Chữa khỏi bệnh đau dạ dày sau 20 năm...
Bí quyết tự chữa bệnh dạ dày...??
Viêm dạ dày thuộc phạm trù "vị quản thống" của Đông y. Chứng này chẳng những là khí trệ thành đau, ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân gây nên như Hỏa uất, hư hàn, hàn thấp, huyết ứ .....
Bệnh đau dạ dày ngoài việc điều trị bằng thuốc thang thì chế độ ăn là yếu tố khá quan trọng quyết định hiệu quả điều trị
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn những thức ăn ít tẩm ướp gia vị, mềm, và dễ tiêu.
- Nên ăn các loại thức ăn phù hợp, không gây khó chịu sau khi ăn.
- Chế độ ăn này có thể áp dụng chung cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, thừa acid dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, phẫu thuật dạ dày, nôn, buồn nôn, đầy hơi v.v.
+ Nên ăn khẩu phần cân đối, tránh ăn quá no
+ Nên ăn đúng bữa, tránh để quá đói
+ Tránh chia thành quá nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày vì điều này có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày
+ Nên uống sữa. Hãy chọn các loại sữa ít chất béo. Sữa giúp kiểm soát lượng acid do dạ dày tiết ra
+ Không hút thuốc lá
- Rượu, hạt tiêu, ớt, bột ớt, bột cà ri, gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Thực phẩm có caffeine làm tăng lượng acid dạ dày: bao gồm càphê, trà, nước ngọt có gaz cola, cacao, chocolat.
- Hạn chế cà chua, nước ép cà chua, bạc hà, các chất béo, nước chanh nếu gây đau và nóng xót thực quản. Cần hạn chế các loại hành, tỏi, quế, đinh hương nếu gây khó chịu dạ dày.
- Ăn nhiều chất xơ không làm cho cơn đau của bệnh viêm loét dạ dày nặng hơn. Thức ăn nhiều chất xơ bao gồm: hạt ngũ cốc toàn phần, các loại đậu, củ,quả nguyên vỏ.
- Một số thực phẩm có thể gây đầy hơi như bắp cải, hành, sữa, đậu, và một số trái cây. Nên hạn chế hoặc tránh dùng nếu thấy khó chịu
- Các thức uống có chứa cồn - Cacao nóng- Trà bạc hà - Cà phê - Trà nóng hoặc trà đá
- Nước ngọt có gaz, có caffeine
- Thức ăn có nhiều hạt tiêu và ớt - Thịt hải sản nướng vỉ tẩm ướp nhiều gia vị - Khoai tây chiên
- Nước cam hoặc nước nho - Nước chanh - Cải bắp, cải bông - Tiêu xanh hoặc tiêu sọ - Ớt cay nồng - Cải muối kim chi, dưa cải muối - Các loại mắm cá đồng, mắm tôm, mắm ruốc, mắm thái
- Thịt béo nướng hoặc chiên - Thịt ướp mặn và tẩm ướp nhiều gia vị, nhiều mỡ như xúc xích thường, xúc xích salami, thịt ba rọi (bacon), thịt đùi hun khói (ham), và các loại thịt nguội (cold cuts) - Các loại thịt dai, nhiều gân - Chocolat và các sản phẩm từ sữa - Các loại kem sữa - Các loại phô mai cay và nặng mùi - Các loại hạt hạnh nhân, đậu phộng và hạt dẻ - Ớt bột - Các loại lẩu chua, canh chua - Tất cả các loại trái cây có vị chua như: cam, chanh, quít, bưởi, me, xoài, cóc, ổi, khóm, khế, mãng cầu xiêm (sour sop) …
- Thức uống không chứa caffeine- Thức uống ít chua như nước táo, lê, nho- Trà thảo dược loãng (sâm bí đao, nước yến, nước rau má) - Nước lọc thường
Chuối, nhãn, quả hồng, đu đủ chín, quả bơ, sa bô chê, vú sữa, dưa hấu, dưa gang, quả na (mãng cầu ta), vải thiều ngọt v.v
*************************************