Tên thường gọi: Thông mộc Cuồng ít gai.
Tên khoa học: Aralia chinensis L.
Họ khoa học: thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Thông mộc, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Cây nhỡ, cao 4-5m, không phân cành. Thân có ít gai. Lá lớn, kép lông chim 2-3 lần; lá chét mọc đối, phiến hình trứng, nguyên hay có ít răng ở đầu, có lông hung đỏ ở mặt dưới, chóp nhọn, gốc tròn. Hoa mọc thành tán tập hợp thành chuỳ lớn ở ngọn, thường rủ xuống, có một ít gai; hoa nhỏ; đài có 5 răng nhọn; tràng 5, mỏng như màng, nhị 5, bầu hạ có 5 ô. Quả đen hay nâu, tròn.
Ra hoa vào mùa thu - đông.
Vỏ rễ hay vỏ cây - Cortex Radicis seu Cortex Araliae Chinensis.
Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Thường gặp ở độ cao 200-300m trở lên trong rừng Lạng Sơn, Yên Bái, đến Lâm Đồng.
Hạt chứa 20% dầu.
Vị ngọt và hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết.
Thường dùng trị 1. Thấp khớp tạng khớp, đau lưng; 2. Viêm gan, hoàng đản, cổ trướng, đau thượng vị; 3. Viêm thận, phù thũng, đái đường, bạch đới; 4. Viêm hạch bạch huyết. Liều dùng 10-30g, dạng thuốc sắc. Người có thai phải cẩn thận khi dùng. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương và viêm mủ da. Giã rễ cây tươi đắp ngoài.
Vỏ rễ Thông mộc tươi 30-60g, nấu với thịt lợn nạc dùng ăn. Hoặc nấu rễ lấy nước tắm rửa.
Vỏ rễ Thông mộc 10-15g, sắc nước uống.
Rễ Thông mộc 12g, thịt nạc lợn 120g. Nấu chín với nước và ăn.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
|
|