốc độc; giã sống vắt lấy nước uống thì nôn ra hết chất độc mà khỏi. )
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Củ từ có vị ngọt, the, tính hàn, nếu dùng sống thì hơi độc.
Trị khô cổ họng, tiêu ứ huyết
Dùng nấu ăn thì ngọt ngon, không độc, bổ trường vị, dùng thay lương thực, khỏi đói. Người hư nhiệt ăn thì khỏi bệnh.
Thường dùng làm thuốc tiêu độc, tiêu ứ huyết, trị ho, khô cổ họng
Còn dùng nấu nước uống chữa tê thấp, các bệnh về thận, làm cho nước tiểu tốt hơn, và dùng chữa phù.
Ở Ấn Độ, người ta dùng củ từ mài ra đắp trị sưng tấy.
Không cố định
Củ từ gọt vỏ 250 g, thịt gà 25 g, thịt lợn nạc 100 g, xá xíu 75 g, nấm đông cô 25 g, măng non 100 g, bột nếp 500 g, bột mì 250 g, dầu mè 50 g, rượu 5 g, xì dầu 15 g, muối 15g, tiêu bột 0,5g, đường 15 g. Chần măng và nấm trong nước đang sôi. Các loại thịt thái nhỏ nhào tinh bột ướt. Xào các thịt, măng, nấm, gia vị. Củ từ luộc chín trộn các loại bột, đường, muối trộn nhào kỹ dàn trên mâm đã xoa mỡ, chia làm 20 phần làm áo bánh, rán vàng.
Củ từ gọt vỏ nạo cho nhuyễn, đậu phụ cắt con chì, rán vàng đều bằng dầu mè. Nấm rơm thái nhỏ, phi thơm kiệu (hoặc hành tỏi) rồi cho đậu phụ, nấm rơm, tương muối xào, chế nước vào đun sôi cho củ từ vào nấu chín bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu (thái nhỏ). Ăn nóng với cơm.
Khoai từ chứa nhiều protein niêm dịch, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Những chất này có tác dụng ngăn cản sự tích tụ của chất béo trong thành mạch máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim, chứng huyết áp thấp, đồng thời còn giúp tinh thần an ổn.
Amylase và polyphenol oxidase trong củ từ rất có lợi cho dạ dày và quá trình tiêu hóa. Loại củ này còn giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ thức ăn, có tác dụng bổ tỳ vị. Người bị đau dạ dày âm hư, ăn ít, chán ăn, có thể ăn thêm khoai từ luộc.
Thức ăn kiêng cho người tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì. Không ăn nhiều một lúc gây đầy bụng khó tiêu.
Thức ăn hỗ trợ cho phòng chống nhiễm độc kim loại nặng trong môi trường sống, môi trường lao động có chất độc. Các thầy thuốc Liên Xô (cũ) đưa khoai từ vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để kịp thời bảo vệ sức khỏe lâu dài của công nhân.
Thức ăn cho người hay bị táo bón, khó ngủ, hâm hấp sốt nhất là đối với trẻ em, người già, trường hợp chưa cần phải dùng thuốc an thần, thuốc tẩy...
Giải các chất độc khỏi cơ thể. Giã khoai từ sống lấy nước uống cho nôn.
Chống trầm cảm, bi quan, chán nản, tuyệt vọng. Nên ăn khoai với tinh bột, chúng tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh ra chất serotonin là chất làm cho não phấn chấn, lạc quan.
Có nhiều cách nấu trong các sách dạy nấu ăn: luộc, xào, nấu súp thịt, nấu canh, xôi, chè.
Để dùng khoai từ làm thức ăn an toàn hơn (không bị đầy) đã có kinh nghiệm nướng khoai từ (qua nhiệt chất nhựa của khoai bị phân hủy). Ăn ít thì nướng chín, nếu dùng nấu các món thì nướng qua rồi mới nấu.
Cháo củ từ hỗ trợ chữa ung thư tử cung và dương vật (tài liệu Trung Quốc): Nên dùng hỗ trợ trong điều trị ung thư bằng các liệu pháp truyền thống Tây y: củ từ 30g, tảo biển 10g, gạo tẻ 100g. Nấu củ từ và tảo biển với 1.500ml còn 1.000ml lọc lấy nước cốt để cho gạo nấu cháo nhừ. Ăn nóng, ngày 2 lần. Có tác dụng thanh nhiệt tán kết, chống u nhọt, ung thư.
Bánh củ từ thịt gà: Có tác dụng giải nhiệt tiêu đờm, ho nhiệt đờm đặc vàng, viêm họng khát nước viêm phổi, hoàng đản (vàng da) xuất huyết: Củ từ đã gọt vỏ 250g, thịt gà 25g, thịt heo nạc 100g, xá xíu 75g, nấm đông cô 25g, măng non 100g, bột nếp 500g, bột mì 250g, tinh bột 5g, dầu mè, mỡ heo 50g, rượu 5g, xì dầu 15g, muối 15g, tiêu bột 0,5g, đường 15g.
Cách làm: Chần măng và nấm trong nước đang sôi. Các loại thịt thái nhỏ nhào tinh bột ướt. Xào các thịt, măng, nấm, gia vị. Củ từ luộc chín trộn các loại bột, đường, muối trộn nhào kỹ dàn trên mâm đã xoa mỡ, chia làm 20 phần làm áo bánh, rán vàng.
Canh củ từ: Có tác dụng giải nhiệt, trừ đàm, tiêu tích, giảm béo. Củ từ gọt vỏ nạo cho nhuyễn, đậu phụ cắt con chì, rán vàng đều bằng dầu mè. Nấm rơm thái nhỏ, phi thơm kiệu (hoặc hành tỏi) rồi cho đậu phụ, nấm rơm, tương muối xào, chế nước vào đun sôi cho củ từ vào nấu chín bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu (thái nhỏ). Ăn nóng với cơm.
Với tính năng công dụng đã biết, ta cần phát huy hơn nữa vai trò của khoai từ trong thực đơn hàng ngày. Như vậy, sức khỏe của chúng ta chắc chắn sẽ được dồi dào hơn.
Khoai từ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Củ từ có bán tại các chợ, siêu thị tại các địa phương.
Tag: cay cu tu, vi thuoc cu tu, cong dung cu tu, Hinh anh cay cu tu, Tac dung cu tu, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|