Bài thuốc chữa bệnh - Banner
HOME MENU Bài thuốc chữa bệnh - Tìm kiếm

Chế độ ăn uống chữa bệnh mất ngủ

Bạn đang băn khoăn tự hỏi liệu việc ăn uống có ảnh hưởng tới giấc ngủ của mình không? Câu trả lời là có. Rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học và các trung tâm y tế hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng: Những gì chúng ta ăn trước khi ngủ có quan hệ mật thiết tới giấc ngủ của chúng ta.Nó có thể khiến giấc ngủ của chúng ta ngon hơn hoặc nó cũng có thể khiến suốt đêm bạn trằn trọc.

Bệnh mất ngủĐối với những người mất ngủ, những thức ăn giàu vitamin B1, magiê và tryptophan là sự lựa chọn khôn ngoan, giúp họ không phải thức giấc nhiều lần trong đêm. Tốt nhất nên dùng những món ăn kết hợp được cả 3 chất trên.

Hầu như ai cũng có những hôm bị mất ngủ, nhất là khi tuổi đã cao hay khi thời tiết thay đổi (nóng hoặc lạnh hơn). Một đợt phỏng vấn về giấc ngủ cho thấy, có 40% thanh niên than phiền là ngủ không yên giấc, một đêm thức giấc vài ba lần, 80% các cụ (trên 60 tuổi) thức giấc nhiều lần mỗi đêm. Để có thể dễ ngủ hơn, cần chú trọng các thức ăn có những chất sau:

- Vitamin B1 (Thiamin): Giúp chuyển hóa các chất bột, đường thành năng lượng và giúp các dây thần kinh hoạt động tốt, làm cho cơ thể thoải mái. Ở những người mất ngủ, nồng độ vitamin B1 trong máu thường rất thấp. Do đó, nên ăn những thức ăn giàu loại sinh tố này như gạo lức, thịt lợn tươi, cá tươi, gà, sữa đậu nành, măng tây.

- Magiê: Nhiều nghiên cứu cho thấy, mất ngủ là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu magiê vì chất này có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên... Những thức ăn giàu magiê là: rau mồng tơi, rau bina (spinach), rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí, chocolate, lúa mạch.

- Tryptophan: Có nhiều trong thịt gà, lạc... Chất này có thể gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Nếu hơi đói bụng vào lúc sắp sửa đi ngủ, hãy uống một ly sữa ấm với chút mật ong, kèm vài hạt hạnh nhân, một miếng gà tây ăn với bánh mì, nui hay cơm. Điều này sẽ giúp cho tryptophan mau được hấp thu vào máu.

Thực phẩm nên dùng khi bị mất ngủ

Thực phẩm tốt cho bệnh mất ngủNui, mì, bún, nghĩa là các loại thực phẩm tuy cũng là tinh bột nhưng trái với bánh mì, cơm cháo, chúng không làm tăng lượng đường một cách đột ngột.

Mơ, chuối, chà là, sữa chua như món tráng miệng sau bữa cơm chiều vì đây là nguồn cung ứng tryptophan.

Cá thu, cá saba, cá hồi, cá mòi để cung cấp cho cơ thể sinh tố B6, chất xúc tác phản biến đổi tryptophan thành serotonin, hoạt chất cần thiết cho giấc ngủ yên bình.
Hạt hướng dương, bí rợ để nhờ chất béo 6-Omega gián tiếp ảnh hưởng trung khu điều khiển giấc ngủ bằng cách điều chỉnh dẫn truyền thần kinh qua ngõ nội tiết tố.Thịt gia cầm để cơ thể đừng thiếu chất sắt rồi kéo theo tình trạng thiếu dưỡng khí trong tế bào não bộ.

-Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa các loại vitamin nhóm B như gạo lức, thịt, cá, gà, sữa bơ, trứng, các loại ngũ cốc như: ngô, đậu, và các loại rau có màu xanh đậm. Vitamin nhóm B giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt và cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái và giấc ngủ sẽ tốt hơn.

-Vitamin D cũng là một yếu tố cần thiết cho giấc ngủ, nó tham gia vào quá trình tổng hợp caxi cho cơ thể cùng với magie. Cách tốt nhất để cung cấp vitamin D cho cơ thể là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm.

-Cung cấp đầy đủ lượng magie cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các loại rau như: rau dền, mồng tơi, rau muống, hạt bí,..Magie sẽ khiến cho các cơ bắp được thư giãn, rất tốt cho giấc ngủ. Magie cũng giúp hấp thụ được một cách tốt nhất lượng caxi cung cấp cho cơ thể, giúp giấc ngủ trở nên sâu hơ, không bị gián đoạn.

-Tăng cường lượng tryptophan cho cơ thể bởi nó là một acid amin có thể kích thích cơ thể sản xuất dopamine và serotonin, hóa chất dẫn truyền thần kinh tốt nhất được biết đến với vai trò của họ trong việc làm giảm trầm cảm và lo âu. Những hóa chất dẫn truyền thần kinh cũng có thể có một tác dụng an thần, làm cho nó dễ dàng hơn cho bạn để ngủ và ở lại ngủ. Tiêu thụ thực phẩm có chứa tryptophan có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của chứng mất ngủ. Tryptophan giúp làm dịu thần kinh, gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Các thực phẩm giàu tryptophan là chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà, bí đỏ...

Thực phẩm nên tránh khi bị mất ngủ

Để có giấc ngủ ngon, nên tránh rượu, các chất chứa cafein và thuốc lá. Việc uống rượu trước khi đi ngủ có thể giúp ngủ nhanh nhưng cũng hay làm thức giấc. Một số người vì mất ngủ nên hay uống cà phê ban ngày cho tỉnh táo. Tuy nhiên, tốt nhất là không dùng cà phê và các loại nước ngọt chứa cafein như Pepsi, Coca. Chất béo như bơ, món chiên mỡ nổi, thịt xông khói, bánh kem nếu bữa ăn chiều quá trễ vì đây là những món cản trở tiến trình tổng hợp tryptophan, chất dọn đường cho hoạt động của trung khu điều hành giấc ngủ.Cần tránh xa khói thuốc lá vì nó sẽ gây mất ngủ.

Ngoài ra, không gì có tác dụng thư giãn và giúp ngủ ngon bằng phương pháp tập thở dưỡng sinh ở một nơi không khí trong lành.

Một chế độ ăn được các chuyên gia khuyến cáo để phòng tránh bệnh mất ngủ nên tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ và hạn chế những đồ ăn, uống gây khó ngủ. Bữa tối có ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bạn. Vì thế một bữa tối hợp lý sẽ khiến bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

Các loại thực phẩm nên tránh vào bữa tối.

Bệnh mất ngủ nên tránh uống cafe- Trước khi ngủ không nên uống các loại thức uống có cafein như cà phê, sôđa… những chất kích thích này sẽ gây hưng phấn thần kinh, khiến bạn khó ngủ.

-Không nên dùng quá nhiều vitamin C mỗi ngày, đặc biệt là buổi tối, bởi vitamin C sẽ làm cho não trở nên tỉnh táo hơn, và đương nhiên sẽ khiến bạn khó ngủ.

-Hạn chế tối đa lượng đường đặc biệt là các loại đường tinh chế vào buổi tối bởi đường sẽ làm tăng huyết áp, và ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, làm bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

-Quá nhiều muối sẽ khiến nhịp tim tăng lên, huyết áp tăng có thể gây mất ngủ.

-Không nên ăn nhiều chất béo vào bữa tôi, chất béo sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bạn phải làm việc nhiều hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố gây khó ngủ.

-Không nên ăn quá nhiều các chất cay nóng vào bữa tối sẽ khiến bạn khó ngủ.

-Trước khi ngủ khoảng 1,5 giờ bạn không nên tiêu thụ nhiều các loại chất lỏng như: nước hay súp, cháo loãng, bởi những chất lỏng này sẽ làm đầy bàng quang của bạn và điều đó đương nhiên sẽ khiến bạn phải tỉnh giấc vào ban đêm. Nếu bạn bị khó ngủ thì việc tỉnh giấc giữa đêm sẽ khiến bạn khó ngủ lại đôi khi không ngủ được nữa.

Ngoài ra việc ăn uống đúng giờ, không ăn tối quá muộn, ăn quá no sẽ khiến bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Ngoài chế độ ăn uống cũng kèm theo một số biện pháp để có giấc ngủ ngon và sâu như: đi bộ khoảng 30 phút vào buổi tối, ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ…

Mất ngủ mạn tính gây tăng huyết áp

Mất ngủ mãn tínhCác nhà khoa học tại Trường đại học Montreal (Canada) đã phát hiện ra rằng, chứng mất ngủ kéo dài vào ban đêm sẽ gây tăng huyết áp, từ đó dẫn tới các bệnh liên quan tới tim mạch.

Giáo sư Paola A. Lanfranchi, Trường ĐH Montreal cho biết, chứng mất ngủ mạn tính trong thời gian dài có ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tim, gây ra huyết áp cao hơn bình thường vào ban đêm từ đó gây ra rối loạn tim, mạch máu và làm yếu chức năng hoạt động của tim. Trong khi đó, với những người có giấc ngủ sâu và đều đặn dẫn tới huyết áp giảm khi ngủ để mang lại trạng thái nghỉ ngơi đối với tim. Chu kỳ huyết áp có mối liên hệ gần gũi với chu kỳ của giấc ngủ. Do vậy, huyết áp sẽ tăng lên khi bị mất ngủ thường xuyên và liên tục trong thời gian dài, và nếu không có biện pháp phù hợp để điều trị chứng mất ngủ kinh niên thì khả năng mắc các bệnh liên quan đến tim mạch sẽ tăng lên và ngày một trầm trọng.

Một khuyến cáo để tránh xa các bệnh liên quan đến tim mạch, tất cả mọi người hãy giành một khoảng thời gian nhất định và hợp lý để nghỉ ngơi, đặc biệt phải ngủ đủ thời gian để tránh bị chứng mất ngủ kinh niên và không bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Ẩm thực trị chứng mất ngủ

Các biện pháp điều trị chứng mất ngủ của y học cổ truyền bao gồm dược pháp, ẩm thực liệu pháp và phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, tâm lý liệu pháp, dưỡng sinh, xoa bóp huyệt...

Ẩm thực liệu pháp điều trị chứng mất ngủ

Đối với bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài do áp lực công việc, căng thẳng thần kinh sau stress, suy nhược thần kinh thì sau khi loại bỏ các nguyên nhân gây mất ngủ, biện pháp tốt nhất là dùng ẩm thực liệu pháp để điều chỉnh.

- Canh tim lợn: tim lợn 1 cái, bổ đôi rửa sạch cho vào nồi đun cùng với toan táo nhân 15g, phục linh 15g, viễn chí 5g. Đun to lửa cho đến khi sôi, vớt bỏ bọt rồi vặn nhỏ lửa đun cho tới khi chín là dùng được. Có tác dụng: bổ huyết, dưỡng tâm, ích can, định thần, điều trị chứng tâm can huyết hư dẫn đến tâm quý, không yên, mất ngủ, ngủ mê nhiều, trí nhớ giảm sút...

- Canh long nhãn, liên tử: long nhãn 20 g, liên tử 30g, bột ngó sen 50g. Rửa sạch liên tử đun chín rồi thêm long nhãn đun nhỏ lửa cho tới khi liên tử chín nhuyễn thì cho bột ngó sen đã hòa với nước lạnh vào quấy đều cho tới sôi là được. Tác dụng: dưỡng tâm, kiện tỳ, ích khí huyết, an thần. Thích hợp với những bệnh nhân tâm tỳ hư, suy nhược thần kinh, ngày dùng 2 lần sáng, chiều.

- Cơm canh thiên ma: thiên ma 5g, thịt gà 25g, măng tây, cà rốt 50g, nấm hương, khoai sọ vừa đủ, gia vị. Ngâm thiên ma khoảng 1 giờ cho mềm, thái nhỏ ninh nhừ, thêm thịt gà băm nhỏ, cà rốt, măng tây, nấm hương, khoai sọ thái con chì cho vào ninh chín thêm gia vị vừa đủ vào là được, ăn cùng cơm ngày 1 lần; có tác dụng: kiện não, cường thân, trấn kinh, an thần, phù hợp với các chứng hay đau đầu, hoa mắt, ngủ ít, hay mê, hay quên.

- Chè ngó sen: có tác dụng dưỡng tâm, an thần.

- Trà hoa hồng: tác dụng giải uất.

- Trà long nhãn, bách hợp: có tác dụng an thần, trấn kinh.

- Trà tam thất: hoa tam thất pha trà uống có tác dụng trấn kinh, an thần phù hợp với bệnh nhân tăng huyết áp gây đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh.

- Trà tây dương sâm, linh chi: linh chi 15g, tây dương sâm 3g pha trà uống

- Long nhãn, táo nhân mỗi thứ 10g, ngũ vị tử 5g, đại táo 10 quả sắc lấy nước uống

- Lộc giác phiến 1g, tây dương sâm 3g, ngũ vị tử 5g sắc nước uống

- Ngũ vị tử, linh chi 10g, tây dương sâm 5g, đại táo 5 quả sắc nước uống

- Ngũ vị tử 10g, long nhãn 10g, hợp hoan bì 5g, toan táo nhân 5g sắc nước uống

- Long nhãn 200g, đào nhân 100g, tây dương sâm 10g, đại táo nhục 200g, mật ong 10g. Sắc đặc nấu cao, mỗi ngày dùng 1 đến 2 thìa canh

- Bách hợp 30g, long nhãn 15g, tây dương sâm 5g, đại táo 10 quả; sắc nước uống ngày 2 lần

- Liên tử 50g, bách hợp 10g, toan táo nhân 5g, sắc nước uống

- Long nhãn 30g, liên tử 50g, thịt nạc 200g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn

Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ

- Hoàng liên 10g, sinh bạch thược 20g, trứng tươi bỏ lòng trắng 2 quả, a giao 50g. Rửa sạch hoàng liên, sinh bạch thược đun cô đặc còn 150 ml nước, bỏ bã; cho a giao đun cách thủy cho tan ra, rồi hòa vào dung dịch hoàng liên, bạch thược, đun sôi hòa tan 2 lòng đỏ trứng, sôi một lúc là được. Trước khi ngủ ăn 1 lần, lượng vừa phải, có tác dụng: thông tâm thận, điều trị chứng mất ngủ do tâm thận bất giao.

- Toan táo nhân 75g, nhũ hương 30g, mật ong 60ml, ngưu hoàng 0,5g; gạo 50g, chu sa 15g; tất cả tán bột mịn, thêm 5ml rượu hòa với mật ong làm hoàn. Mỗi lần uống 15g; có tác dụng thực đởm, an thần phù hợp với chứng đởm hư mất ngủ.

- Phục thần 10g, sơn tra 10g, phục linh 12g, bán hạ 10 g, trần bì 6g, lai phụ tử 15g, liên kiều 6g, đun pha nước uống sau ăn trưa, ăn tối có tác dụng kiện tỳ hòa vị, hóa trệ tiêu tích phù hợp với bệnh nhân mất ngủ do vị khí bất hòa.

- Đảng sâm 12g, hoàng kỳ 15g, bạch truật, phục thần, toan táo nhân 10g, nhục quế 12g, mộc hương 8g, cam thảo 6, đương quy 10g, viễn chí 6g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần; có tác dụng bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần điều trị chứng mất ngủ do tâm tỳ hư.

(Theo suckhoedoisong)

Dưa bở chữa mất ngủ

Nước ta có nhiều loại dưa khác nhau, nhưng quả dưa bở ngoài khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể còn có tác dụng giải khát, thanh nhiệt song lại là một vị thuốc sử dụng chữa trị được nhiều bệnh.

Theo Đông y thì dưa bở có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng giải khát, trừ phiền, thông khí, lợi tiểu, trong những ngày hè nóng bức ăn dưa bở có thể phòng ngừa được cảm nắng.

Hạt dưa có vị ngọt, tính mát, tác dụng điều hòa trong bụng, thanh phế, nhuận tràng, trị được các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị, chữa ho khan hay đại tiện táo bón... Hoa dưa bở chữa nấc, đau tim... còn lá tác dụng trị mất kinh ở phụ nữ. Cuống dưa bở có vị đắng, tính lạnh, có độc, tác dụng gây nôn và thông đại tiểu tiện, giải độc, chữa sốt phát cuồng, sốt rét cơn...

Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin giới thiệu vài phương thuốc trị liệu từ dưa bở.

- Chữa mất ngủ: Dưa bở 200g, hạt sen 100g, hoa nhài 20g, đường trắng 200g. Cho hoa nhài vào nước đun thật kỹ, sau gạn lấy 300ml nước sắc hoa nhài, hạt sen giã nhỏ, rồi cho tất cả vào nồi, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay cho đến khi thấy hạt sen đã chín nhừ thì cho đường vào trộn đều để đường tan hết là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

- Chữa táo bón: Hạt dưa bở 10g, khoai lang 30g, đường đỏ 10g. Giã nhỏ hạt dưa bở cùng khoai lang rồi cho vào 250ml nước đun nhỏ lửa, khi khoai chín cho đường vào trộn đều là được. Cần ăn vào buổi sáng sớm, khi mới ngủ dậy, ăn liền trong 5 buổi sáng bệnh sẽ khỏi.

- Chữa ho khan, táo bón: Hạt dưa bở mỗi lần ăn 10g, ngày ăn 2 lần.

- Chữa đau tim, ho nấc: Hoa dưa bở 8g, sắc lấy nước uống ngày 1 lần.

- Chữa vô kinh: Lá dưa bở 20g, sử quân tử 20g, cam thảo 20g. Tất cả tán nhỏ uống với rượu mỗi lần 8g hoặc sắc uống.

- Gây nôn, chữa sốt phát cuồng, sốt rét cơn: Cuống dưa bở 4-8g, sắc lấy nước uống nôn mửa ra đờm là khỏi bệnh.

- Giải ngộ độc: Cuống dưa bở 1g, đậu đỏ hạt nhỏ 3g, tán nhỏ cả hai vị này trộn lẫn, chiêu với nước sôi nguội hay uống bằng nước sắc đậu sị (nước sắc đậu đen) sẽ có tác dụng giải độc mạnh hơn.

Lưu ý: Khi uống nước thuốc này sẽ có tác dụng gây nôn, giúp bệnh nhân nôn ra hết chất độc còn lưu trong dạ dày, do vậy uống liều như vừa nêu trên mà không thấy gây nôn được có thể tăng liều hơn một chút sẽ hiệu quả.

Hoặc sử dụng cuống dưa bở tán nhỏ vắt lấy nước côt uống cũng có tác dụng.

Những loai thực phẩm có tác dụng an thần

Mất ngủ, khó ngủ sẽ gây nên những hệ luỵ xấu đối với sức khoẻ. Nguyên nhân mất ngủ chính được xác nhận là do trạng thái tinh thần bất an, vậy muốn có được một giấc ngủ ngon và sâu bạn nên bổ sung những loại thực phẩm có tác dụng an thần dưới đây vào trong chế độ ăn uống thường ngày.

Gà tây

Gà tây không chỉ là món khoái khẩu của một số người mà các nhà khoa hoc còn tìm thấy trong gà tây những amino axit trytophan giúp bạn bình ổn tâm lý, và dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu.

Loại axit này giúp cho não tiết ra chất serotonin - một loại chất truyền dẫn thần kinh là yếu tố không thể thiếu trước khi bạn bước vào giấc ngủ.

Khoai tây

Khoai tây là loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột nên có ảnh hưởng tích cực tới hàm lượng đường glucozơ trong máu.

Cả khoai tây và khoai lang đều là loại thực phẩm có khả năng duy trì bình ổn lượng đường trong máu và giúp loại trừ những axit cản trở quá trình hình thành chất tryptophan - một loại chất có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon giấc.

Các chuyên gia dinh dưỡng thì cho rằng cháo khoai tây cùng với 1 ly sữa ít béo hoặc đã gạn kem là thực đơn lý tưởng và lành mạnh cho bữa sáng.

Chuối

Chuối không chỉ là loại trái cây thơm ngon bổ dưỡng mà còn được mệnh danh như một loại “thuốc ngủ’ đến từ thiên nhiên. Trong chuối có chứa melatonin và trytophan giúp bạn dễ dàng bước vào giấc ngủ sâu và ngon.

Khi loại hoormon melatonin được sản sinh ra chính là tín hiệu sinh học “thông báo” với bộ não chỉ huy cho bạn dễ ngủ hơn.

Không chỉ dừng lại ở đó chuối cũng có chứa một lượng lớn magiê giúp cơ bắp được thả lỏng, giúp bạn xả stress và an thần.

Sữa

Một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp sản sinh ra chất tryptophan, giúp cơ thể bạn được thư giãn thoải mái, đồng nghĩa với việc dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Vậy nên các chuyên gia tâm lý thường khuyên bạn rằng nếu bạn khó ngủ hay không ngủ được thì thay bằng việc cố gắng nhắm mắt để ngủ thì hãy dậy và uống một cốc sữa ấm, bạn sẽ thấy tình hình sớm được cải thiện.

Yến mạch

Yến mạch không những có tác dụng giúp bạn ấm bụng, bổ sung hàm lượng chất xơ mà còn giúp bạn có được một giấc ngủ đạt chất lượng.

Một bát cháo yến mạch ninh nhờ là nguồn bổ sung chất melatonin dồi dào, bạn có thể thêm vào bát cháo yến mạch một ít sữa ấm sẽ thấy hương vị thơm ngon hơn rất nhiều.

Bài thuốc dân gian chữa mất ngủ

Bạn đã sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau để nhưng vẫn không có hiệu quả. Những bài thuốc dân gian vừa đơn giản vừa hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn chống lại căn bệnh này.

1. Táo chua

Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ.Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khiđi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Tinh dầu có trong hạt táo có tácdụng dưỡng não, an thần.


2. Hạt muồng nấu tâm sen chữa mất ngủ: Hạt muồng 20g sao khô, mạch môn 15g, tâm sen sao 6g sắc uống. Ngày nên uống 3 lần, mỗi lần 1 bát, tùy vào việc bạn mất ngủ nặng hay nhẹ, uống khoảng 3 ngày sẽ có tác dụng.

3. Chữa mất ngủ:Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Ba thứ sắc chung lấy nước uống trong ngày. Dùng liên tục trong một tuần.

4. Quả nhãn

Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàngngày, trước khi đi ngủ 30phút.

Canh từ cùi nhãn tươi giúp choviệc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảmcăng thẳng và đau đầu.

5. Hoa bách hợp (hoa loa kèn)

Hấp chín 200gram hoa bách hợp.Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.

Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷtrong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.

Hoa bách hợp có tính hàn, giúpngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránhđược các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…

6. Táo đỏ

Dùng 200 gram táo đỏ tươi và500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổthận, mát gan, tinh thần thoải mái.

7. Quế

Lấy 10gram quế khô trộn với 100gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chútđường phèn.

Quế và hạt sen có tác dụng anthần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyêndùng loại canh này.

8. Đậu xanh

Dùng 50gram đậu xanh và 10 gramđường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêmchút sữa.

Món canh này thích hợp với mọingười, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việccăng thẳng.

Xoa bóp tay chân trị chứng mất ngủ

Ðể trị chứng mất ngủ, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, giảm bớt các kích thích căng thẳng, ăn uống, vận động hợp lý, điều độ, hạn chế dùng các chất kích thích... bạn có thể áp dụng một số động tác xoa bóp bấm huyệt vùng bàn tay và bàn chân.

Ðể trị chứng mất ngủ, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, giảm bớt các kích thích căng thẳng, ăn uống, vận động hợp lý, điều độ, hạn chế dùng các chất kích thích... bạn có thể áp dụng một số động tác xoa bóp bấm huyệt vùng bàn tay và bàn chân.

Xoa bóp tay:

Ðộng tác 1: Người xoa bóp xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên. Tay trái nắm tay người bệnh, dùng phần gốc bàn tay của tay phải xát lên xuống khoảng 10 đến 20 lần tới khi nóng đỏ lên. Nếu tự xoa bóp thì dùng phần gốc bàn tay này xát lòng bàn tay kia. Lòng bàn tay là nơi tập trung những vùng phản xạ tương ứng với những tạng quan trọng trong cơ thể như tim, thận, dạ dày.

Ðộng tác 2: Dùng đầu ngón tay cái bấm các huyệt thần môn, trung xung, mỗi huyệt liên tục trong 10 đến 20 giây. Huyệt thần môn nằm ở khe giữa đầu dưới xương trụ và xương đậu, huyệt trung xung ở ngay giữa đầu ngón tay giữa.

Ðộng tác 3:Dùng đầu ngón cái day ấn vùng phản xạ đầu thống, dùng ngón cái và ngón trỏ day ấn vùng thất miên, mỗi vùng day ấn từ 1 đến 3 phút. Vùng phản xạ đầu thống là nằm ở đầu ngón tay cái, phần lòng bàn tay, để điều trị những bệnh thuộc hệ thần kinh. Vùng phản xạ thất miên là vùng ngay sát gốc ngón trỏ bàn tay về phía lòng bàn tay, để điều trị mất ngủ, ngủ hay mê.

Ðộng tác 4: Một tay nắm cố định vùng cổ tay người được xoa bóp, tay kia nắm giữa các khớp đốt ngón 1-2 ngón tay, xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ vài vòng rồi giật nhẹ một cái. Mỗi ngón tay làm khoảng 20-30 lần, làm cả hai tay.

Xoa bóp chân:

Ðộng tác 1: Một tay nắm cố định bàn chân, tay kia uốn cong ngón trỏ, dùng phần khớp nối giữa các đốt ngón day vùng phản xạ hốc trán, vùng phản xạ đại não và vùng thùy chẩm ở bàn chân. Vùng phản xạ hốc não là vùng đầu các ngón chân, có thể điều trị các chứng đau đầu mất ngủ, các bệnh tai - mũi - họng... Vùng phản xạ đại não là vùng lòng ngón chân cái, để điều trị các bệnh đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh... Vùng phản xạ thùy chẩm là điểm chính giữa lòng ngón chân cái, điều trị các chứng hay quên, giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh thực vật....

Ðộng tác 2: Một tay cố định phần gót, một tay nắm khum lại, dùng gờ mặt trong ngón tay trỏ miết dọc vùng phản xạ phía ngoài xương gót. Ðây là một vùng chạy dọc bờ sau ngoài gót chân, giới hạn từ đỉnh mắt cá chiếu sang ngang và chiếu thẳng xuống dưới. Hay dùng để điều trị các chứng đau gót chân, đau đầu...

Ðộng tác 3: Một tay nắm cố định vùng gót chân, dùng đầu ngón tay cái bàn tay kia day theo chiều kim đồng hồ 10 lần, ngược lại 10 lần, toàn bộ thiết diện vùng phản xạ thần kinh ổ bụng. Vùng phản xạ này nằm giữa đoạn nối 1/3 trước và 2/3 sau lòng bàn chân dùng điều trị những trường hợp bệnh thần kinh cơ năng, mất ngủ có biểu hiện rối loạn chức năng tiêu hóa.

Ðây là những động tác đơn giản có thể dùng để xoa bóp cho người khác hoặc tự xoa bóp cho mình. Trước khi tiến hành xoa bóp tay chân phải rửa sạch sẽ, cắt ngắn móng tay chân, làm từ nhẹ đến mạnh để tránh tổn thương da. Có thể phối hợp với các bài tập xoa bóp vùng đầu mặt để tăng hiệu quả.

Chứng mất ngủ gây chết người

FFI (Fatal Familial Insomnia) là dạng bệnh mất ngủ xảy ra do lỗi gen khiến cho người bệnh bị mất ngủ kéo dài và thường xuyên, có thể lên đến hàng tháng. Điều đặc biệt là FFI có thể mang tính di truyền từ đời này sang đời khác.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trên thực tế, FFI đã xuất hiện từ cách đây khoảng 250 năm và những trường hợp bệnh nhân đầu tiên mắc phải và chết vì căn bệnh này là những người đã mang gen di truyền bị lỗi.

Những bệnh nhân đầu tiên

Năm 1980, một gia đình người Ý thuộc dòng họ Silvano, đã mắc phải chứng bệnh mất ngủ kỳ lạ. Mọi thành viên trong gia đình đều có các biểu hiện sinh hoạt mất bình thường. Họ bị mắc chứng suy nhược do mất ngủ kéo dài và đi lại lờ đờ như những người vô hồn. Lần lượt các thành viên trong gia đình Silvano đã chết khi còn rất trẻ, do chính chứng bệnh mất ngủ và suy kiệt sức lực.

Hàng đêm, các bệnh nhân đi lại trong trạng thái lờ đờ, không sức sống. Họ đã mất ngủ nhiều đêm liên tục và đang rơi vào một trạng thái khủng hoảng nghiêm trọng. Nghiên cứu về các trường hợp bệnh nhân này, tiến sĩ Elio Lugaressi - chuyên gia nghiên cứu về chứng mất ngủ đã thử nghiệm các phương pháp điều trị đối với chứng mấtngủ. Ông đã thử tiêm cho bệnh nhân một liều thuốc an thần để giúp người bệnh có thể ngủ. Kết quả là tình trạng mất ngủ vẫn không chấm dứt, người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê thay vì rơi vào giấc ngủ. Trước khi qua đời do chính chứng bệnh mất ngủ FFI gây ra, nhiều người trong dòng họ Silvano đã tình nguyện hiến bộ não của mình cho việc nghiên cứu về chứng bệnh kỳ lạ và đáng sợ này.

Trong nhiều năm sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cấu tạo não của Silvano dưới kính hiển vi và nhận thấy các protein khỏe mạnh trong não của bệnh nhân này có những điểm khác biệt với những người bình thường. Nghiên cứu cũng cho thấy sự biến đổi về cấu trúc của các protein này là do sự đột biến gen. Các nhà khoa học gọi các protein bị biến đổi là các prions. Các prions chính là nguyên nhân tạo thành các lỗ hổng dạng như bọt biển bên trong não. Tình trạng này tương tự như những gì diễn ra trong não của những con bò bị mắc chứng bò điên. Nghiên cứu não của những con bò bị mắc bệnh, các nhà khoa học cũng tìm thấy các prions nêu trên.

Theo BS. Michael Geschwind, người trực tiếp nghiên cứu về FFI tại Trường đại học California tại San Francisco - Mỹ: Hầu hết trong não của những người bị mắc FFI đều có một lượng prion tích tụ rất lớn ở vùng não có tên khoa học là Thalamus (vùng não được cho là có chức năng kiểm soát quá trình ngủ nghỉ theo chu kỳ ở con người). Sự tích tụ của các prion trong não đã dẫn tới việc các tế bào thần kinh não bị lấn át, thậm chí bị gây tổn thương hoặc bị chết đi.

Cho tới nay, khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao căn bệnh FFI không thể hiện các dấu hiệu mất ngủ khi người bệnh còn nhỏ, mà chỉ xuất hiện các triệu chứng khi người bệnh đã ở tuổi trung niên. Những đứa trẻ được sinh ra bởi những gia đình có mang gen di truyền về FFI có tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 50%. Thông thường khi người bệnh đạt độ tuổi trung niên, các triệu chứng mất ngủ bắt đầu diễn ra. Ban đầu nó khiến người ta nghĩ đến tình trạng mất ngủ thông thường do tuổi tác, song tình trạng mất ngủ này không hề đơn giản, nó kéo dài hàng tháng, thậm chí cả năm trời và khiến cho người bệnh chết dần vì kiệt sức và suy nhược. Đó là điều đã diễn ra với hai chị em Carolyn và Cheryl - những người mang gen di truyền bị lỗi thuộc dòng họ Silvano.

Những nỗ lực tìm cách chữa trị FFI

Cách duy nhất hiện nay để phát hiện sớm bệnh nhân mắc FFI là tiến hành xét nghiệm máu để xác định xem một người có mang loại gen di truyền gây ra căn bệnh nói trên hay không. Nhìn chung, việc phát hiện không có gì phức tạp. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh hoặc làm cách nào để không cho FFI diễn ra lại là một vấn đề không hề đơn giản. Nhiều bệnh nhân không muốn sinh con vì lo ngại rằng họ có thể di truyền loại gen gây bệnh mất ngủ chết người này cho đứa con của mình sau này. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ di truyền gen gây FFI có thể lên tới 50%. Trong trường hợp của Carolyn, chị gái của Carolyn là Cheryl đã chết vì mắc FFI, còn Carolyn là người rơi vào tỷ lệ may mắn 50% không bị di truyền gen gây bệnh. Song, việc trông chờ vào tỷ lệ may mắn này không thể giúp gì cho các thế hệ sau của những gia đình có loại gen di truyền nguy hiểm này.

Các nhà khoa học đã tính tới phương pháp tác động gen nhằm loại bỏ loại gen gây ra FFI cho những thai nhi mang mầm bệnh di truyền. Tuy nhiên, điều này sẽ cần tới nhiều năm nữa mới có thể trở thành hiện thực và sẽ mất không ít thời gian để có thể trở thành một phương pháp chữa bệnh được ứng dụng rộng rãi.

Sau nhiều năm nghiên cứu cách điều trị FFI, người ta đã tìm ra một loại thuốc đặc trị có tên gọi Quinicrine. Tuy nhiên Quinicrine vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.

Hiện chứng bệnh mất ngủ kỳ lạ FFI đang được biết đến là chứng bệnh mất ngủ nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao nhất thế giới. Đây cũng là dạng bệnh còn nhiều bí ẩn mà giới khoa học đang nghiên cứu làm rõ.

Mất ngủ và cách phòng tránh mất ngủ

Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, khi đó người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn. Mất ngủ dẫn tới suy giảm chức năng khi tỉnh táo. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn. Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn tới các vấn đề về bộ nhớ, trầm cảm, khó chịu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Phân loại mất ngủ:

Mất ngủ được phân thành 3 loại: mất ngủ thoáng qua, mất ngủ cấp tính, mất ngủ mãn tính.

Mất ngủ thoáng qua: tình trạng mất ngủ kéo dài chưa đầy 1 tuần. Mất ngủ thoáng qua có thể do yếu tố môi trường, thời gian ngủ, rối loạn tâm lý, sự căng thẳng,.. hoặc rối loạn khác. Hệ quả: buồn ngủ, suy giảm tâm thần vận động như người bị thiếu ngủ.

Mất ngủ cấp tính: không thể ngủ ngon liên tục trong thời gian khoảng 1 tháng. Người bị mất ngủ cấp tính thường khó đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ trong thời gian dài, sau khi ngủ dậy không cảm thấy dễ chịu. Mất ngủ cấp tính thường do yếu tố căng thẳng gây ra.

Mất ngủ mãn tính: là tình trạng mất ngủ xảy ra từ một tháng trở lên. Nguyên nhân do rối loạn các chức năng của cơ thể, thường là do căng thẳng quá độ, kích thích tố, hoặc thay đổi ở các cấp độ của cytokine gây mất ngủ mãn tính. Hệ quả: mệt mỏi cơ bắp, ảo giác, tinh thần mệt mỏi, chóng mặt,…

Thuốc đặc trị mất ngủ

Đối với các bệnh nhất bị mất ngủ thoáng qua, mất ngủ mãn tính, hoặc mất ngủ cấp tính đều có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, lấy lại được giấc ngủ tự nhiên nhờ sản phẩm Chè an thần của phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn. Chè an thần là sản phẩm được điều chế hoàn toàn bằng các thảo dược tự nhiên như: lạc tiên, táo nhân, tâm sen,… có tác dụng an thần định trí. Chè an thần mang đến giấc ngủ tự nhiên mà không để lại các tác dụng phụ như một số loại thuốc ngủ tây y khác. Sản phẩm có thể dùng uống thay nước lọc hàng ngày và giúp phòng tránh bệnh mất ngủ.

Làm thế nào để tránh mất ngủ

Để phòng tránh mất ngủ cần duy trì một thời gian biểu thích hợp: đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không nên thức quá khuya. Tránh các đồ uống chứa caffeine 8 giờ trước khi ngủ. Tập thể dục thường xuyên, đều đặn rất tốt cho một giấc ngủ ngon tuy nhiên không nên tập thể dục ngay trước khi ngủ.

Đầu trang

Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn điều trị bệnh mất ngủ

Mất ngủ tưởng chừng là bệnh đơn giản nhưng thực tế chứng minh: mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc, tâm, sinh lý của người bệnh. Một số người bị mất ngủ do ảnh hưởng của bệnh lý, số khác bịa mất ngủ sau khi trải qua một cú sốc tâm lý, suy nghĩ nhiều dẫn tới mất ngủ,… Bệnh không được điều trị, dần trở thành mãn tính. Bệnh nhân mất ngủ lâu ngày thường rơi vào tình trạng trầm cảm, người mệt mỏi, không muốn làm việc gì, không tập trung được vào công việc,...

Rất nhiều người bị mất ngủ lựa chọn thuốc ngủ, thuốc an thần để có thể ngủ được. Phần lớn các loại thuốc điều trị bệnh mất ngủ kiểu này có thể có tác dụng ngay tức thời, người bệnh có thể ngủ được, nhưng ngủ dậy không cảm thấy người khỏe mạnh, sảng khoái, mà chỉ cảm thấy mệt mỏi, ngủ lơ mơ, ngủ không sâu. Sau một thời gian dùng thuốc ngủ bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng nhờn thuốc, dần dần thuốc không còn tác dụng.

Qua thực tế điều trị mất ngủ cho những bệnh nhân tại phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn cho thấy mất ngủ do một số nguyên nhân: tâm tỳ hư, âm hư, can đởm hỏa vượng, tường vị bất hòa, đờm nhiệt. Căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh, sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Phòng khám Nguyễn Hữu Toàn điều trị mất ngủ không chỉ điều trị bằng thuốc mà cần kết hợp với: liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi,…

Liệu trình điều trị mất ngủ tại phòng khám

Bệnh nhân uống thuốc sắc: ngày uống 1 thang. Thời gian uống thuốc khoảng 4-12 tuần tùy theo tình trạng bệnh nhân,cơ địa hấp thu thuốc của người bệnh, bệnh nhân đã sử dụng thuốc ngủ tây y chưa.

Vật lý trị liệu: Bấm huyệt điều trị mất ngủ liệu trình 7-10 ngày. Đốt đũa an thần, ngâm chân giúp lưu thông khí huyết.

Theo www.thaythuoccuaban.com

Đầu trang


Nguyên nhân bệnh mất ngủ

Mất ngủ có thể được gây ra bởi nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau như: căng thẳng, vấn đề tâm thần, môi trường sống, lạm dụng chất kích thích, ma túy, cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Căng thẳng dẫn tới mất ngủ

Một số bệnh nhân bịdo quá căng thẳng về vấn đề tiền bạc, công việc, sức khỏe, gia đình có chuyện buồn, tiếng ồn, ánh sáng. Tuy nhiên sau khi những căng thẳng đã hết thì họ vẫn tiếp tục bị mất ngủ.

Vấn đề tâm thần dẫn tới mất ngủ

Về cơ bản các vấn đề về sức khỏe tâm thần đều ảnh hưởng tới giấc ngủ. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần thường gặp như:

-Rối loạn tậm trạng do trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực

-Rối loạn lo âu: sợ hãi, căng thẳng sau chấn thương.

Có vấn đề về sức khỏe

Giấc ngủ bị rối loạn do cơ thể gặp phải những vấn đề sức khỏe như:

-Bệnh tim

-Bệnh hô hấp: phỗi tắc nghẽn, hen suyễn.

-Bệnh thần kinh: parkinson, alzheimer

-Vấn đề hormon: tuyến giáp hoạt động quá mức.

-Vấn đề về sinh dục tiết niệu: chứng tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiền liệt tuyến mở rộng.

-Bệnh khớp: chân tay buồn, nhức mỏi,…

Lạm dụng ma túy và chất kích thích

Rượu và lạm dụng ma túy, nicotine và uống rượu quá nhiều caffeine (có trong trà, đồ uống năng lượng, cà phê) cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc

Có một số loại thuốc điều trị gây rối loạn giấc ngủ như: thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc kháng viêm, thuốc điều trị bệnh hen,…

Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn

Đầu trang

Bấm huyệt chữa mất ngủ

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến Tư vấn sức khỏe trực tuyến Chia sẻ facebook Tư vấn sức khỏe trực tuyến


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH
Tư vấn sức khỏe trực tuyến  Tư vấn sức khỏe trực tuyến   Đầu trang